Những công trình được mệnh danh ‘xấu nhất’ Trung Quốc
Nhà thờ hình đàn vĩ cầm, ngôi nhà lộn ngược, khách sạn hình búp bê Nga là một trong những công trình nằm trong danh sách tòa nhà xấu nhất Trung Quốc.
Khách sạn Nội Mông Manzhouli Matryoshka có hình một búp bê Nga.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết nửa thập niên sau khi Chính phủ Trung Quốc ban hành chỉ thị yêu cầu chấm dứt các công trình “quá khổ, kỳ lạ và sính ngoại”, trang mạng chuyên về kiến trúc của Trung Quốc Archcy.com đã đưa ra danh sách 90 ứng cử viên cho khảo sát thường niên về những tòa nhà xấu xí nhất nước này.
Danh sách này gồm nhiều khách sạn, viện bảo tàng, tòa nhà chọc trời… Đã có 30.000 người tham gia cuộc khảo sát với cổng Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu – thủ phủ tỉnh Chiết Giang – nhận được nhiều phiếu nhất. Tiếp đó là cầu kính ở tỉnh Tứ Xuyên nối giữa tượng khổng lồ một người đàn ông và người phụ nữ trong trang phục truyền thống Trung Quốc.
Cuộc khảo sát vẫn được mở cho đến tháng 12. Ở thời điểm đó, một nhóm các kiến trúc sư, học giả và nhà phê bình sẽ tham gia. Các công trình được đánh giá dựa trên 9 tiêu chí trong đó là tòa nhà có được coi “hài hòa” với môi trường xung quanh hay không, liệu thiết kế của nó được cho là có “đạo văn”… Danh sách 10 công trình “xấu nhất” sẽ được công bố vào cuối năm nay với phiếu bầu của công chúng chiếm 40% quyết định cuối cùng.
Các tòa nhà “chiến thắng” trong cuộc thăm dò ý kiến những năm gần đây bao gồm một trung tâm văn hóa hình con cua và cây cầu dành cho người đi bộ được tô điểm bằng một loạt sáu viên “kim cương” ngoại cỡ.
Nhà thờ tại tỉnh Quảng Đông với chi phí xây dựng 2 triệu nhân dân tệ.
Cầu kính tại núi Jiuhuangshan ở Tứ Xuyên.
Khách sạn với mái hình giống mũ cao bồi tại làng Miaoshan tỉnh Chiết Giang.
Ngôi nhà màu sắc hình lộn ngược ở Trùng Khánh.
Video đang HOT
Bảo tàng nghệ thuật quốc tế của trẻ em tại tỉnh Tây An.
Bảo tàng Taiyuan được lấy cảm hứng thiết kế từ đèn lồng đỏ Trung Quốc nhưng nhiều người cho rằng công trình này giống bát mì màu đỏ.
Tòa nhà thương mại Dongping Poly ở tỉnh Quảng Đông.
Chủ tịch Tập Cận Bình từ lâu đã bày tỏ lo ngại về “tiếng tăm” của Trung Quốc sở hữu nhiều công trình kiến trúc kỳ quặc. Năm 2014, ông công khai chỉ trích việc xây dựng các tòa nhà khác thường tại một hội nghị chuyên đề văn học ở Bắc Kinh.
Tháng 6/2020, Bộ Nhà ở Trung Quốc cùng Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã ban hành thông tư đề nghị chấm dứt các tòa nhà “ sao chép” và các tòa nhà chọc trời cao hơn 500 m. NDRC đã nhắc lại việc hạn chế chiều cao công trình vào đầu năm nay, với một văn bản chính sách cũng “nghiêm cấm” việc xây dựng các tòa nhà “xấu xí”, ủng hộ những công trình “phù hợp, tiết kiệm, xanh và đẹp”.
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những nơi bị bỏ hoang trên thế giới
Từng là những địa điểm được nhiều người lui tới, vậy nhưng, vì một số lý do, các công trình này sau đó bị bỏ hoang và trở thành điểm đến lý thú cho những du khách ưa khám phá.
Tàn tích của một lâu đài cổ ở Sintra, Bồ Đào Nha.
Một nhà thờ bỏ hoang ở Detroit, Mỹ.
Đường hầm sắt bị lãng quên ở Paris, Pháp.
Một thị trấn ma bị phá hủy trong Nội chiến Tây Ban Nha, Belchite, Tây Ban Nha.
Một ngôi nhà ở vùng nông thôn, Na Uy.
Bộ khung tàu bị mắc kẹt ở County Louth, Ireland.
Giếng Sintra, Bồ Đào Nha.
Một nhà thờ bị bỏ hoang, Pháp.
Nơi từng là "Nấc thang lên thiên đường" nổi tiếng, Oahu, Hawaii.
Một con tàu bị bỏ hoang gần Fuerteventura, Quần đảo Canary.
Một lâu đài đổ nát ở Kopice, Ba Lan.
Một làng chài hoang vắng trên sông Dương Tử, Trung Quốc.
Một lâu đài hoang vắng khác tại Bỉ.
Khách sạn del Salto, Colombia.
Một hộp đêm bị tàn phá bởi lửa, Áo.
Đường gạch vàng trong công viên giải trí Land of Oz hoang vắng, Bắc Carolina, Mỹ.
Những gì còn lại của một cung điện cũ, Bỉ.
Xác tàu buôn, Biển Đỏ.
Đoàn tàu "ma" Grand Orient Express, Bỉ.
Công trình 'thoắt ẩn thoắt hiện': Chỉ có thể chiêm ngưỡng 6 tháng mỗi năm và biến mất hoàn toàn vào những tháng còn lại! Khách du lịch muốn tham quan công trình này chỉ có thể ghé thăm vào khoảng thời gian từ tháng 11 của năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau. Gò Lạc Tinh nhìn từ trên cao vào mùa mưa Công trình cổ này được gọi là gò Lạc Tinh, còn có tên khác là Lạc Tinh Thạch tọa lạc trên một gò...