Những công trình kiến trúc độc đáo vào ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ 2024
Chùa Hàng Còng (An Giang), bảo tàng Hà Nội (Hà Nội), nhà thờ Yali (Gia Lai) hay cầu ngói Chợ Lương (Nam Định)… là những điểm đến được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào ‘Top 7 công trình kiến trúc độc đáo’ trong khuôn khổ cuộc bình chọn ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ 2024.
Chùa Hàng Còng, An Giang
Chùa Krăng Krốch, hay còn gọi là chùa Hàng Còng, tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ngôi chùa nổi bật với hàng cây còng cổ thụ trải dài từ cổng vào khuôn viên, cùng chánh điện mang sắc hồng rực rỡ.
Ảnh: Dương Việt Anh
Mỗi chi tiết trong chùa đều được chạm khắc tinh xảo, từ hoa văn trên tháp đến họa tiết trên cửa và tường, thể hiện sự tỉ mỉ trong kiến trúc. Dù đã được sơn sửa, chùa vẫn giữ được vẻ đặc trưng, dung hòa giữa nét cổ kính và hiện đại.
Không chỉ là nơi chiêm bái, chùa Krăng Krốch còn hấp dẫn du khách bởi không gian xanh mát, yên bình với hàng trăm cây còng bao phủ.
Bảo tàng Hà Nội (Hà Nội)
Bảo tàng Hà Nội tọa lạc trên đường Phạm Hùng, là công trình trọng điểm khánh thành nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trên khuôn viên rộng hơn 50.000m, bảo tàng gồm bốn tầng nổi, hai tầng hầm, với tổng chiều cao 30,7m.
Ảnh: Bảo Tàng Hà Nội – Hanoi Museum
Công trình gây ấn tượng với kiến trúc kim tự tháp ngược độc đáo, kết hợp cầu thang xoáy ốc dẫn du khách qua các khu trưng bày. Thiết kế này cũng giúp Bảo tàng Hà Nội được Business Insider vinh danh là một trong những bảo tàng có kiến trúc đẹp nhất thế giới.
‘Không gian Huế’ tại TTC Imperial Hotel (Huế)
Tọa lạc bên dòng sông Hương, khách sạn không chỉ là điểm dừng chân lý tưởng mà còn gợi nhớ một phần di sản Huế. TTC Imperial Hotel Huế tái hiện không gian mang đậm dấu ấn các triều đại xưa, tạo nên trải nghiệm lưu trú gắn liền với văn hóa và lịch sử cố đô.
Video đang HOT
Ảnh: TTC Imperial Hotel Huế
Kiến trúc bên ngoài mang đậm đặc trưng văn hóa địa phương với mái ngói cong, chạm khắc tinh xảo và gam màu nâu đỏ truyền thống. Không gian nội thất được bài trí theo phong cách cung đình với bàn ghế gỗ, họa tiết trang trí tinh tế và những bức tranh tường tái hiện phong cảnh, con người Huế xưa.
Điện Kiến Trung (Huế)
Nằm trong Đại nội Huế, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây dựng vào giai đoạn 1921-1923. Công trình là sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp, Ý và phong cách cung đình Việt Nam.
Ảnh: Xuân Đạt
Bên cạnh giá trị lịch sử, điện Kiến Trung còn mang dấu ấn kiến trúc Đông Dương, đặc biệt là nghệ thuật khảm sành sứ đặc trưng. Những chi tiết này góp phần tạo nên diện mạo tiêu biểu của kiến trúc cung đình triều Nguyễn.
Cụm kiến trúc tại Ana Mandara Cam Ranh (Khánh Hòa)
Ana Mandara Cam Ranh nằm dọc theo một trong những bãi biển đẹp của Duyên hải Nam Trung Bộ, với 36 biệt thự hướng biển và 140 phòng nghỉ trong hai tòa tháp mới. Khu nghỉ dưỡng dành hơn 85% diện tích cho mảng xanh, không gian mở và ánh sáng tự nhiên.
Ảnh: Ana Mandara Cam Ranh
Nhà hàng Ana Beach House có mái lấy cảm hứng từ những đụn cát ven biển, trong khi mái biệt thự mô phỏng hình nón lá, còn các tòa nhà uốn lượn như sóng. Hơn 80% vật liệu xây dựng là tre, mây, gỗ, tạo không gian gần gũi với thiên nhiên.
Cầu ngói Chợ Lương (Nam Định)
Cầu ngói Chợ Lương thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, được xây dựng vào thời Lê Sơ, triều vua Lê Tương Dực (cuối thế kỷ 15 – đầu thế kỷ 16), theo kiểu kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu).
Ảnh: Việt An
Với thiết kế độc đáo và bề dày lịch sử, công trình được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1990. Cầu đã trải qua hai lần trùng tu nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc ban đầu.
Nhà thờ Yali (Gia Lai)
Nhà thờ Yali tọa lạc tại xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm Pleiku khoảng 30km về phía bắc, ngay cạnh tuyến đường tỉnh 673. Công trình gây ấn tượng với mái nhà rông đặc trưng, phản ánh đời sống văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
Ảnh: Bảo Ân
Từ trên cao, nhà thờ nổi bật giữa khung cảnh núi rừng, mang vẻ mộc mạc, hòa hợp với thiên nhiên. Không gian bên trong rộng rãi, thoáng mát, tạo cảm giác thanh bình, gần gũi. Ngoài vai trò là nơi sinh hoạt tôn giáo, nhà thờ Yali còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống địa phương.
Ngắm di tích Huế phản chiếu bóng nước
Việc tận dụng mặt nước trong vạc đồng để chụp ảnh phản chiếu Hoàng cung Huế tạo ra góc nhìn độc đáo và đầy mới mẻ.
Những chiếc vạc đồng gắn liền với lịch sử triều đình nhà Nguyễn không chỉ thể hiện quyền lực mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiếp ảnh. Ảnh: Xuân Đạt
Điện Kiến Trung trở nên tráng lệ hơn qua cách chụp phản chiếu. Ảnh: Xuân Đạt
Khi mặt nước trong vạc đồng phản chiếu mái ngói, cây cối, bức tường rêu phong, bóng dáng của Hoàng cung Huế... tạo ra bức tranh đối xứng ấn tượng. Ảnh: Xuân Đạt
Chụp ảnh phản chiếu Hoàng cung Huế trong vạc đồng là cách ghi lại vẻ đẹp cổ kính của di tích Huế theo góc nhìn độc đáo. Ảnh: Xuân Đạt
Mặt nước trong vạc như một tấm gương phản chiếu thời gian, lưu giữ hình ảnh của những công trình đã tồn tại hàng trăm năm. Ảnh: Xuân Đạt
Việc chụp ảnh phản chiếu phụ thuộc vào thời điểm trong ngày, ánh sáng và điều kiện thời tiết. Ảnh: Xuân Đạt
Tránh chụp vào giữa trưa vì ánh nắng gắt sẽ làm mất chi tiết trong ảnh, gây lóa sáng và tạo bóng đổ không mong muốn. Ảnh: Xuân Đạt
Du khách nên đặt máy gần mép vạc, hướng ống kính xuống để lấy được trọn vẹn hình ảnh phản chiếu... Ảnh: Xuân Đạt
...nếu muốn tạo cảm giác sâu hơn, vừa lấy hình ảnh phản chiếu, vừa thấy một phần mép vạc tạo khung tự nhiên, thì tận dụng góc thấp của máy và nghiêng nhẹ. Ảnh: Xuân Đạt
Bất kể ai, dù là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay du khách yêu thích chụp ảnh, cũng có thể tận dụng những vạc đồng trong Hoàng cung Huế để sáng tạo ra bức ảnh nghệ thuật. Ảnh: Xuân Đạt
Điện Ngưng Hy - lăng vua Đồng Khánh hiện lên qua phong cách chụp ảnh phản chiếu. Ảnh: Xuân Đạt
Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình. Cổng chùa Koh Kas (chùa Tual Prasat) "Cổng trời Tri Tôn" hay cổng chùa Koh Kas tọa lạc tại xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Cổng chùa hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh khó tin trên bãi biển ở Thanh Hóa: Du khách khổ sở tìm đường xuống tắm

Dừng chân cắm trại trên hòn Cù Lao Câu đầy nắng và gió

Huế định vị thương hiệu du lịch 'thành phố xanh'

Trung Quốc: Tàu du lịch theo chủ đề Sanxingdui, khám phá vương quốc Thục cổ

Trung Quốc: Quán cà phê làng nở rộ thúc đẩy du lịch nông thôn

Những điểm tham quan nổi tiếng thế giới mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khám phá kỳ quan dưới lòng đất của người Ấn Độ cổ

Hà Nội đứng thứ 9/20 điểm đến văn hóa nổi bật nhất thế giới

Vũ Hán - thành phố sáng tạo giàu bản sắc văn hóa của Trung Quốc

Chiêm ngưỡng tượng Phật trắng ngoài trời 'khổng lồ' ở Nha Trang

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Đón hè mát lạnh trên 'nóc nhà Đông Dương'
Có thể bạn quan tâm

"Nam thần tuổi thơ" hối hận vì dạy hư cả thế hệ trẻ
Sao châu á
09:53:03 20/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên xác định thời điểm hợp tác kẹo rau củ: "Vì tôi mọi người sẽ mua sản phẩm rất nhiều"
Sao việt
09:48:30 20/05/2025
Phản ứng của dân tình khi thiếu gia nhà bầu Hiển khoe con thứ 3, từ doanh nhân nghìn tỷ đến ca sĩ, cầu thủ đều chúc mừng
Netizen
09:43:43 20/05/2025
Subaru 'quay xe', không dám bán ôtô điện vì sợ thuế
Ôtô
09:39:10 20/05/2025
Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng
Xe máy
09:19:36 20/05/2025
Vẻ đẹp 'mê hoặc' của thác 'chín bậc tình yêu'

iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?
Đồ 2-tek
09:02:48 20/05/2025
Hình ảnh Lineage2M xuất hiện hoành tráng, game thủ háo hức check-in
Mọt game
08:49:32 20/05/2025
Sắm ngay sắc vàng cho tủ đồ ngày hè thêm bắt mắt
Thời trang
08:48:59 20/05/2025
Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận
Nhạc việt
08:33:04 20/05/2025