Những công nghệ hứa hẹn phổ biến trên xe hơi
Kể từ khi Henry Ford cách mạng hóa ngành công nghiệp ôtô với dây chuyền sản xuất hàng loạt, các ông lớn đã không ngừng nâng cấp về công nghệ nhằm tung ra thị trường những chiếc xe an toàn và thông minh hơn.
Dù chưa thực sự phổ biến, song màn hình tương tác thực tế ảo tăng cường, công nghệ hỗ trợ nhìn ban đêm hay công nghệ tự lái được kỳ vọng sẽ phổ biến trong tương lai.
Màn hình tương tác thực tế ảo tăng cường
Màn hình tương tác thực tế ảo tăng cường (AR) đã có mặt trên một số mẫu xe hạng sang. Đến thời điểm hiện tại, hầu như chỉ dừng ở dạng ý tưởng thô sơ. Nhưng theo các chuyên gia, trong khoảng một thập kỷ nữa, công nghệ này sẽ được nâng cấp và có mặt trên nhiều dòng xe.
Nhờ các màn hình AR được tích hợp trên kính lái, tài xế hoàn toàn có thể tiếp cận thông tin về vận tốc, mức tiêu hao nhiêu liệu của phương tiện hay giới hạn tốc độ mà không phải rời mắt khỏi đường đi. Loại màn hình thông minh này còn có thể thay thế màn hình thông tin giải trí “truyền thống” với các ứng dụng bản đồ, nghe nhạc cùng nhiều công cụ hữu ích khác.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã nghe nói nhiều về công nghệ giao tiếp vehicle-to-vehicle (V2V), cho phép các phương tiện có thể truyền thông tin đến nhau khi lưu thông trên đường. Công nghệ đã được các kỹ sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thử nghiệm với hy vọng đem đến tương lai giao thông an toàn và thuận tiện hơn nhờ giảm số vụ tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, các tài xế cũng có thể thông báo cho nhau về tình trạng tắc nghẽn giao thông tại các tuyến phố trong giờ cao điểm.
Đèn pha thông minh
Video đang HOT
Không ít tài xế phàn nàn họ thường bị đèn pha của xe đi ngược chiều làm chói mắt khi di chuyển vào ban đêm, nguy cơ xảy ra tai nạn.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ đèn pha thông minh. Chúng không chỉ có khả năng tự động bật/tắt tương tự nhiều loại đèn pha hiện nay mà còn có thể phát hiện phương tiện đang đến gần, từ đó chuyển đổi giữa các chế độ chiếu xa/chiếu gần một cách linh hoạt hoặc đơn giản là che đi phần ánh sáng chiếu thẳng vào xe đối diện.
Hiện nay, túi khí đã trở thành trang bị an toàn không thể thiếu trên xe hơi nhằm giảm thiểu thương tích đối với tài xế cũng như hành khách khi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, các loại túi khí: từ túi khí trước, túi khí đầu gối đến túi khí rèm, tất cả mới chỉ dừng lại ở dạng túi khí bị động. Nghĩa là chúng chỉ được kích hoạt sau khi xảy ra va chạm.
Mercedes-Benz muốn “đi trước một bước” khi ấp ủ kế hoạch phát triển loại túi khí với cơ chế hoạt động khác biệt. Nhờ sự hỗ trợ của các camera trước gắn trên phương tiện, khi hệ thống “cảm nhận” được vụ va chạm sắp xảy đến, các túi khí sẽ tự động bung ra bên dưới gầm xe, tạo lực ma sát giúp phương tiện dừng lại kịp thời trước khi để lại hậu quả đáng tiếc.
Công nghệ nhìn ban đêm
Lái xe vào ban đêm giống như cơn ác mộng với không ít tài xế, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi. Nguy cơ xảy ra tai nạn cũng cao hơn do tầm nhìn bị hạn chế.
Điều này sẽ được giải quyết nhờ công nghệ hỗ trợ nhìn ban đêm. Theo đó, các camera trước có nhiệm vụ cung cấp hình ảnh về tình hình giao thông phía trước và hiển thị trên màn hình điều khiển trung tâm, cho phép người dùng quan sát rõ hơn những mối nguy hiểm, bao gồm động vật, người đi đường hay các chướng ngại vật khác.
Ga tự động thích ứng
Ga tự động (Cruise Control) đã trở thành tính năng phổ biến trên nhiều dòng xe, giúp các tài xế nhàn rỗi hơn khi di chuyển trên cao tốc. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những tác nhân dẫn đến những vụ va chạm đáng tiếc bởi chỉ cần vài giây xao nhãng, tài xế có thể để xe của mình húc vào đuôi xe phía trước do không đảm bảo được khoảng cách an toàn.
Công nghệ ga tự động thích ứng (Adaptive Cruise Control) chính là xu thế mới và đang dần phổ biến trên nhiều dòng xe. Ngoài khả năng giữ vận tốc ổn định theo cài đặt của người dùng, tính năng ga tự động thích ứng còn sử dụng hệ thống cảm biến để duy trì khoảng cách an toàn với xe đi trước.
Thân xe dự trữ năng lượng
Kết quả cuộc khảo sát do Exxon Mobil thực hiện chỉ báo đến năm 2040 khoảng 50% lượng ôtô bán ra trên thị trường sẽ là xe hybrid.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại khi kết thúc thời hạn sử dụng, những khối pin cồng kềnh sẽ được xử lý ra sao để giảm thiểu tác hại lên môi trường sống của con người? Đó là lý do những tấm thân xe với khả năng dự trữ năng lượng là giải pháp khá hứa hẹn.
Theo đó, trong một ngày không xa, những tấm ốp thân xe mỏng manh có thể thay thế vai trò của pin như một nơi dự trữ năng lượng cho xe điện và xe hybrid. Chúng nạp năng lượng bằng phương pháp sạc thông thường hoặc “hấp thụ” năng lượng tạo ra trong quá trình phanh.
TheoTạp chí Ôtô Xe máy Việt Nam
Các hãng đổ 'tiền tấn' vào ôtô điện
Ford, Daimler, BMW, GM và nhiều hãng xe khác cam kết đầu tư khoảng 225 tỷ USD cho mảng xe điện trong năm năm tới.
Xu hướng xe xanh bao gồm xe chạy điện, hybrid đang thành hình rõ rệt hơn trong ngành công nghiệp ôtô toàn cầu. Ngoại trừ Tesla, một hãng thuần sản xuất xe chạy điện, những nhà sản xuất xe truyền thống khác không muốn chậm chân ở sân chơi mà trong tương lai gần, là địa hạt cạnh tranh chính.
225 tỷ USD là số tiền các hãng cam kết đầu tư cho mảng xe xanh trong những năm tới, theo Quartz. Volkswagen dẫn đầu cuộc đua với 44 tỷ USD, tham vọng chấm dứt việc phát triển các mẫu xe xăng, dầu trước 2026 và 40% số xe bán ra là xe điện trước 2030.
Ford Mustang Mach-E, SUV chạy điện ra mắt tại Mỹ. Ảnh: Quartz
Ford, trong tổng số 11 tỷ USD chi cho mảng xe điện, đầu tư 500 triệu USD vào start-up xe điện Rivivan. Hãng vừa trình làng Mustang Mach-E SUV và sắp tới là mẫu bán tải thuần điện F-150. Trong khi đó, General và hãng công nghệ LG (Hàn Quốc) thành lập liên minh sản xuất pin điện bằng thỏa thuận hợp tác 2,3 tỷ USD.
Dòng tiền đổ vào lĩnh vực xe điện đang ngày càng lớn hơn, nhưng số lượng hầu như chỉ tập trung ở những thị trường trọng điểm. Trung Quốc, thị trường tiêu thụ ôtô lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 28%, tiếp đến là châu Âu 12% và Bắc Mỹ 7%. Ngân sách các hãng dành cho xe điện trên quy mô toàn cầu khoảng 43% trong tổng số tiền đầu tư ngành ôtô nói chung. Với riêng Trung Quốc, quốc gia này được dự đoán chiếm 60% doanh số xe điện bán ra trước 2035.
Xe xanh thu hút sự quan tâm của nhiều hãng lớn nhưng doanh số chưa bứt phá. 10 tháng đầu 2019, tổng khoảng 1,7 triệu xe xanh bán ra, chiếm khoảng 2,2% quy mô xe tiêu thụ toàn cầu. Dự đoán đến trước 2025, mảng xe xanh chiếm khoảng 7,7% quy mô thị trường, tương đương mức tiêu thụ 8,4 triệu xe.
Riêng trong tháng 10/2019, mảng xe xanh tiêu thụ 149.552 xe, giảm khoảng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của mức giảm này đến từ sức mua suy giảm mạnh tại Trung Quốc (46%), Mỹ (50%). Trong khi tại châu Âu, doanh số tăng trưởng 48%, theo Clean Technica.
Trong số những hãng xe bán nhiều xe điện nhất thế giới, Tesla giữ vị trí đầu tiên với hơn 273.000 xe bán ra tính đến hết tháng 9/2019. Hãng này vừa trình làng mẫu bán tải chạy điện Cybertruck với những khen chê trái chiều. Model 3 là "gà đẻ trứng vàng" của hãng khi là mẫu xe xanh bán chạy nhất thế giới. Cứ mỗi 8 chiếc xe xanh bán ra trên toàn cầu, có một chiếc Model 3. Mẫu xe này có doanh số gấp đôi cái tên xếp thứ hai từ Trung Quốc, BAIC EU-series.
Theo Vnexpress
Ôtô bão hoà kéo tụt kinh tế toàn cầu Ngành công nghiệp ôtô suy thoái nhanh hơn dự tính, kéo theo hàng loạt mối đe doạ kinh tế. Trong năm 2018, ngành công nghiệp ôtô đã trải qua "thời kỳ suy thoái nặng nề" trong sản xuất và kinh doanh, dự báo đợt sụt giảm tương tự trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). IMF xem ngành công nghiệp...