Những công trình đặc biệt lấy cảm hứng từ cánh chim, gò mối, dưa chuột…
Lấy thiên nhiên làm cảm hứng, những tòa nhà dưới đây đều là công trình kiến trúc xanh tuyệt đẹp mà vẫn đảm bảo tính năng hữu ích.
Thiên nhiên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, khi tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, con người ta có xu hướng tìm về thiên nhiên hơn bao giờ hết.
V ương cung thánh đường Sagrada Familia
Sagrada Familia là nhà thờ công giáo lớn ở vùng Catalan và được coi là một biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha. Kiệt tác này là của kiến trúc sư nổi tiếng Antoni Gaudi. Là người yêu thiên nhiên và chỉ thích vẽ cây cỏ khi còn bé nên phong cách thiết kế của Gaudi chịu ảnh hưởng nhiều từ thế giới tự nhiên. Sagrada Familia là sự kết hợp giữa lối kiến trúc Gothic truyền thống và Art Nouveau hiện đại (Ảnh: Lonely Planet).
Công trình tôn vinh những đường cong uốn lượn cùng những ô cửa kính màu đón ánh sáng tự nhiên. Du khách đến gian giữa, khu vực trung tâm của nhà thờ, có thể cảm thấy như họ đang đi bộ qua một khu rừng. Được khởi công từ năm 1882, nhà thờ vẫn đang trong thời gian xây dựng. Mong muốn của Gaudi là Sagrada Familia sẽ trở thành nhà thờ với ngọn tháp cao nhất thế giới. Hiện tại, 8 tháp chuông đã được hoàn thành (Ảnh: Barcelona Secreta).
Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới
Eastgate là một khu phức hợp mua sắm và văn phòng ở Harare, Zimbabwe, được xây dựng vào giữa những năm 1990. Đây là tòa nhà đầu tiên của châu Phi sử dụng hệ thống thông gió thụ động và được mệnh danh là “tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới” (Ảnh: Vsionvry).
Eastgate được thiết kế bởi kiến trúc sư Mick Pearce. Nghiên cứu đặc điểm khí hậu của khu vực và lấy ý tưởng từ những gò mối nằm rải rác trên thảo nguyên Zimbabwe, ông đã sáng tạo ra hệ thống làm mát và sưởi ấm tự nhiên cho tòa nhà. Công trình được tạo ra từ các tấm bê tông và gạch, giống như đất bên trong một gò mối. Các chất liệu này có khối lượng tác dụng nhiệt cao, có nghĩa là chúng có thể hút nhiều nhiệt lượng mà không thay đổi nhiệt độ quá nhiều. Ngoại thất của tòa nhà được thiết kế như gai xương rồng. Bằng việc tăng diện tích bề mặt, sự mất nhiệt sẽ tăng cường về đêm, còn sự tăng nhiệt sẽ bị giảm thiểu vào ban ngày (Ảnh: My Guide Zimbabwe).
Tòa nhà dưa chuột
Công trình độc đáo này nằm tại thủ đô London, Anh. Đây là tòa nhà chọc trời cao thứ hai tại London, có tên gọi là 30 St Mary Axe hay “The Gherkin” (Quả dưa chuột) (Ảnh: Wiki).
30 St Mary Axe được xây dựng với tiêu chí là công trình thân thiện với thiên nhiên, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Khoảng trống giữa các tầng được thiết kế để tạo thành hệ thống thông gió tự nhiên. Toàn bộ tòa nhà được phủ hai lớp kính tạo thành một “quả dưa chuột” phủ kính khổng lồ giúp cách nhiệt văn phòng và tối đa hóa ánh sáng tự nhiên. Với hình dáng đặc biệt và vị trí nổi bật của mình, 30 St Mary Axe đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim (Ảnh: Council on Tall Buildings and Urban Habitat).
Video đang HOT
Chung cư tảo lục
BIQ Algae House là một khu chung cư 5 tầng ở miền Bắc nước Đức. Nó được xây dựng vào năm 2013 và được coi là biểu tượng của những công trình xanh của nước này. Mặt tiền công trình được ví như “lò phản ứng sinh học” có tác dụng tạo bóng râm và cung cấp một dạng năng lượng tái tạo để vận hành tòa nhà (Ảnh: The Architectural Student).
Những tấm pin mặt trời của tòa nhà được tận dụng để nuôi tảo lục, một loại tảo đặc biệt có thể tạo ra điện. Tận dụng ánh nắng mặt trời, tảo trải qua quá trình quang hợp để phát triển và lấp đầy các tấm pin. Sau đó chúng được thu hoạch và lưu trữ trong các bồn chứa rồi đưa đến một nhà máy điện gần đó để tạo ra điện. Trong mùa hè, tảo giúp che nắng cho các cửa sổ (Ảnh: Pinterest).
Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee
Nằm bên hồ Michigan, bảo tàng nghệ thuật Milwaukee với kiến trúc đặc trưng đã trở thành biểu tượng cho thành phố lớn nhất của tiểu bang Wisconsin. Đây là công trình hoàn chỉnh đầu tiên ở Mỹ và cũng là viện bảo tàng đầu tay của kiến trúc sư nổi tiếng người Tây Ban Nha Santiago Calatrava (Ảnh: Antenna International).
Bảo tàng nổi tiếng với thiết kế độc đáo, một cấu trúc bê tông có thể chuyển động, với “đôi cánh” là hai tấm chắn nắng mang hình dáng cánh chim hải âu có thể đóng mở. Khi được mở rộng hoàn toàn, nó có sải cánh dài khoảng 66 mét, tương đương với một chiếc máy bay phản lực 747. Calatrava đã lấy cảm hứng từ khung cảnh tự nhiên xung quanh, đặc biệt là những con thuyền và cánh buồm trên mặt hồ (Ảnh: Visit Milwaukee).
Kiến trúc sư kể chuyện nhà mình: Đập đi xây lại được căn hộ đẹp mê ly, nhìn hình thực tế mà cứ ngỡ ảnh 3D
Kiến trúc sư làm nhà cho mình nó cũng phải khác: Vừa sang xịn mịn vừa tiết kiệm chi phí, không còn gì để chê.
"Kiến trúc sư làm nhà người khác thì đẹp, còn nhà mình thì xấu!"
Đó là định kiến không biết từ đâu của phần đông xã hội dành cho nghề "làm đẹp nhà người". Kiến trúc sư Trần Anh Tùng thì chia sẻ rằng: " Tính mình thì vốn dị ứng với số đông, nên mọi người càng nói, mình càng cố tình làm ngược lại. Cớ gì kiến trúc sư lại không có nhà đẹp trong khi thừa khả năng làm ra những thứ đẹp đẽ? "
Sau 4 năm ngày cưới, cuối cùng anh cũng làm nên một tổ ấm xứng đáng dành cho gia đình nhỏ của mình.
Đập đi xây lại - Được ngôi nhà sang xịn mịn
Anh Tùng chia sẻ rằng đập nhà ra làm lại được hình thành từ 1 ý nghĩ bất chợt, nung nấu bởi những năm làm nghề và tiếp xúc quá nhiều thứ đẹp. Đúng ra thì anh đã không làm nhà mà bán đi do cũng ở được 3 năm rồi, nhưng mua nhà khác thì lại tốn thêm tiền, mà mua xong hoặc là dồn hết sạch tiền để sửa thì mới đẹp, hoặc chấp nhận ở xấu tiếp. Thế là mặc cho vợ cằn nhằn, anh quyết định đập nhà. Giờ thì mọi người đều thích, con gái anh gặp ai tới nhà cũng khoe: " Nhà cháu chịn hông! ".
Quá trình lên ý tưởng cho ngôi nhà mới
Anh Tùng bắt đầu lại với việc list ra toàn bộ những bất cập hiện có sau thời gian dài sinh sống. Có những thứ thuộc về sinh hoạt như thiếu ổ cắm, có những thứ thuộc về sở thích cá nhân như khu xem ti vi bị hẹp. Anh bày hết tất cả ra và nghiên cứu cách hợp lý hóa lại chúng trên mặt bằng. Sau khi xong được mặt bằng là lúc anh bàn với vợ và đồng nghiệp về phong cách thiết kế, sau đó lên phương án thiết kế 3D. Rất may là vợ anh chốt ngay sau phương án 3D đầu tiên, chứ không lại mang tiếng "bụt chùa nhà không thiêng". Sau khi chốt xong, từng giai đoạn một anh lại đưa vợ đi cùng tới các bên nhà cung cấp vật liệu, đồ nội thất để xem và thống nhất thực tế cùng.
Kiến trúc sư Trần Anh Tùng
Ngôi nhà có tông màu vàng vừa hiện đại vừa ấm áp
Không gian quây quần của cả gia đình
Khu vực phòng khách - bàn ăn
Thiết kế và công năng của các khu vực
Đầu tiên là phòng ngủ, anh dịch cửa sang 1 chút, co hẹp hành lang lại từ 1m5 còn 1m để làm 1 hệ tủ dài chứa quần áo gấp và 1 hộc nhỏ để đồ mặc ra ngoài. Hệ giường sử dụng phản vì con gái anh hiện vẫn ngủ chung, bé lại nghịch nên có 1 chiếc phản lớn để lăn lê thì rất thích. Do đã tăng thêm được hệ tủ nông kia, diện tích tủ sâu anh dành hẳn 1 góc để con gái và vợ có thể ngồi đọc sách, truyện. Con khoái lắm, đó như 1 chốn "riêng tư" để bé tự do làm chủ, dù vẫn gần gũi với bố mẹ. Đây cũng chính là mục đích của anh khi thiết kế phòng ngủ.
Phòng ngủ với tông hồng chủ đạo
Góc ngồi đọc sách, truyện cực dễ thương
Phòng khách thì anh thực hiện 2 chỉnh sửa cốt lõi, một là đảo ngược hệ TV - sofa, hai là đổi vị trí cửa vào phòng phụ ra phía ngoài để diện tích của sofa được lớn hơn, không bị chia cắt bởi chiếc cửa vô duyên nữa. Hệ thống TV - tủ thờ được đồng bộ hơn theo thiết kế. Phòng bếp được phòng phụ chia cho khoảng giật hốc sẵn có, để tăng thêm diện tích làm tủ kho, bàn soạn, và tủ lạnh. Trước thì bếp nhà anh tuy đủ dùng nhưng không còn chỗ để các phụ kiện gọn gàng, giờ thì gọn hết, thậm chí vẫn dư chỗ để mua thêm thiết bị nấu nướng cho vợ anh, giúp chị nấu nhàn hơn, bữa ăn ngon hơn.
Khó khăn về tài chính
Với mức đầu tư không lớn, làm sao để vừa đẹp, vừa tiện dụng, đồ tốt, là 1 bài toán rất khó giải. May mắn là anh làm nghề kiến trúc sư, nên thứ tiết kiệm đầu tiên là tiền thiết kế, thứ hai là được các bên nhà thầu, nhà cung cấp đưa cho giá gốc luôn. Tuy nhiên, anh cũng phải cân đối và lùng thêm 1 số món tuy khác concept nhưng vẫn đảm bảo đẹp và vừa tiền, như armchair, bộ bàn trà... Tổng thời gian anh hoàn thiện căn nhà là 45 ngày với chi phí 500 triệu.
Chi phí được cân đối để nhà vừa đẹp vừa tiết kiệm
Phòng bếp gọn gàng và rộng rãi
Một vài lời khuyên cho việc sửa nhà/thiết kế nhà
Theo anh Tùng, nếu được thì hạn chế ở rồi mới sửa vì rất mệt. " Vợ chồng mình nai lưng ra dọn nhà thành ra mất 3 lần, mỗi lần mất 2 - 3 ngày, có khi tới khuya (2h sáng) 2 vợ chồng vẫn ôm đồ từ nhà này sang nhà kia. Một lần dọn ở nhà chuyển sang ông bà (may mà còn có nhà ông bà ở gần), 1 lần dọn ở nhà ông bà ở tạm, 1 lần dọn đồ về nhà mới, nhắc lại đã thấy bủn rủn cả chân tay ".
Nguồn: KTS Trần Anh Tùng
3 phong cách thiết kế nhà ống hàng đầu không nên bỏ lỡ Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm và lựa chọn phong cách thiết kế cho mẫu nhà ống của mình thì đừng bỏ qua một trong ba phong cách thiết kế dưới đây. Thiết kế nhà ống tối giản Từ trước đến nay, lối thiết kế tối giản chưa bao giờ lỗi thời trong các thiết kế nhà ở. Thiết kế này...