Những công trình kiến trúc độc đáo ở An Giang
Đến An Giang thời điểm này, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên mùa nước nổi, du khách không thể bỏ qua những công trình kiến trúc độc đáo dưới đây.
Giáo xứ Cù Lao Giêng được xây dựng năm 1778, là một trong những giáo xứ lớn và lâu đời ở Tây Nam Bộ. Nhà thờ là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc châu Âu và phong cách kiến trúc đặc trưng Nam Bộ. Điểm nổi bật của nhà thờ là tháp chuông cao 35 m vững chãi, phần trên tháp hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu. Điều đặc biệt là toàn bộ gạch nền vẫn còn giữ nguyên màu sắc, các nét hoa văn còn rất rõ.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar là một trong những thánh đường Hồi giáo lớn, lâu năm ở An Giang. Được xây dựng từ năm 1959 và qua nhiều lần trùng tu, thánh đường đã trở thành biểu tượng tôn giáo của cư dân đạo Hồi ở An Giang.
Nơi đây được thiết kế lạ mắt với hai gam màu chính là trắng và xanh ngọc. Điểm nhấn là những mái vòm cao, rộng của kiến trúc Hồi giáo. Khung cửa in hoa văn viền cách điệu theo lối kiến trúc cổ của đạo Hồi, khiến toàn bộ thánh đường trông như một tuyệt tác nghệ thuật độc đáo.
Chùa Xà Tón có tên gọi khác là Xvayton. Chùa là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Khmer ở Nam Bộ. Chùa Xà Tón có quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất, gồm chính điện, sala, các dãy nhà tăng… Toàn bộ giá trị của nghệ thuật kiến trúc tập trung chủ yếu ở nhà chính điện, được xây dựng vị trí trung tâm và nền cao hơn so với các công trình khác.
Thánh đường Mubarak được xây dựng từ khá sớm đã có nhiều lần xây dựng và sửa chữa. Thánh đường theo phong cách kiến trúc ở các nước Trung Đông. Mubarak được thiết kế theo dạng một tòa nhà rộng, có những dãy hành lang dài thẳng tắp, với gam màu chủ đạo xanh và trắng.
Chùa Lầu hay có tên gọi khác là Phước Lâm Tự, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang. Nơi đây được mệnh danh là “tiểu Nhật Bản giữa lòng An Giang”. Chùa được gọi là chùa Lầu bởi kiến trúc tầng lầu xếp chồng lên nhau. Ngôi chùa không chỉ có không gian cảnh sắc thanh tịnh mà còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và nhiều góc “sống ảo” chất lượng.
6 ngôi chùa mang kiến trúc Nhật Bản nổi tiếng ở Việt Nam
Không chỉ là địa điểm tâm linh nổi tiếng, 6 ngôi chùa sau đây còn khiến du khách thích thú bởi lối kiến trúc đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc.
Chùa Lầu - An Giang: Chùa Lầu hay có tên gọi khác là Phước Lâm Tự, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang. Nơi đây được mệnh danh là "tiểu Nhật Bản giữa lòng An Giang". Chùa được gọi là chùa Lầu bởi kiến trúc tầng lầu xếp chồng lên nhau. Ngôi chùa không chỉ có không gian cảnh sắc thanh tịnh mà còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và nhiều góc "sống ảo" chất lượng.
Ảnh: Quyendowtothesoul, Tthy.275.
Tu viện Khánh An: Tọa lạc tại phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM, tu viện Khánh An được dân tình thường gọi là "tiểu Tokyo". Đây là một công trình Phật giáo theo trường phái Bắc Tông với các tòa kiến trúc mang đậm dấu ấn Nhật Bản. Tu viện Khánh An nổi bật với 3 tông màu chính: Màu nâu của gỗ, trắng của vôi và vàng của hoa văn trang trí. Cùng với đó là những mái ngói nâu trầm, cột đèn lục giác và chuông gió treo ở khắp nơi. Ngoài ra, không gian xanh làm cho cảnh sắc chùa thêm trong lành và thanh tịnh.
Chùa Minh Thành: Ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc Nhật Bản, nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km. Được xây dựng năm 1964 bởi hòa thượng Thích Giác Đạo, nơi đây từ lâu trở thành điểm thờ cúng, dâng hương của Phật tử trong vùng. Khi đến đây tham quan, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng tháp xá lợi cao 9 tầng, thấp thoáng dưới hàng liễu xanh mát.
Ảnh: Queen_t, Huyentrang21592.
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Kiến trúc của chùa được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ với tông màu nâu vàng chủ đạo, tạo nên nhiều góc sống ảo thần thánh cho du khách.
Chùa Cầu: Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt - điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản. Đây là địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hội An.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn: Chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại đồi 45, thôn 4, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 23 km về phía Nam. Chùa Linh Quy Pháp Ấn có cánh cổng Thần Đạo uy nghiêm được ví như "cổng trời", đứng ở đây bạn sẽ thấy được toàn bộ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Ngôi đền độc đáo nằm trên đỉnh núi ở xứ sở chùa Vàng Tọa lạc trên đỉnh núi Pu Yak cao 800 m, Wat Chalermprakiat là một quần thể đền chùa độc đáo tại Thái Lan thu hút rất nhiều khách du lịch.
Thu Phương
Đến An Giang chiêm ngưỡng thánh đường Mubarak Nằm bên bờ sông Hậu, thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân và là một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào Chăm. Năm 1989, thánh đường Mubarak được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Người Chăm...