Những công lao to lớn của Thái sư Lưu Cơ đối với lịch sử dân tộc
Hướng tới kỷ niệm 1010 năm ngày mất của Thái sư Lưu Cơ (1013 – 2023),sáng 15/5, tại Hoàng Thành Thăng Long ( Hà Nội), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ”.
Theo TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, 18 báo cáo khoa học gửi tới Hội thảo đã làm rõ ý nghĩa lịch sử gắn với sự kiện thống nhất đất nước, tạo lập nhà nước độc lập đầu tiên sau nhiều trăm năm đô hộ của ngoại bang, là quốc gia Đại Cồ Việt. Sự nghiệp đó của Đinh Tiên Hoàng Đế không thể tách rời những cận thần quan trọng trong “nhóm trẻ trâu Cờ Lau” mãi lưu truyền trong dân gian, mà Lưu Cơ là một nhân vật đứng đầu.
Tượng đồng Thái sư Lưu Cơ thờ ở đình Đại Từ, xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.
Theo “Phả ký tông từ họ Lưu” của dòng họ Lưu, viết vào đời vua Lý Anh Tông năm 1138 (hiện lưu trữ tại đền Vạn Ngang, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) và Ngọc phả còn lưu tại đền, đình thờ tự ngài Lưu Cơ, Thái sư Lưu Cơ sinh ngày mùng 3 tháng Giêng năm Canh Tý (940) tại trang Tri Hối (nay là thôn Tuy Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông vốn thuộc dòng họ Lưu “Yên Định xứ Hoan Châu”, tức vùng đất Yên Định, nay thuộc xã Thịnh Lộc và xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Các chuyên gia, đại biểu dự Hội thảo đã tập trung đánh giá, thảo luận, khẳng định công trạng to lớn của Thái sư Lưu Cơ, một danh nhân lịch sử, có nhiều công lao với dân tộc trải qua 3 triều đại: Nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý.
Thứ nhất, theo nghiên cứu của GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Thái sư Lưu Cơ có công lao giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ đầu tiên của nước ta từ thế kỷ X.
Tướng quân Lưu Cơ được Đinh Bộ Lĩnh cử quản lĩnh 3.000 binh mã đóng quân tại trang Đại Từ, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Vũ Ninh (nay là thôn Đại Từ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Dân làng Đại Từ đã ủng hộ, theo tướng quân Lưu Cơ bình định sứ quân Lý Lãng Công (Lý Khuê), cát cứ tại huyện Siêu Loại, nay là Thuận Thành, Bắc Ninh. Sau này, Ngài đã ban đất quan điền cho dân làng Đại Từ. Lý lịch di tích cấp tỉnh đình Đại Từ và đình phả đã bổ sung cho chính sử về chiến công này.
Các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về lịch sử cổ trung đại Việt Nam đang làm sáng tỏ những đóng góp của Thái sư Lưu Cơ với đất nước.
Thứ hai, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thái sư Lưu Cơ là vị quan đầu triều trông coi hình án, được đánh giá cao trong vai trò Phó Vương. Khi Đinh Bộ Lĩnh xưng đế vẫn giữ tên “Đô hộ phủ” của thành Đại La; vì vậy, khi Lưu Cơ được giao làm Đô hộ phủ, nhiều người dễ nghĩ đó vẫn là An Nam Đô hộ phủ thời Bắc thuộc, cho nên khi nghĩ đến Lưu Cơ dễ liên tưởng đến ý “Bắc thuộc”… Thực tế thành Đại La – Đô hộ phủ đã vắng chủ từ khi Ngô Quyền đánh bại Kiều Công Tiễn năm 937 đến khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi chọn kinh đô ở Hoa Lư năm 968.
Video đang HOT
Thứ ba, cũng theo nghiên cứu “Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ, người trao chìa khóa thành Đại La cho Lý Công Uẩn” của TS Nguyễn Việt, trong quá trình cai quản thành Đại La, Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ đã cho xây dựng lại, cải tạo thành Đại La từ một tòa thành Bắc thuộc trở thành một tòa thành của Đại Cồ Việt trù phú, vững mạnh đủ điều kiện tiên quyết cho Lý Công Uẩn thực hiện quyết định lịch sử dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Thành Đại La vốn có hướng trục chính, dinh thự và công sở hướng về phương Bắc. Phủ Thái sư Lưu Cơ không thể dùng nguyên thành Đại La cũ của Cao Biền, mà phải quay tất cả về hướng Nam, tức là chầu về kinh đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt. Những sửa sang cải tạo này vẫn được lưu giữ trong tầng văn hóa của Hoàng thành Thăng Long, nhờ khảo cổ đã phát hiện khá nhiều gạch ngói thời Hoa Lư, như gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” và “Giang Tây quân”.
Có thể nói, Thái sư Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ là nhân vật lịch sử lớn có công dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nhà Đinh, liên tục phục vụ đất nước 50 năm qua ba triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý.
Trải nghiệm thú vị từ các tiết học Lịch sử
Lịch sử là bộ môn KHXH quan trọng trong trường phổ thông. Dạy - học Lịch sử không chỉ trang bị cho học sinh về lịch sử dân tộc, nhân loại mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam.
Giáo viên cần xác định rõ những nội dung kiến thức cơ bản nhất của từng bài. Ảnh minh họa/Internet
Đó là ý kiến của thầy Phạm Ngọc Thụ - giáo viên Lịch sử, Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội).
Khai phóng những giá trị của bài học
Theo thầy Thụ, bộ môn Lịch sử vốn có nhiều ưu thế để giáo dục truyền thống, tư tưởng, tình cảm đạo đức lối sống cho học sinh.
Học Lịch sử, học sinh không chỉ tiếp nhận những kiến thức về lịch sử của dân tộc mà còn hiểu được lịch sử thế giới, thấy được những tấm gương cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng trong chiến đấu, thấy được sự tác động qua lại giữa các sự kiện hiện tượng lịch sử và thấy được sự vươn lên trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc...
Cũng theo thầy Thụ, Lịch sử cung cấp cho học sinh cái nhìn toàn diện, tổng thể về quy luật sự phát triển xã hội và những bài học kinh nghiệm được rút ra từ lịch sử. Qua những bài học, kiến thức học sinh lĩnh hội được, giáo viên đã tạo cho các em một thế giới quan khoa học, góp phần không nhỏ vào gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên, thầy Thụ cho rằng, để bộ môn này thực đi vào tâm thức của học trò, giáo viên cần không ngừng đổi mới, sáng tạo trong các tiết dạy; bởi chương trình chỉ là nền tảng, là căn cốt để giáo viên phát huy, khai phóng những giá trị của bài học. Và thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên sẽ truyền cảm hứng, tình yêu với môn Lịch sử cho học trò.
Từ thực tế giảng dạy, thầy Thụ "bật mí" kinh nghiệm: Giáo viên cần xác định rõ những nội dung kiến thức cơ bản nhất của từng bài, từng chương để truyền đạt đến học sinh.
Thầy Phạm Ngọc Thụ (hàng thứ nhất, thứ ba từ phải sang trái) cùng các học trò. Ảnh: NVCCC
"Điều này không hề khó đối với bất kì giáo viên nào. Bởi những nội dung cơ bản của bài học đã có trong chuẩn kiến thức kĩ năng. Cái khó của giáo viên là phải nắm rõ nội dung của sách giáo khoa, hiểu được mục đích của bài học trong tổng thể chương trình để từ đó xác định dạy cái gì; dạy những nội dung nào và dùng cách thức nào để truyền đạt tri thức đến học sinh" - thầy Thụ trao đổi, đồng thời viện dẫn:
Ví như, trong chương trình Lịch sử lớp 11, bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp". Ở bài này, giáo viên cần thấy rõ mối quan hệ từ chính sách khai thác thuộc địa dẫn đến những biến đổi về kinh tế, xã hội Việt Nam, những giai cấp và tầng lớp mới ra đời. Giai cấp, tầng lớp mới sẽ có suy nghĩ và hành động cứu nước theo con đường mới.
"Nếu không thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức của từng bài, từng chương thì giờ học lịch sử thật sự chỉ là những sự kiện hết sức khô cứng" - thầy Thụ thẳng thắn nói.
Dạy từ những điều ngoài sách vở
Cũng theo thầy Thụ, giáo viên cần cụ thể hóa các đơn vị kiến thức trong bài học bằng những sơ đồ hoặc khái quát dưới dạng các công thức, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ. Với sơ đồ, học sinh dễ dàng trong việc xác định được những nội dung cơ bản của bài học và thấy được mối liên hệ tác động qua lại giữa các đơn vị kiến thức có trong sơ đồ.
Đồng thời các sơ đồ giúp cho tư duy học sinh, tránh được sự nhàm chán của các con số, các sự kiện ngày tháng.... Như vậy, việc truyền tải thông tin đến học sinh được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong quá trình công tác, giáo viên cần cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức từ sách, báo, những tư liệu từ cuộc sống để gờ học thêm sinh động. Nếu giờ học chỉ có những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ làm cho học sinh dễ nhàm chán.
Những câu chuyện cuộc sống, những điều ngoài sách vở mà các em chưa biết mới là yếu tố li kì, thu hút sự quan tâm và chú ý của học sinh. "Chẳng hạn, những câu chuyện về tù chính trị ở Côn Đảo, những hành động tra tấn dã man của những viên cai ngục khét tiếng Bảy Nhu ở nhà giam Phú Quốc hay những mẩu chuyện trong chiến tranh thế giới thứ hai sẽ làm cho bài học lịch sử thêm sức hấp dẫn đối với học sinh" - thầy Thụ trao đổi.
Thầy Thụ cùng các học trò chụp ảnh kỷ yếu. Ảnh: NVCC.
Nhấn mạnh, trong quá trình tổ chức dạy học, người thầy cần giữ nhịp được giờ học, thầy Thụ chia sẻ: Có thể người thầy được phép "phiêu" một chút nhưng cần chú ý đến sự phân bố thời gian; chú ý đến cách đặt câu hỏi; cách vào bài để gây ấn tượng ban đầu đối với học sinh....
"Đôi khi trong quá trình dạy học, giáo viên hay mắc "bệnh" nói nhiều, nếu bắt học sinh nghe với âm lượng đều đều, sẽ làm cho các em rơi vào trạng thái được ru ngủ, các em thiếu sự quan tâm vào bài học...
Vì vậy, giáo viên cần định hướng suy nghĩ của học sinh quay trở lại bài học bằng những câu chuyện vui, hài hước hay những câu slogan ngắn gọn trong cuộc sống" - thầy Thụ cho hay.
"Để phát huy vai trò bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, mỗi người giáo viên cần có phong cách và cá tính riêng. Nhưng trên hết, vẫn cần sự tâm huyết và phải luôn ý thức đổi mới để mỗi giờ học Lịch sử thật sự là một sự trải nghiệm thú vị về cuộc sống" - thầy Phạm Ngọc Thụ.
Tái hiện cuộc sống hoàng cung tại Hoàng thành Thăng Long Với phần biểu diễn tái hiện một số hoạt động cung đình xưa của các nghệ sĩ, chương trình Giải mã Hoàng thành Thăng Long vừa diễn ra tối 30/4 đã để lại nhiều cảm xúc cho người xem. Tối ngày 30/4 tại Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long" Đây đêm đầu tiên đón...