Những công trình nhìn ảnh là nhận ra Sài Gòn
Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bến nhà Rồng, nhà hát Thành phố… là những công trình khi nhìn thấy ảnh của chúng ở bất kỳ nơi nào, bạn sẽ nhớ ngay đến thành phố mang tên Bác.
1. Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912-1914. Ban đầu, để phân biệt với chợ Cũ, người dân gọi nó là chợ Mới hay chợ Sài Gòn. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay. Chợ Bến Thành hoạt động từ 4h30 – 24h hàng ngày. Không chỉ là nơi mua bán của người dân thành phố, đây còn là chợ du lịch nổi tiếng nhất Sài Gòn. Trong nhiều trường hợp, cổng ở đường Lê Lợi của chợ được coi như biểu tượng của TP HCM.
2. Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được xây dựng từ năm 1877-1880 do kiến trúc sư người Pháp Bonard thiết kế, mô phỏng nhà thờ Notre Dame Paris, nhưng nhỏ hơn. Theo nhiều tài liệu, đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất được thực dân Pháp xây ở các nước thuộc địa.
Vắt qua 3 thế kỷ, nhà thờ vẫn giữ nguyên nét lộng lẫy, uy nghiêm và tinh tế. Đây là một trong những điểm tham quan được yêu thích nhất của người Sài Gòn và du khách.
3. Bưu điện thành phố được xây dựng từ 1886-1891 do kiến trúc sư Villedieu thiết kế, kết hợp giữa phong cách Âu – Á.
Video đang HOT
Nằm gần nhà thờ Đức Bà, bộ đôi này tạo thành cụm tham qua nhất định phải đến của du khách trong và ngoài nước khi đến Hòn ngọn Viễn Đông. Hiện bưu điện vẫn được sử dụng với mục đích xây dựng ban đầu.
4. Nhà hát Thành phố nằm trên đường ồng Khởi (quận 1). Được xây dựng từ năm 1989 do kiến trúc sư Ferret thiết kế, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc. Hiện nhà hát chỉ dành cho những buổi diễn chuyên nghiệp. Những buổi diễn miễn phí trước tòa nhà vào các sáng cuối tuần thu hút nhiều người đi đường. Ảnh: Chieusang.com.
5. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất được xây dựng từ năm 1962-1966, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Công trình được xây dựng trên miếng đất rộng 12 ha. Hiện đây là một trong những điểm tham quan hút du khách quốc tế và cựu chiến binh. Giá vé tham quan 30.000 đồng một người.
6. Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn do Công ty vận tải đường biển xây từ năm 1862 -1864 xây. Có rất nhiều giả thuyết quanh cái tên “Nhà Rồng”, được công nhận nhiều nhất gắn với đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà.Năm 1911, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau năm 1975, tòa nhà được trưng dụng làm khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó được chuyển thành bảo tàng Hồ Chí Minh.
7. Tòa tháp Bitexco cao thứ 3 Việt Nam (262 m), được thiết kế theo hình bông sen cách điệu. Bitexco có khu ẩm thực 600 m2 tại tầng 50 và một nhà hàng cao cấp trên tầng 51. Từ khi khánh thành đến nay, công trình ở tại quận 1 này được coi như “ngọn hải đăng” trong TP HCM.
8. Hồ con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế. Đây là một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường gồm Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Hiện đây là khu vực hoạt động ẩm thực sôi nổi nhất nhì Sài Gòn về đêm. Ảnh: Lớp học vui vẻ.
Theo Zing
Sài Gòn đứng đầu top 100 công trình trăm tuổi của Việt Nam
TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương có số lượng công trình trăm tuổi lọt vào top 100 công trình trăm tuổi nổi tiếng Việt Nam vừa được công bố.
TP.HCM có 17 công trình lọt vào top 100 công trình trăm tuổi, gồm: Trường Lê Quý Đôn, Trường ĐH Mỹ thuật, trụ sở UBND TP, đình Thông Tây Hội, chùa Giác Lâm, chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, Cung văn hóa Lao động, nhà thờ Tân Định, khách sạn Continental, Bảo tàng TP.HCM, Bưu điện TP.HCM, nhà thờ Chợ Quán, Nhà hát Lớn, nhà thờ Cha Tam và nhà thờ Huyện Sỹ.
Bến Nhà Rồng
Xếp sau TP.HCM là Hà Nội và Thừa Thiên - Huế, mỗi địa phương có 13 công trình trăm tuổi lọt vào top 100. Các địa phương khác có kiến trúc trăm tuổi lọt vào danh sách này còn có: Quảng Nam (11 công trình), Bình Định (8), Hải Phòng (3), Ninh Thuận (3), Ninh Bình (3), Phú Yên (2)...
Bên trong nhà thờ Đức Bà
Đây là kết quả của Hành trình tìm kiếm top 100 công trình trăm tuổi ở Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiến hành. Hành trình được triển khai rộng rãi ở các tỉnh, thành của Việt Nam nhằm tìm kiếm, hệ thống các công trình 100 tuổi.
Chương trình nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách trong và ngoài nước, giúp người dân có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử và du lịch Việt Nam, chung tay cùng xã hội bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo những tinh hoa văn hóa trong từng công trình 100 tuổi.
Cầu Long Biên là một trong 13 công trình trăm tuổi của Hà Nội vào top 100 này.
Từ nhiều đời nay, người ta vẫn lấy con số 100 làm thước đo cho nhiều giá trị mang ý nghĩa vững bền gần như tuyệt đối, cả tinh thần lẫn vật chất. Đây là con số mang ý nghĩa đủ bền vững, đủ chắc chắn để có thể hiểu tường tận, sâu sắc về một vấn đề nào đó.
Con số 100 năm được xem như một con số vừa vặn để tạo nên sự khác biệt, đủ uy tín để làm chuẩn mực tôn vinh những giá trị hàng đầu. 100 không chỉ đơn giản thì là một con số mà nó chứa đựng cả một chân trời giá trị mà ở đó sức mạnh tạo dựng và gìn giữ từ bàn tay và khối óc con người cần được tôn vinh.
Thừa Thiên - Huế có 13 công trình 100 tuổi, trong đó có chùa Thiên Mụ
Các công trình trăm tuổi ở Việt Nam được xây dựng với mục đích phục vụ nhu cầu văn hóa, kinh tế - chính trị hay tín ngưỡng... đều ẩn chứa và lưu giữ những giá trị lịch sử, có ý nghĩa lớn cho muôn đời sau. Hiện có những công trình vẫn giữ được nét nguyên vẹn như thuở sơ khai, có những công trình được trùng tu lại nhưng vẫn giữ được những kiến trúc nguyên sơ ban đầu.
Những công trình vững bền thực sự trở thành tài sản vô giá, là sự tổng hợp của nhiều yếu tố để trở thành tài sản chung của của cộng đồng xã hội, của quốc gia, khu vực và cả thế giới. Bởi đó là hiện thân tài hoa dựng xây của bao lớp người, là công sức giữ gìn, bảo tồn liên tục của rất nhiều thế hệ để tạo nên những giá trị to lớn góp phần khẳng định bản sắc văn hóa địa phương, quốc gia, dân tộc xứng đáng được lịch sử vinh danh, ngợi ca.
Đối với Việt Nam, đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược, đồng thời chịu sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, không ít công trình đặc sắc đã bị tàn phá, hư hại. Vì thế, những công trình "đi cùng năm tháng" trường tồn đến ngày nay là kết tinh của những giá trị vĩnh cửu và sự cố gắng nỗ lực của những con người khát khao lưu giữ những giá trị lịch sử cho hậu thế.
Theo Zing
Lễ hội thuyền đăng trên sông Sài Gòn Những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn như chợ Bến Thành, nhà hát Thành phố, hội trường Thống Nhất, bưu điện Thành phố... đã được tái hiện sôi động và nhiều sắc màu trên sông Sài Gòn. Lễ hội Thuyền đăng TP HCM lần I năm 2014 với chủ đề "Sống động Thành phố Hồ Chí Minh", nhằm kỷ niệm...