Những công trình biểu tượng của các thành phố Việt Nam
Khuê Văn Các cổ kính ở Hà Nội, tháp Trầm Hương có tính cách điệu cao ở Nha Trang… là những công trình nổi bật của các địa phương.
Thủ đô Hà Nội - Khuê Văn Các: Năm 2012, Quốc hội đã lựa chọn Khuê Văn Các – Văn Miếu mới là biểu tượng chính thức của thủ đô. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đây cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, tượng trương cho tinh thần hiếu học của dân tộc. Còn Khuê Văn Các hoàn thành vào năm 1805, do Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Bá Thành chỉ huy xây dựng. Ảnh: Hoàng Thành.
Tháp Rùa được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết tới. Ảnh: Hoàng Thành.
Thành phố Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng: Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay đã được chọn làm công trình biểu tượng của thành phố. Công trình được xây dựng từ năm 1864 trên sông Sài Gòn. Nơi đây còn là bảo tàng Hồ Chí Minh, trưng bày rất nhiều hiện vật lịch sử, có giá trị văn hóa và nhân văn cao của dân tộc.
Hải Phòng – Nhà Hát Lớn: Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng là một trong ba nhà hát lớn của Việt Nam được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc, cùng Hà Nội và TP HCM. Công trình là một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của lối kiến trúc thời Pháp thuộc, với lối trang trí phù điêu độc đáo cùng bố cục hài hòa. Ảnh: Vũ Xuân Lộc.
Thành phố Đà Nẵng - cầu Rồng : Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hàn, được thiết kế giống hình con rồng và có thể phun lửa, nước. Cây cầu tượng trưng cho sự thịnh vượng của “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Website Viralnova cũng đã bình chọn cầu Rồng vào top những cây cầu đẹp nhất trên thế giới. Ảnh: Caurongvang.vn.
Video đang HOT
Thành phố Cần Thơ - Bến Ninh Kiều: Bên cạnh Nhà Lồng chợ cổ Cần Thơ với hình rồng uốn lượn được Ủy ban Nhân dân thành phố lựa chọn làm hình ảnh đại diện, bến Ninh Kiều là hình ảnh gắn bó và dễ nhận biết khi nhắc đến vùng đất Tây Đô. Được hình thành từ thế kỷ 19, bến Ninh Kiều nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, là địa danh du lịch – văn hóa nổi tiếng, công trình đại diện cho nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu, đã đi vào thơ ca. Ảnh: Canthotourist.vn.
Thành phố Nha Trang - Tháp Trầm Hương: Công trình nằm ở quảng trường 2/4, cạnh bờ biển trung tâm thành phố, gồm có 3 tầng cấu trúc. Tầng 1 là công viên với hệ thống 5 cụm điêu khắc tạo hình sóng biển cách điệu, tầng 2 là thân tháp mang hình tượng kiến trúc giàu tính điêu khắc, tầng 3 là ngọn tháp mang hình lõi trầm cách điệu. Công trình tượng trưng cho sự kết tinh cao độ những thành quả của nền kinh tế văn hóa của thành phố, như một viên ngọc tỏa sáng. Ảnh: Panoramio.
Thành phố Huế – Ngọ Môn và Hoàng Thành : Nhắc tới Huế là nhắc tới quần thể di tích cố đô nổi tiếng, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Ngọ Môn – cổng phía nam và cũng là cổng lớn nhất của Hoàng thành Huế – vốn chỉ dành cho nhà vua đi lại hoặc dùng để tiếp đón các sứ thần. Đây là công trình biểu tượng mang tính lịch sử gắn liền với thời kỳ hoàng kim của Huế. Ảnh: Lê Hiếu – Mạnh Thắng.
Thành phố Buôn Ma Thuột – Tượng đài Chiến Thắng: Tượng đài chiến thắng đặt tại ngã sáu trung tâm, được xây dựng vào năm 2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng thành phố. Tượng đài mang hình mẫu bà mẹ Việt Nam lấy nguyên mẫu từ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Huỳnh Thị Hường (má Hai) – một trong những hình mẫu tiêu biểu cho hơn 10.000 người mẹ đã dẫn đoàn quân giải phóng tấn công vào Buôn Ma Thuột trong Tết Mậu Thân. Ảnh: Levan/ Panoramio.
Thành phố Nam Định - Cột Cờ Nam Định: Đây cũng chính là di tích lịch sử, văn hóa, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia, biểu tượng tiêu biểu của lối kiến trúc Thành Nam. Ảnh: Trandac298.blogspot.com.
Thành phố Vũng Tàu - Ngọn hải đăng Vũng Tàu: Hải đăng Vũng Tàu ằm trên đỉnh núi Nhỏ (núi Ba Phùng), được xem là công trình biểu tượng của thành phố biển. Được xây dựng vào năm 1862, đây là một trong những ngọn hải đăng cổ nhất của Đông Nam Á, gắn bó với lịch sử phát triển của thành phố. Ảnh: Geckotrip.com.
Theo Zing
Những công trình nhìn ảnh là nhận ra Sài Gòn
Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bến nhà Rồng, nhà hát Thành phố... là những công trình khi nhìn thấy ảnh của chúng ở bất kỳ nơi nào, bạn sẽ nhớ ngay đến thành phố mang tên Bác.
1. Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912-1914. Ban đầu, để phân biệt với chợ Cũ, người dân gọi nó là chợ Mới hay chợ Sài Gòn. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay. Chợ Bến Thành hoạt động từ 4h30 - 24h hàng ngày. Không chỉ là nơi mua bán của người dân thành phố, đây còn là chợ du lịch nổi tiếng nhất Sài Gòn. Trong nhiều trường hợp, cổng ở đường Lê Lợi của chợ được coi như biểu tượng của TP HCM.
2. Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được xây dựng từ năm 1877-1880 do kiến trúc sư người Pháp Bonard thiết kế, mô phỏng nhà thờ Notre Dame Paris, nhưng nhỏ hơn. Theo nhiều tài liệu, đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất được thực dân Pháp xây ở các nước thuộc địa.
Vắt qua 3 thế kỷ, nhà thờ vẫn giữ nguyên nét lộng lẫy, uy nghiêm và tinh tế. Đây là một trong những điểm tham quan được yêu thích nhất của người Sài Gòn và du khách.
3. Bưu điện thành phố được xây dựng từ 1886-1891 do kiến trúc sư Villedieu thiết kế, kết hợp giữa phong cách Âu - Á.
Nằm gần nhà thờ Đức Bà, bộ đôi này tạo thành cụm tham qua nhất định phải đến của du khách trong và ngoài nước khi đến Hòn ngọn Viễn Đông. Hiện bưu điện vẫn được sử dụng với mục đích xây dựng ban đầu.
4. Nhà hát Thành phố nằm trên đường ồng Khởi (quận 1). Được xây dựng từ năm 1989 do kiến trúc sư Ferret thiết kế, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc. Hiện nhà hát chỉ dành cho những buổi diễn chuyên nghiệp. Những buổi diễn miễn phí trước tòa nhà vào các sáng cuối tuần thu hút nhiều người đi đường. Ảnh: Chieusang.com.
5. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất được xây dựng từ năm 1962-1966, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Công trình được xây dựng trên miếng đất rộng 12 ha. Hiện đây là một trong những điểm tham quan hút du khách quốc tế và cựu chiến binh. Giá vé tham quan 30.000 đồng một người.
6. Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn do Công ty vận tải đường biển xây từ năm 1862 -1864 xây. Có rất nhiều giả thuyết quanh cái tên "Nhà Rồng", được công nhận nhiều nhất gắn với đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà.Năm 1911, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau năm 1975, tòa nhà được trưng dụng làm khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó được chuyển thành bảo tàng Hồ Chí Minh.
7. Tòa tháp Bitexco cao thứ 3 Việt Nam (262 m), được thiết kế theo hình bông sen cách điệu. Bitexco có khu ẩm thực 600 m2 tại tầng 50 và một nhà hàng cao cấp trên tầng 51. Từ khi khánh thành đến nay, công trình ở tại quận 1 này được coi như "ngọn hải đăng" trong TP HCM.
8. Hồ con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế. Đây là một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường gồm Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Hiện đây là khu vực hoạt động ẩm thực sôi nổi nhất nhì Sài Gòn về đêm. Ảnh: Lớp học vui vẻ.
Theo Zing
Hàng loạt công trình nổi tiếng thế giới xuất hiện tại VN Tháp nghiêng Pisa, Khải Hoàn Môn, Tử Cấm Thành, nhà hát Opera Sydney hay đền Taj Mahal là các công trình nổi tiếng thế giới vừa xuất hiện tại một công viên gốm ở tỉnh Quảng Nam. Công viên văn hóa đất nung Thanh Hà (làng gốm Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam) được làm hoàn toàn từ gốm sứ, xây dựng trên...