Những con trùm mà game thủ chỉ muốn cheat để qua bàn cho đỡ khổ
Những con boss này không phải đối thủ khó nhất, nhưng lại là đối thủ khó chịu bậc nhất trong quá trình chơi game.
1. The Looking Glass Knight – Dark Souls
Dark Souls là một dòng game rất hấp dẫn với các game thủ bởi độ khó của nó. Mỗi lần người chơi đối phó với 1 con trùm mới là họ lại phải làm quen với việc đối đầu với những con trùm khó chịu, thậm chí nói là “biến thái” cũng không sai. Độ khó của nó khiến cho nhiều người chơi nản chí, thậm chí là phải dùng cả cheat đối đầu với nó, chẳng hạn như con trùm The Looking Glass Knight.
Với khả năng nhảy tấn công AoE diện rộng, rất khó để người chơi có thể chống đỡ được nó. Tất cả những gì họ có thể làm là tránh né tối đa và học thuộc lòng lối đánh của con boss này, đồng thời cầu nguyện cho bản thân may mắn hơn sau mỗi lần game over.
2. Berserker – Gears of War
Khi nhắc đến một game như Gears of War, bạn có thể không nghĩ đến việc phải dùng đầu óc để đánh thắng sức mạnh cơ bắp, nhưng bạn nên nghĩ đến chuyện đó sớm đi. Một trong những boss đầu tiên mà người chơi gặp phải là Berserker, một nữ Locust Drone mà người chơi không thể gây sát thương bằng bất kỳ vũ khí thông thường nào.
Thay vào đó, người chơi phải cẩn thận dẫn Berserker ra khỏi tòa nhà và để ánh bình minh hủy diệt nó. Cách chơi này tốn rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể việc phải duy trì khoảng cách an toàn vì Berserker rất nguy hiểm ở gần.
3. Odogaron – Monster Hunter World
Series Monster Hunter không chỉ có hệ thống chiến đấu khó khăn mà cả cơ chế gameplay phức tạp, vậy nên chẳng lạ gì nếu tên tựa game xuất hiện ở đây. Odogaron là một con boss nhanh đến đáng kinh ngạc. Cứ xuất hiện trong tầm mắt nó là nắm chắc nguy cơ trọng thương.
Trong khi người chơi cần thời gian để hồi máu thì Odogaron có thể tiếp tục bằng những đòn tấn công nhanh. Điều này khó khăn ngay cả với những người chơi giàu kinh nghiệm chứ đừng nói người chơi mới, và là lời cảnh báo rằng những con quái trong game này không hề dễ săn lùng chút nào.
4. Grilgan – Lost Odyssey
Chẳng ai muốn bỏ cuộc khi vừa mới chân ướt chân ráo bước vào game, nhưng Grilgan nhiều khả năng sẽ khiến các game thủ phải đầu hàng. Sở hữu một số đòn tấn công mạnh hơn bất cứ thứ gì từng xuất hiện trước đó, Grilgan dễ dàng đánh tụt cả nhóm xuống 0 HP.
Đó lại chưa phải là kết thúc. Nếu bạn may mắn thoát được, Grilgan sẽ sử dụng các đòn tấn công liên tiếp mà thậm chí những người chơi có kinh nghiệm cũng phải cắn răng chơi lại từ đầu. Chiến lược tốt nhất để đối phó với con quái vật này có lẽ là chơi đi chơi lại đến khi thắng thì thôi.
5. Brock – Pokémon Yellow
Brock không phải đối thủ khó nhất, nhưng lại là đối thủ khó chịu bậc nhất. Người chơi phiên bản Yellow khởi đầu với Pikachu, và Brock với 2 Pokémon hệ Rock/Ground – được coi là thiên địch của chú chuột điện dễ thương. Tất cả những đòn tấm công hệ Electric của Pikachu đều không ra một chút sát thương nào cho 2 Pokémon này.
Vì Pikachu hoàn toàn không có cửa để thắng được Onyx ở level thấp, thế nên người chơi phải tìm cách khác để hạ Brock. Còn nếu dùng Pikachu, người chơi không cày cuốc để nó vượt level so với đối phương, hoặc là… cày cuốc một Pokémon khác, chẳng hạn như Butterfree để có thể đánh bại Geodude và Onyx.
Top 15 tựa game thế giới mở với thời lượng siêu dài cho bạn thoải mái cày xuyên Hè
Mùa cày game đến thật rồi anh em ạ.
Game thế giới mở thường có môi trường cực kỳ rộng lớn, cho phép người chơi tự do tìm tòi mọi ngóc ngách, hang cùng ngõ hẻm nên nó sẽ ngốn rất nhiều thời gian để "phá đảo". Bạn có thể bỏ ra hàng chục giờ đồng hồ mà vẫn chưa khám phá hết bản đồ trong game, phải vòng đi vòng lại mấy lần giữa những địa điểm quen thuộc để hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí số lượng nhân vật trong game cũng cực kỳ đa dạng, muốn gặp gỡ những người này cũng phải mất kha khá thời gian.
Sau đây là top 15 tựa game thế giới mở với thời lượng siêu dài cho bạn thoải mái cày xuyên Hè.
Horizon Zero Dawn (Hơn 60 tiếng)
Trong Horizon Zero Dawn, bạn sẽ vào vai Aloy thông minh khéo léo, sống trong một thế giới mới hậu tận thế, nơi những sinh vật máy móc đã tiến hóa để vươn mình thống trị Trái Đất. Đó sẽ là một thế giới tuy lạ lẫm nhưng đầy cuốn hút và mới lạ cho người chơi thỏa sức khám phá. Để hoàn thành Horizon Zero Dawn thì bạn sẽ mất tầm khoảng 60 giờ lận.
Tuy nhiên nếu muốn thì bạn hoàn toàn có thể phiêu bạt mãi mãi trong thế giới rộng mênh mông này. Chắc chắn dù có chơi bao lâu đi nữa thì một trong những tựa game hay nhất PS4 (giờ đã lên PC) sẽ làm bạn cảm thấy thỏa mãn đến từng phút giây.
Mass Effect: Andromeda (Hơn 93 tiếng)
Nếu nói tựa game này là một kiệt tác thì sẽ hơi quá. Nó không có một cốt truyện quá hay ho, những tuyến nhân vật sâu sắc như những phần game trước đó, nhưng ít nhất thì nó cũng có một thế giới mở rộng lớn và rất nhiều thứ để chơi. Có thể nó hơi khác biệt so với phần còn lại của dòng game Mass Effect nhưng nhìn chung là vẫn đáng trải nghiệm
Game không chỉ có vài bản đồ nhỏ lẻ mà cho người chơi hẳn các hành tinh để khám phá. Trò chơi cũng tập trung vào những trận chiến rực lửa đã làm góp phần làm nên thành công của các phần game gốc khiến nó trở nên thú vị hơn. Với thời lượng hơn 93 giờ chơi, chắc chắn nó sẽ là một tựa game đáng tiền cho những ai muốn trải nghiệm một câu chuyện dài.
Dark Souls (Hơn 105 tiếng)
Nếu bạn là một pro gamer chuyên môn đi buôn hành cho mấy con boss của FromSoftware thì chắc cũng không mất quá nhiều thời gian đâu. Tuy nhiên nếu bạn là người bình thường thì cứ chuẩn bị mấy khoảng hơn 105 giờ và tầm vài trăm lần chết để phá đảo con game siêu khó, siêu dài và siêu kinh điển này nhé.
Dark Souls ném bạn vào một thế giới tối tăm, tang thương, đầy rẫy những thứ yêu vật khát máu nhưng lại quyến rũ một cách lạ kỳ. Mỗi một con boss, một món đồ tưởng chừng như vô tri trong game lại có thể kể cho bạn một câu chuyện đáng nghe về nó. Do game công bằng một cách tàn nhẫn, đến con quái cũng muốn mạnh bằng người chơi, đã vậy còn không cho chỉnh độ khó nên việc khám phá thế giới trong Dark Souls sẽ chỉ dành cho những game thủ thực sự nghiêm túc mà thôi.
Kingdom Come: Deliverance (Hơn 123 tiếng)
Kingdom Come: Deliverance lấy bối cảnh chiến tranh Bohemia thời Trung Cổ. Bạn sẽ vào vai một người anh hùng vô danh, gia đình anh bị hại bởi đoàn quân xâm lược của Sigismund. Vì cảm thấy tội lỗi khi không bảo vệ được gia đình, anh tham gia vào quân đội để chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường hiệp sĩ của mình.
Không có Dungeon, không có Rồng, Elf hay phép thuật gì cả. Những gì bạn được trải nghiệm trong Kingdom Come: Deliverance là một chuyến hành trình dài trung bình hơn 123 tiếng để từ một chàng trai trẻ, mạnh mẽ hơn sau những trận chiến đẫm máu để rồi trưởng thành và viết tên mình lên thành huyền thoại.
Dragon Age: Inquisition (Hơn 127 Giờ)
Người chơi sẽ mất trung bình hơn 127 giờ để hoàn thành Dragon Age: Inquisition. Như tên gọi của mình, tựa game tập trung vào những trận chiến với Rồng cực kỳ gay cấn mà bạn có thể mất đến hơn 1 giờ chỉ để hạ một con Rồng duy nhất. Game cũng hỗ trợ co-op 4 người để "thêm bạn thêm vui".
Có thể đôi khi bạn phải chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, tạm thời làm mất đi cảm giác thế giới mở. Tuy nhiên mỗi khu vực trong Dragon Age: Inquisition đều vô cùng rộng cho anh em thỏa sức vẫy vùng. Hơn nữa, nó cũng cho bạn cảm giác tự do khi có nhiều thứ để khám phá mà không bị gián đoạn
Assassin's Creed: Odyssey (hơn 128 tiếng)
Series game Assassin's Creed luôn là một trong những series game thế giới mở rộng lớn mang lại những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn dành cho người chơi. Chưa kể, nhà làm game ngày càng tích cực thêm vào cốt truyện, truyền thuyết và địa điểm bí ẩn mà game thủ có thể khám phá. Đối với fan, càng dài chơi càng thích.
Khi Odyssey ra đời thì do phần game này lấy lại những kiệt tác có sẵn của phần Origins, công thêm việc nhà làm game biến tấu cốt truyện bằng cách lấy thần thoại Hy Lạp làm bối cảnh chính đã khiến cho số lượng nhiệm vụ, kẻ địch và địa điểm cần khám phá tăng lên thành một con số khổng lồ. Và đương nhiên, điều này sẽ khiến cho game đủ dài để game thủ tốn hàng trăm giờ mới có thể phá đảo hết toàn bộ game.
Don't Starve (hơn 128 tiếng)
Vùng đất hoang dã vô tận của Don't Starve có thể nói là một môi trường không thể lý tưởng hơn của những tựa game thuộc thể loại thế giới mở. Người chơi sẽ phải cố gắng sinh tồn trên một vùng đất tối tăm và cũng là nơi sinh sống của vô vàn những loài sinh vật nguy hiểm như chuồn chuồn mang hình dáng giống con rồng, một con nai một mắt, và những bộ xương quỷ...
Mục tiêu chính của game đó là bạn không được để nhân vật của mình chết đói. Dù Don't Starve có phong cách đồ họa đơn giản và hơi hướng hoạt hình, nhưng đổi lại thì game lại có nội dung phong phú và có giá trị chơi lại cao. Trung bình người chơi sẽ phải mất khoảng thời gian dài hơn 128 tiếng để có thể phá đảo game.
Loạt game chắc chắn sẽ gây bão nếu được chuyển thể thành anime Hầu hết thương hiệu anime đình đám đều đến từ manga hoặc light novel, nhưng sẽ thế nào nếu các tựa game nổi tiếng cũng được chuyển thể? Mặc dù không phải lúc nào cũng thành công, nhưng các phiên bản chuyển thể của video games vẫn có sự hấp dẫn nhất định đối với người hâm mộ. Từ Castlevania cho đến Final...