Những công cụ mới giúp chẩn đoán sớm ung thư vú
Theo tổ chức Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh (CRUK), việc tìm ra những phương pháp giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm mang lại cơ hội lớn nhất để cứu sống bệnh nhân.
Vì lý do này, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu những công cụ tầm soát ung thư vú mới để nâng cao triển vọng chữa trị cho bệnh nhân.
So với chụp nhũ ảnh 2D (trái), chụp nhũ ảnh 3D (phải) giúp bác sĩ phát hiện khối u dễ dàng và chính xác hơn. Ảnh: Prevention
Chụp nhũ ảnh 3D
Chụp nhũ ảnh tiêu chuẩn (Mammography, còn gọi là chụp X-quang tuyến vú) sử dụng 2 ảnh chụp X-quang mỗi bên ngực để tạo thành một bức ảnh 2D. Trong khi đó, chụp nhũ ảnh 3D mang đến hình ảnh chi tiết hơn về tình trạng ngực của bệnh nhân. Ở kỹ thuật này, máy X-quang xoay quanh bầu ngực để chụp nhiều ảnh, sau đó kết hợp lại thành một ảnh 3D.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí JAMA Oncology năm 2019 cho thấy chụp nhũ ảnh 3D giúp tăng 40% khả năng phát hiện ung thư vú, kể cả những khối u nhỏ, so với cách chụp nhũ ảnh thông thường và giảm sai số trong chẩn đoán. Hơn nữa, kỹ thuật mới còn có hiệu quả phát hiện ung thư vú tốt hơn ở những chị em có mô ngực dày vốn khó phát hiện qua ảnh chụp X-quang. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Radiology, chụp nhũ ảnh 3D cũng giúp giảm một nửa số ca làm sinh thiết mô ngực không cần thiết.
Áo ngực “thông minh”
Với ý tưởng dùng công nghệ thiết bị đeo và cấy ghép để tầm soát ung thư vú, các chuyên gia tại ại học Stanford (Mỹ) đã sáng chế một loại áo ngực “thông minh” có khả năng phát hiện sớm dấu hiệu ung thư. Nhờ được trang bị các cảm biến nhiệt, loại áo này có thể giám sát sự tăng nhiệt ở mô vú, một dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư. Khi phát hiện nhiệt độ tăng cao bất thường, áo sẽ gửi cảnh báo tới ứng dụng đi kèm trên điện thoại thông minh để nhắc người mặc nhanh chóng đi khám.
Các xét nghiệm máu đơn giản, gọi là sinh thiết lỏng, có thể là yếu tố then chốt giúp nhận diện ung thư vú ở giai đoạn đầu, trước khi bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng. Phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn này tập trung kiểm tra các dấu hiệu ung thư vú khác nhau như: các đoạn ADN do khối u thải ra trong máu, những thay đổi ADN do ung thư gây ra, prôtêin do khối u tiết ra và những thay đổi trong tiểu cầu.
ơn cử, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Jacqui Shaw dẫn đầu tại ại học Leicester (Anh) đang phát triển một loại xét nghiệm máu có thể phát hiện lên tới 50 đột biến gien khác nhau và nếu một phụ nữ có nhiều đột biến gien trong số này thì đó là dấu hiệu đã mắc ung thư vú.
Tầm soát bằng công nghệ AI
ể đảm bảo tính chính xác, kết quả chụp nhũ ảnh thường được 2 bác sĩ xem xét, nhưng sai sót trong chẩn đoán ung thư vẫn xảy ra. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy việc dùng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này. Lý do là chúng được thiết kế để nhận diện chính xác khối u trên những bức ảnh chụp X-quang vú.
Theo một nghiên cứu hồi tháng 11-2020, công cụ tầm soát AI mang tên Mia khi thay thế một trong hai bác sĩ để xem 40.000 hình ảnh chụp X-quang ngực đã nhận diện ung thư vú chính xác tương đương kết quả chẩn đoán của 2 bác sĩ. Một nghiên cứu khác đăng trên Tạp chí Nature sau đó còn chứng thực AI tầm soát ung thư vú dựa trên nhũ ảnh của 29.000 phụ nữ đúng như kết quả của 2 bác sĩ cộng lại.
Xét nghiệm hơi thở và nước mắt
Hóa chất là những chỉ dấu ung thư vú được thải ra trong hơi thở và nước mắt của chúng ta. “Tế bào ung thư có quá trình chuyển hóa khác với tế bào khỏe mạnh. Chúng sử dụng thức ăn theo cách thức khác với tế bào thông thường và tạo ra các chất thải khác nhau bay hơi khỏi phổi và có thể phát hiện được từ hơi thở. iều này tương tự với nước mắt” – Tiến sĩ David Crosby thuộc CRUK giải thích.
Video đang HOT
Còn Tiến sĩ Linda Hovanessian Larsen tại ại học Nam California (Mỹ) thì cho biết so với phụ nữ khỏe mạnh, phụ nữ bị ung thư vú có sự biến động khác thường về các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong hơi thở. Vì thế, nhóm của bà đang phát triển một xét nghiệm hơi thở tên là BreathLink. Theo đó, người dùng thổi hơi vào một túi và mẫu hơi thở sẽ được phân tích thông qua quy trình gọi là sắc ký khí – kỹ thuật giúp tách và nhận diện các thành phần VOC. Thử nghiệm cách chẩn đoán đơn giản, không đau và chi phí thấp này trên 593 phụ nữ cho thấy BreathLink nhận diện chính xác 83% trường hợp ung thư, tương đương kết quả chẩn đoán bằng chụp nhũ ảnh và sinh thiết mô vú.
Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản cũng phát triển xét nghiệm TearExo để tìm dấu hiệu ung thư vú trong nước mắt của bệnh nhân. Xét nghiệm sử dụng một thiết bị đặc biệt để truy vết exosomes – những phân tử chứa đầy prôtêin và các đoạn ADN được cho là thúc đẩy tế bào ung thư phát triển.
5 bước tự kiểm tra ung thư vú phụ nữ phải biết
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ, có đến 2,1 triệu phụ nữ mắc bệnh này mỗi năm.
Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh cho biết, thậm chí có đến hơn 23% trường hợp ung thư vú có thể ngăn ngừa được, nếu phát hiện sớm - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Thống kê xác nhận rằng cứ 8 phụ nữ thì có 1 phụ nữ sẽ phát triển ung thư vú trong suốt cuộc đời, theo Women Health Report.
Và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư nhiều nhất ở phụ nữ. Năm 2018, ước tính có 627.000 phụ nữ chết vì ung thư vú, theo WHO.
Nhưng nếu ung thư vú được phát hiện sớm và điều trị trước khi di căn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là rất cao, lên đến 98%, theo Women Health Report.
Vì vậy, việc phát hiện sớm là rất quan trọng.
Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh cho biết, thậm chí có đến hơn 23% trường hợp ung thư vú có thể ngăn ngừa được, nếu phát hiện sớm.
Như vậy, biết các dấu hiệu của ung thư vú và biết cách tự kiểm tra là điều tối quan trọng, vì phát hiện sớm có thể cứu sống người bệnh.
Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh khuyến cáo tất cả phụ nữ nên tập thói quen tự kiểm tra ung thư vú hằng tháng như sau, theo The Sun.
1. Bước một
Đứng, đối diện với gương, nhìn vào gương, hai tay chống hông và thẳng vai.
Tìm kiếm xem có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây không:
* Vết lõm
* Chỗ da nhíu lại hoặc nhăn
* Chỗ da lồi lên hoặc sưng phồng
* Chỗ da tấy đỏ hoặc đốm đỏ
* Đau nhức
* Thay đổi ở đầu ti
2. Bước hai
Vẫn nhìn vào gương, nâng cả hai cánh tay lên cao trên đầu và tiếp tục kiểm tra những điểm nêu trong bước một.
3. Bước ba
Vẫn giữ cánh tay cao trên đầu, kiểm tra xem có dịch chảy ra từ đầu ti hay không.
Có thể là chất lỏng màu trắng đục, màu vàng hoặc nước hoặc máu, theo The Sun.
Điều quan trọng là phải nhận ra bất kỳ thay đổi nào xảy ra ở bầu ngực - rộng ra nách và đến xương đòn.
4. Bước bốn
Nằm, dùng tay đối diện để kiểm tra từng bên ngực. Sử dụng vài ngón tay, sờ nắn và di chuyển theo chuyển động tròn nhỏ xung quanh bầu ngực.
Hãy chắc chắn cảm nhận được toàn bộ bầu ngực bằng cách di chuyển các đầu ngón tay từ trên xuống dưới theo những vòng tròn nhỏ, đảm bảo bao phủ từng cen ti mét.
Ấn nhẹ lên da và lớp mô bên dưới da, ấn vừa trên vùng mô ở giữa bầu ngực và ấn mạnh để cảm nhận phần mô ở sâu bên trong, cảm nhận sâu xuống lồng ngực.
Ngoài việc đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ bất thường nào ở bầu ngực, phụ nữ mạnh khỏe cần đi khám tầm soát ung thư vú - ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Bước năm
Cảm nhận bầu ngực khi đứng hoặc ngồi, cũng di chuyển những ngón tay theo những chuyển động tròn nhỏ.
Nếu phát hiện bất kỳ thay đổi khác thường nào ở bầu ngực, cần phải đi khám ngay.
Mô vú trải rộng đến tận xương đòn và ngang nách, vì vậy cần phải kiểm tra đến những vùng này.
Đến kỳ kinh, bầu ngực thường thay đổi một cách tự nhiên, vì vậy phụ nữ nên hiểu rõ về sự thay đổi này ở bộ ngực của mình, để nhận biết điều bất thường xảy ra.
Ở phụ nữ mang thai, bầu ngực cũng thay đổi nhiều, nên chị em cũng cần để ý, để nhận biết điều gì là bất thường.
Nếu nghi ngờ có điều gì bất thường xảy ra đối với bầu ngực, cần phải đi khám ngay, theo The Sun.
Nên đi khám tầm soát ung thư vú lúc nào?
Ngoài việc đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ bất thường nào ở bầu ngực, phụ nữ mạnh khỏe cần đi khám tầm soát ung thư vú, như sau:
Phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi:
Nên bắt đầu tầm soát ung thư vú hằng năm bằng chụp X-quang tuyến vú, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Từ 45 đến 54 tuổi:
Nên chụp nhũ ảnh hằng năm.
Từ 55 tuổi trở lên:
Nên chụp X-quang tuyến vú 2 năm một lần, hoặc vẫn có thể tiếp tục tầm soát hằng năm.
Việc khám sàng lọc nên tiếp tục cho đến thời điểm được dự báo có thể sống thêm 10 năm trở lên.
Những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, nên được kiểm tra bằng chụp MRI kết hợp với chụp X-quang tuyến vú.
Người có nguy cơ cao mắc ung thư vú, như có người thân đã mắc bệnh, nên báo cho bác sĩ biết càng sớm càng tốt, để có kế hoạch tầm soát tốt nhất, theo chuyên san American Cancer Society.
Nữ nghệ sĩ mắc ung thư vú nhưng vẫn sống hơn 40 năm tới 99 tuổi nhờ 3 thói quen Trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, có một nghệ sĩ vừa nổi tiếng về tài năng, vừa nổi tiếng về sự dũng cảm khi chống lại căn bệnh ung thư hơn 40 năm. Nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc Vu Lam qua đời tại Bắc Kinh vào tháng 6 năm 2020 ở tuổi 99. Nghệ sĩ Vu Lam...