Những công dụng không ngờ của túi trà lọc
Trà túi lọc là một thức uống vô cùng tiện lợi và nhanh gọn, nhưng những lợi ích mà sản phẩm này đem lại không chỉ dừng ở đó.
Làm dịu vùng da cháy nắng: Túi trà lọc sẽ là cứu tinh của bạn vào những ngày nắng gắt mà bạn quên không thoa kem chống nắng. Chất axit tannic và theobromine có trong trà giúp hấp thụ nhiệt từ vùng da bỏng nắng, và các thành phần khác của trà giúp tái tạo vùng da tổn thương. Bạn chỉ cần massage vết bỏng nắng với túi trà lọc ướt.
Làm dịu vết bầm tím và các vết xước nhỏ: Chất tanin và caffeine trong trà có tác dụng làm co mạch máu. Các vết bầm tím là do các mao mạch dưới da bị vỡ, do đó khi đặt túi lọc trà lên vết bầm, các mao mạch dưới da sẽ co lại, giúp vết bầm nhanh tan hơn. Thao tác này cũng có thể dùng cho các vết xước nhỏ để làm máu đông nhanh hơn.
Duy trì sức khỏe khoang miệng: Các nha sĩ khuyến cáo nên chườm túi trà lọc lên nướu sau khi nhổ răng. Các chất tanin có trong trà giúp máu đông nhanh hơn và các mạch máu co nhanh hơn. Túi trà cũng giúp thấm hút máu và bảo vệ vết thương hở, đồng thời sát trùng nhẹ nhàng.
Làm dịu các vấn đề về mắt: Tính kháng viêm của túi trà lọc khiến nó trở thành một bài thuốc tại nhà phổ biến cho tình trạng bọng mắt thâm quầng. Bạn chỉ cần ngâm hai túi trà lọc, sau đó vắt hết nước và để nguội, rồi nhắm mắt và đặt túi trà lên mắt trong vòng 15 phút.
Video đang HOT
Điều trị mẩn đỏ và các vết côn trùng cắn: Tính làm se của trà có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy do mẩn đỏ nhẹ hoặc do côn trùng cắn. Bạn chỉ cần vắt hết nước khỏi túi trà lọc đã qua sử dụng rồi bỏ túi trà vào tủ lạnh. Khi túi trà đã mát lạnh, hãy chườm trực tiếp lên vết cắn hoặc vùng mẩn ngứa cho đến khi cảm giác ngứa ngáy biến mất.
Dưỡng tóc: Thường xuyên xả tóc bằng trà có thể thúc đẩy tóc mọc nhanh, làm giảm gàu ngứa, cân bằng lượng dầu ở da đầu và ngăn ngừa chẻ ngọn. Các chất chống oxy hóa và vitamin có trong trà giúp cấp ẩm cho tóc, nhờ đó tóc ẩm mượt và óng ả hơn.
Làm dịu bàn chân: Bỏ các túi trà lọc đã qua sử dụng vào chậu nước ngâm chân sẽ giúp tăng hiệu quả của việc ngâm chân. Các chất chống oxy hóa trong trà giúp làm mềm và chăm sóc da chân, đồng thời giảm mùi hôi chân. Ngâm chân với trà cũng giúp giảm cảm giác đau nhức bàn chân do đứng lâu.
Làm sạch thảm: Trà còn có tác dụng như một chất khử mùi không hóa chất. Bạn chỉ cần để khô túi trà lọc đã qua sử dụng, sau đó xé mở để lấy lá trà bên trong. Trộn lá trà với một nắm baking soda, sau đó rắc hỗn hợp lên thảm trải nhà. Sau khoảng 20 phút, hãy dùng máy hút bụi hút sạch hỗn hợp khỏi thảm.
Làm sạch vật dụng bếp và cửa sổ: Tanin có trong trà có thể giúp hóa lỏng các vết dầu mỡ két dính trên nồi niêu. Bạn chỉ cần đặt các túi trà lọc vào đáy của nồi hoặc chảo bẩn, đổ nước sôi vào đó rồi để qua đêm. Sau một đêm, bạn có thể dễ dàng làm sạch nồi niêu đó. Túi lọc trà đen còn có thể làm sạch bóng cửa kính và gương.
Túi trà lọc chứa rất nhiều nitơ, do đó có thể được sử dụng làm phân bón. Bạn có thể xé mở túi trà lọc đã qua sử dụng rồi rắc bã trà vào gốc cây. Nước trà loãng cũng có thể được xịt lên cây để ngăn côn trùng và sâu bệnh./.
Chớ dại xịt nước hoa vào những vị trí này trên cơ thể kẻo hại sức khỏe
Dù yêu thích đến đâu bạn cũng không nên sử dụng nước hoa ở những vị trí này để tránh bị nhiễm trùng, kích ứng không đáng có.
Trong số các phương pháp làm đẹp, nước hoa được nhiều người yêu thích vì giúp cơ thể có mùi thơm, tăng thêm sự tự tin và phần nào phản ánh tính cách, tâm trạng của bản thân. Không chỉ phái đẹp mà ngay cả cánh mày râu cũng coi đây là bí quyết để tăng độ quyến rũ, nhất là trong các dịp đặc biệt. Tuy nhiên, riêng 5 vị trí trên cơ thể dưới đây bạn không nên sử dụng nước hoa vì sẽ vừa lãng phí, vừa có thể gặp tác dụng phụ.
Khu vực gần mắt
Thành phần nước hoa thường có cồn chứa ethyl gây kích ứng và châm chích nếu tiếp xúc với các vùng nhạy cảm như mắt. Nhất là các loại nước hoa rẻ tiền, thành phần rất phức tạp, nếu không may để dính vào mắt thì có thể khiến mắt bị khô, nhức, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực. Vì vậy khi xức nước hoa bạn cần lưu ý không xịt gần mắt, tránh để hóa chất độc hại dính vào mắt.
Mái tóc
Nhiều người có thói quen xịt trực tiếp nước hoa lên tóc để lưu giữ hương thơm nhưng nước hoa có cồn, sẽ làm tóc bị tổn thương, khô, chẻ ngọn và thiếu sức sống, đặc biệt nếu xịt trực tiếp lên tóc và da đầu. Nếu vẫn muốn xức nước hoa vào vùng đầu, tốt nhất nên xịt vào sau tai hoặc xịt lên lược và chải nhẹ nhàng lên tóc để tránh hư tổn đồng thời giúp nước hoa phân tán đều hơn.
Bàn tay
Chúng ta xịt nước hoa lên cổ tay nhưng không nên xịt vào bàn tay. (Ảnh minh họa)
Thoa nước hoa lên cổ tay là cách phổ biến để cơ thể có mùi thơm suốt cả ngày. Nhưng nếu nước hoa dính vào bàn tay, thành phần cồn của nó có thể khiến da tay khô, nứt nẻ. Nguy hiểm hơn nếu vô tình đưa tay lên dụi mắt thì sẽ khiến mắt bị kích ứng. Ngoài ra, hàng ngày chúng ta phải làm rất nhiều việc liên quan đến bàn tay nên xịt nước hoa ở vị trí này nhanh bị bay hương, mất mùi, làm giảm hiệu quả của nước hoa.
Vùng nách
Nách là nơi tập trung nhiều mồ hôi và dễ bốc mùi. Chính vì thế, nhiều người nghĩ rằng xịt nước hoa dưới nách có thể lấn át chúng, đem lại mùi thơm và tự tin hơn. Tuy nhiên các chất trong nước hoa có thể là tác nhân khiến vùng da nách bị kích thích, ngứa rát hoặc nổi mụn, thậm chí thâm đen. Bên cạnh đó mồ hôi nách ra nhiều sẽ khiến các tinh chất nước hoa bay nhanh hơn. Mùi nước hoa quện với mùi mồ hôi còn có thể gây ra một hỗn hợp mùi rất khó chịu.
Vùng kín
Các sản phẩm tạo mùi thơm thường chứa nhiều hóa chất như benzen, este... khi tác động vào vùng nhạy cảm này sẽ làm môi trường pH bị ảnh hưởng, gây khô, kích ứng và viêm nhiễm.
Như chúng ta đã biết, môi trường âm đạo luôn có cơ chế tự cân bằng. Sự xuất hiện của những tinh chất lạ từ nước hoa có thể dẫn đến mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, dẫn đến các chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất khó chịu.
Chính vì thế sử dụng nước hoa đúng cách là nên xịt trên vùng da có mạch máu chạy qua bởi ở những vùng này thường có nhiệt độ ấm hơn nên sẽ bắt mùi tốt hơn. Cụ thể các vị trí này bao gồm cổ tay, cổ, mặt sau của đầu gối, mặt trong của đùi, phía sau tai, cổ, cổ tay, khe ngực, sau mắt cá chân, vùng rốn, lưng...
Gội đầu thường xuyên và những tác hại không ngờ Nhiều người có thói quen gội đầu hằng ngày, trong khi có nhiều người lại gội đầu 1 tuần 1 lần. Những tưởng việc gội đầu ngày này qua ngày khác sẽ giúp tóc sạch và khỏe mạnh, nhưng thực tế thì ngược lại. 1: Tóc rụng nhiều hơn bình thường : Việc gội thường xuyên sẽ làm mất đi lượng dầu tự...