Những công nghệ vũ khí giả tưởng biến thành thực tế
Một số loại vũ khí và hệ thống vũ khí đang có trong trang bị hoặc ở giai đoạn mẫu chế thử dường như sinh ra từ sự tưởng tượng phong phú của nhà văn giả tưởng.
1. Đạn điện tử
Ngay cả trong chiến tranh cũng có những tình huống mà người ta không muốn hoặc cần dùng sức mạnh sát thương đối với con người. Vấn đề là việc bắn một ai đó không phải là dễ. Taser chính là giải pháp thay thế, thiết bị có tên XREP (eXtended Range Electronic Projectile), tạm dịch là đạn điện tử tăng tầm, là thiết bị kiểm soát điện tử độc lập, không dây bắn từ súng săn cỡ 12 (12 gauge) lên đạn kiểu giật . Nó có thể làm tê liệt một người mà không gây đau ở cự ly đến 88 ft và có thể xuyên qua quần áo. Khi chạm tới mục tiêu, đạn XREP tự động gây ra tê liệt dây cơ thần kinh trong 20 giây, đủ lâu để một binh sĩ hay nhân viên công lực xác định người đó là bạn hay thù.
2. Robot chiến đấu
Video đang HOT
Trong cuộc sống thực tế, chúng ta ngày càng quen thuộc với cảnh các phương tiện robot tiếp cận một cái bọc tình nghi còn những nhân viên điều khiển thì nấp sau vật cản cho an toàn. Nó cho phép bảo toàn mạng sống cho con người. Ngoài ra, robot còn có thể làm nhiệm vụ tấn công và thế chỗ cho những người lính trong những tình huống nguy hiểm. Đó là ý tưởng của Lục quân Mỹ với robot MAARS (Modular Advanced Armed Robotic System), một robot có thể mở cửa và cài thuốc nổ hoặc di chuyển các vật thể bằng tay kẹp. Tháp của robot có lắp 1 súng máy M24B, đây là sức mạnh hỏa lực chính của nó, và nó có khả năng phát hiện tiếng súng, nên có thể định hướng phát đạn bắn từ đầu đến và bắn trả. Nó có khả năng quan sát 360 độ, khí tài liên lạc 2 chiều, khí tài nhìn đêm, ảnh nhiệt và laser. Đó là người lính Mỹ hiện đại không biết chảy máu.
Một siêu nhân chẳng xấu hổ khi dùng cặp mắt Roentgen của mình để phát hiện những kẻ độc ác nấp sau các bức tường. Năm 2010, Lục quân Mỹ muốn mang lại cho binh sĩ ở Afghanistan một ưu thế tương tự khi đưa vào sử dụng các sensor cầm tay có thể nhìn xuyên tường, phát hiện thuốc nổ được chôn giấu và phát hiện các tay súng địch bò trong các địa đạo hoặc ẩn sau những cái cây.
Các máy scanner Eagle5 này (1 model M và 1 model P) sử dụng tần số vô tuyến băng siêu rộng, công suất thấp để tạo hình ảnh của những gì bị che khuất bởi gỗ, đá, gạch, bê tông hoặc bụi bẩn. Model M trông giống như một điện thoại di động quá cỡ, nặng 3,5 bảng, được thiết kế để phát hiện chuyển động và có thể phát hiện người ở xa hơn 20 ft sau tường bê tông dày 8 inch. Model P lớn hơn, nặng 6 bảng, được thiết kế để nhìn xuyên qua nền đất và có thể phát hiện người trong địa đạo và thuốc nổ chôn giấu ở độ sâu trên 10 ft.
4. Robot vận tải
Địa hình gồ ghề là thử thách nặng nề đối với người lính chạy bộ kể cả khi họ không chiến đấu. Tải trọng trang bị trung bình của người lính ở Iraq và Afghanistan là từ 97 đến hơn 135 bảng. DARPA và Thủy quân lục chiến Mỹ đã ký hợp đồng với Boston Dynamics để phát triển một mẫu chế thử hệ thống LS3 (Legged Squad Support System) của DARPA. LS3 sẽ đi bằng 4 chân và hỗ trợ cho các tiểu đội bằng cách vận chuyển trang bị và có thể vượt qua nhiều địa hình phức tạp mà xe chiến thuật không thể vận hành. Nó sẽ có khả năng mang tải trọng 40 bảng đi xa 20 dặm và có khả năng độc lập 24/24.
5. Áo tàng hình cho xe tăng
Vũ khí trang bị hiện đại sử dụng công nghệ, thiết kế và vật liệu tàng hình để làm cho máy bay, tàu chiến và xe cộ khó bị phát hiện bởi radar, sonar hay các sensor nhiệt. Lục quân Anh quảng cáo họ đã tìm ra một phương pháp tạo ra khả năng tàng hình. Trong các thử nghiệm bí mật vào năm 2007, họ phủ một lớp silicon lên một xe tăng, làm cho nó giống như một màn ảnh chiếu phim. Các camera video trên xe tăng chụp các cảnh môi trường xung quanh xe tăng ở thời gian thực và chiếu các hình ảnh lên bề mặt xe tăng. Nó tạo ra một lớp áo tàng hình cho xe tăng. Không chịu thua kém, DARPA của Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu để tạo những màn chắn bảo vệ cho binh sĩ trong điều kiện tác chiến đô thị.
6. Pháo điiện từ
Khái niệm pháo ray (pháo điện từ) sử dụng điện năng thay vì thuốc súng để bắn đạn đi với tốc độ rất cao, tiêu diệt mục tiêu bằng động năng thay vì thuốc nổ thông thường. Nó hoạt động nhờ phát đi dòng điện theo các đường ray song song, tạo ra lực điện từ cần thiết để bắn đạn đi với tốc độ cao hơn pháo dùng thuốc phóng thông thường. Phao điện từ cũng có tầm bắn xa hơn nhiều, tới 200-250 dặm. Nó cho phép các tàu chiến bắn pháo sâu vào lãnh thổ đối phương từ cự ly an toàn. Vì không cần thuốc phóng, pháo điện từ rõ ràng an toàn hơn pháo thông thường và giảm bớt không gian chiếm chỗ trên tàu. Chúng cũng tạo ra lượng công suất chuẩn hơn, giúp tăng độ chính xác. Hải quân Mỹ đang thử nghiệm mẫu pháo ray sơ khai để thay thế vũ khí thông thường trên tàu. Họ hy vọng mẫu chế thử pháo ray có khả năng hoạt động đầy đủ vào năm 2018.
7. Vũ khí laser
Ngày nay, người ta sử dụng laser làm vũ khí để làm việc làm bốc hơi, đốt cháy các vật thể như ý tưởng tia chết trong văn học giả tưởng khoa học xa xưa. Boeing mới đây đã đưa ra loại vũ khí laser lắp trên máy bay Airborne Laser Testbed (ALTB) dùng để bắn hạ tên lửa đường đạn. Một máy bay Boeing 747-400 cải tạo được lắp một laser cỡ MW của Northrop Grumman và hệ thống điều khiển tia laser và hỏa lực của Lockheed Martin. ALTB sử dụng một laser năng lượng thấp để ngắm bắn và một laser khác để đo và bù khử những nhiễu loạn khí quyển. Sau đó, nó dùng laser sát thủ để đốt nóng phá hủy kết cấu mục tiêu.
Theo Genk