Những cơn ’sóng ngầm’ hủy hoại tình yêu
Người ta bảo không gì ngọt ngào, đam mê như vợ chồng son nhưng nó chẳng đúng tẹo nào với Minh Công và Duy Uyên.
Người ta bảo tình yêu là trò đùa của số phận nhưng cơ duyên khiến Minh Công và Duy Uyên đến với nhau lại bắt nguồn từ trò chơi của chúng bạn. Ngày đó, dù chơi chung trong một nhóm nhưng họ lại không phải là đôi bạn thân thiết, chỉ biết mặt nhau thôi. Trong một lần tụ tập, cả nhóm bày trò chơi sai khiến, ai thua sẽ phải làm theo yêu cầu của những người còn lại. Minh Công bị thua và phải bế Duy Uyên chạy hai vòng quanh sân. Sau màn “làm quen” ấn tượng này, cả hai bắt đầu để ý đến nhau nhiều hơn. Ban đầu là nhắn tin, chat chít, sau đó thì cafe, xem phim và rồi yêu nhau lúc nào không hay.
Bạn bè biết chuyện đều vui mừng và nói họ giống như một cặp trời sinh. Chàng là kỹ sư công nghệ thông tin, hiền lành, tâm lý. Nàng là cô giáo dịu dàng, thông minh, khéo léo. Hai bên gia đình cũng đều là công chức nhà nước, nói chung rất môn đăng hộ đối. Chuyện tình suôn sẻ ấy mấy ai mà có được. Hiểu được điều này, cả Minh Công và Duy Uyên đều rất biết giữ gìn cho tình yêu êm đẹp. Hai năm đầu tiên, mọi chuyện trôi qua êm đềm như mặt nước hồ thu. Họ dành cho nhau tất cả những gì say đắm, ngọt ngào nhất của một cặp tình nhân. Mỗi khi có chuyện hiểu lầm, một trong hai người luôn biết cách kiềm chế để không phải to tiếng, cãi cọ. Họ cũng né tránh tuyệt đối những tình huống có thể xảy ra xích mích. Người ngoài nhìn vào, ai cũng phải ghen tỵ nhưng không hiểu sao, dần dần giữa họ lại có một cái gì đó vô hình, khiến cả hai không thoải mái. Thế nhưng vì bận bịu với công việc và ngại va chạm nên cả hai lại tặc lưỡi cho qua.
Sang năm thứ ba, khoảng cách giữa họ ngày càng lớn và những bất đồng cũng bắt đầu nảy sinh. Ban đầu là vì khác nhau về sở thích rồi sau đến quan điểm nghề nghiệp, lối sống… Họ bắt đầu chỉ trích nhau nhưng cũng không quá gay gắt như các cặp đôi khác. Có điều, sau mỗi lần như thế, cả hai lại im lặng, không gặp gỡ, liên lạc với nhau, thời gian kéo dài lên tới cả tuần lễ. Dần dần, tuy không nói chia tay nhưng họ cũng chẳng thấy “người kia là một phần tất yếu trong cuộc sống của mình nữa”. Của đáng tội, đúng lúc này, hai bên gia đình giục cưới. Bố mẹ hai bên đưa ra hàng loạt lý do: cả hai đã lớn tuổi, nghề nghiệp ổn định, yêu nhau đã lâu, rồi chuyện con cái… khiến cả hai chỉ biết im lặng và răm rắp làm theo lịch trình do bố mẹ đề ra.
Đám cưới xong xuôi, mối quan hệ của Minh Công và Duy Uyên bước sang một trang mới, chuyển từ người yêu sang vợ chồng. Nhưng sự khác biệt đó có lẽ chỉ người trong cuộc mới nhận ra thôi. Còn người ngoài vẫn thấy Minh Công đi bia hơi, đá bóng đều đặn 3 buổi/tuần với chúng bạn. Cô em kết nghĩa gọi điện lúc nửa đêm, anh vẫn sẵn sàng ngồi buôn đến sáng. Còn Duy Uyên vẫn ngày lên lớp, tối về cơm nước, chăm lo việc nhà hay thỉnh thoảng chạy sang nhà ngoại chơi. Việc ai người đấy làm, nếu cần sự hỗ trợ của người kia thì nói một tiếng.
Video đang HOT
Cuộc sống diễn ra tròn trịa, nề nếp và êm đềm quá nhiều khi lại khiến người trong cuộc chán nản. Sau hai tháng kết hôn, Minh Công đã cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống gia đình. Anh tâm sự: “Vợ chồng mới cưới mà đêm về mỗi người nằm một nửa giường. Chẳng phải vì có quan hệ lăng nhăng bên ngoài, cũng không hẳn đã hết tình cảm với nhau nhưng có lẽ tình yêu đã nhạt nhòa đến mức không thể làm trỗi dậy đam mê. Cô ấy chẳng có gì để chê nhưng cái cánh đàn ông chúng tôi cũng thật lạ, nhiều khi lại ước: Giá như vợ mình “hư” một chút mới hay”.
Cũng giống như thời còn yêu, cả Minh Công và Duy Uyên chẳng mấy khi nói thẳng với nhau suy nghĩ tiêu cực của mình. Anh có thể tâm sự những lời trên với bạn trong khi chỉ biết im lặng trước vợ. Còn với Duy Uyên cũng thế. Cô nói: “Giá như vợ chồng mình cũng có thể cãi nhau ầm lên như các gia đình khác. Mọi chuyện có thể sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Đúng là sóng ngầm đáng sợ hơn rất nhiều so với sóng trên mặt nước”.
Với tình yêu và hôn nhân, một trong những bí quyết quan trọng để duy trì hạnh phúc chính là sự giao tiếp thẳng thắn. Vẫn biết ông bà ta đã dạy “Chồng giận thì vợ bớt lời” nhưng không phải cứ nhẫn nhịn và im lặng suốt đã là tốt. Theo các chuyên gia tâm lý, sau mỗi lần xích mích, hai người cần tìm thời điểm thích hợp để nói cho nhau biết những suy nghĩ thật của mình. Có như thế mới dễ dàng tìm được sự đồng cảm, sẻ chia và yêu thương nhau hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sóng ngầm mại dâm (kỳ cuối): Dẹp tệ nạn mại dâm nào có khó gì!
Tìm một giải pháp cho vấn nạn mại dâm không phải khó. Cái chính là có đủ quyết tâm và sự dũng cảm để nhìn nhận nó một cách thấu đáo. Thế giới đã giải quyết mại dâm thế nào để tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho người dân và du khách?
Núp bóng dịch vụ
Đến hết năm 2011, Đà Nẵng có gần 350 điểm kinh doanh dịch vụ nhạy cảm. Cụ thể, có 13 quán bar quy mô tương đối lớn; 59 cơ sở kinh doanh massage thu hút hơn 420 nhân viên nữ phục vụ. Đặc biệt, các quán karaoke chiếm số lượng lớn với 269 điểm. TP đã tạm dừng việc đăng ký thêm điểm karaoke, tuy vậy các điểm massage vẫn không ngừng tăng lên. Điều dễ nhận thấy, mại dâm hiện tại không phải đứng đường, hình thành các "phố sung sướng" bắt khách trông nhức mắt mà hầu hết hoạt động kín đáo, núp bóng dưới các dịch vụ nhạy cảm. Không phải tất cả, nhưng phần lớn các dịch vụ massage tại Đà Nẵng đều có liên quan đến các hành vi mại dâm. Các hành vi này đều được coi là tệ nạn, ảnh hưởng tới văn hóa, lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vậy làm gì để chấn chỉnh các hành vi mại dâm biến tướng núp bóng từ các dịch vụ nhạy cảm?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) TP Đà Nẵng và được ông cho biết, so với các thành phố lớn khác trên cả nước thì Đà Nẵng vẫn là một trong những "điểm sáng", ít phức tạp về tình hình hoạt động biến tướng của mại dâm. Trong năm 2011, Đội Kiểm tra liên ngành (KTLN) các cấp đã tiến hành kiểm tra 675 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, qua đó đã cảnh cáo, chấn chỉnh 108 cơ sở, xử phạt hành chính 50 cơ sở với số tiền phạt hơn 62 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 13 cơ sở. Ngoài ra, Đội KTLN còn phối hợp với CA các địa phương tổ chức kiểm tra 13 tụ điểm hoạt động mại dâm. Sau kiểm tra, đã phát hiện, xử lý 22 đối tượng, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 3 vụ với 3 đối tượng (1 chủ chứa, 2 môi giới); đưa vào cơ sở chữa bệnh 15 đối tượng bán dâm. Bên cạnh đó, công tác tổ chức tuyên truyền cũng được tích cực phổ biến trong nhân dân khi tổ chức tuyên truyền 932 điểm, thu hút 77.832 lượt người tham dự nhằm nâng cao ý thức trong nhân dân về việc PCTNMD.
Ông Hùng cho biết, TP có thừa các văn bản tổ chức dẹp mại dâm, vấn đề chính vẫn do cách làm. Mặc dù khi triển khai thành lập đoàn KTLN với đầy đủ thành phần từ Thanh tra Sở VH-TT&DL, Văn phòng UBTP, các đơn vị CATP tới Chi cục PCTNMD, những tưởng lực lượng hùng hậu, đã "đánh" sẽ thắng lớn. Tuy vậy, thực tế lại khác, "chưa đánh đã lộ". Nhiều địa điểm, khi Đoàn tới, chủ dịch vụ đã biết trước nên bố trí sẵn phương án phòng bị, kết quả kiểm tra công cốc. Mặt khác cũng phải thấy, kinh phí cho hoạt động phòng chống tệ nạn không cao, gây trở ngại nhất định. Cụ thể, chế độ chi cho cán bộ hoạt động đêm, có tính chất nguy hiểm, chỉ có 60 ngàn đồng/đêm là quá thấp. Đấy là chưa kể đến cách trang bị kỹ thuật khi mà hoạt động của tệ nạn ngày càng tinh vi, nhiều tụ điểm có tính chất phức tạp, nguy hiểm.
Các dịch vụ nhạy cảm như vũ trường, bar là nơi núp bóng của mại dâm hiện nay.
Quan niệm về mại dâm
Dưới góc độ xã hội học, Thạc sĩ Nguyễn Duy Hới - ĐH Khoa học Huế nhìn nhận: "Mại dâm là một hiện tượng xã hội, có lịch sử tồn tại lâu đời cả ở phương Đông và phương Tây. Trong truyền thống văn hóa Việt vốn chịu nhiều tư tưởng của Nho giáo thì tệ nạn mại dâm bị lên án cực lực. Nếu trong một làng, một dòng họ có người làm nghề bán dâm thì bị cả dòng họ, cả làng lên án và ruồng bỏ đối với những cá nhân liên quan.
Theo quan niệm của người xưa, người bán dâm làm ảnh hưởng, hoen ố đến hình ảnh và danh dự của cả một làng, một dòng họ nên không thể chấp nhận được. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường thâm nhập sâu vào đời sống xã hội thì tệ nạn mại dâm lại có một đặc điểm mới. Đó là quan niệm về mại dâm của giới trẻ "thoáng" hơn. Chính vì thế, xu thế hoạt động mại dâm ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Nhưng cũng phải khẳng định, việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu sinh lý chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ trong xã hội, không phải phổ biến.
Trước việc quản lý, phòng chống gắt gao của ngành chức năng, mại dâm có dịu xuống, nhưng ở bề nổi, còn thực chất bên trong vẫn ngấm ngầm, diễn biến phức tạp. Dưới góc độ quy chuẩn đạo đức, khi tệ nạn mại dâm ngày càng có chiều hướng phát triển thì điều đó cũng có nghĩa rằng những giá trị về đạo đức, giáo dục và lối sống của không chỉ người bán dâm xuống cấp mà về mặt xã hội cũng có vấn đề(!). Do vậy, để quản lý, chấn chỉnh tốt những hành vi lệch lạc như mại dâm, đòi hỏi cơ quan quản lý, các cấp, các ngành về văn hóa, giáo dục... cần xây dựng những hệ thống giá trị chuẩn mực, các chế tài đủ sức răn đe và những áp lực đối với cả người bán, cả người mua dâm trong mối tương quan về đạo đức và lối sống".
Hiện nay, cả thế giới coi mại dâm là một tệ nạn cần bài trừ, tuy nhiên mỗi nước lại có cách đối xử với tệ nạn này rất khác nhau. Việt Nam và phần lớn các nước khác cấm tuyệt đối tệ nạn này trong khi một số nước lại quản lý nó bằng cách "sống chung" với nó. Chẳng hạn tại Đức, Italia, Thái Lan... thừa nhận mại dâm là nghề, có điều luật để quản lý. Ở Hà Lan, mại dâm còn được quảng cáo trên một số phương tiện thông tin. Tuy vậy, tại các quốc gia này, gái mại dâm được kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên, phải đóng thuế rất nặng, được quy hoạch vào các khu phố để hành nghề gọi là "phố đèn đỏ".
Rõ ràng, việc dẹp tệ nạn mại dâm sẽ không quá khó, nếu có sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành một khi chúng ta có cái nhìn đúng đắn về nó. Bởi, chỉ có nhìn nhận rõ bản chất sự việc mới tìm ra được nguyên nhân và đó là cái gốc của vấn đề: dẹp tệ nạn mại dâm phải từ "gốc" chứ không thể từ "ngọn" như trước đến nay chúng ta vẫn làm.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống mại dâm, ma túy, AIDS năm 2011 vừa diễn ra, Bộ Y tế báo cáo, năm 2011, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm 41,4% ( năm 2010 là 38,7%). Trong khi đó, trường hợp nhiễm HIV lây qua đường máu chiếm tỷ lệ 46,7% (giảm 3% so với cùng kỳ năm 2010). Như vậy, khả năng nhiễm HIV thông qua tình dục (chủ yếu gái bán dâm) đang gia tăng và nhiễm HIV qua ma túy lại giảm. Cũng theo báo cáo, trong năm 2011, lực lượng CA các cấp của 57/63 tỉnh, thành phố đã bắt giữ 1.385 gái bán dâm, hơn 1.200 khách mua dâm và 834 là chủ chứa.
Theo ANTD
Sóng ngầm mại dâm (7): Muôn nẻo đường trở thành "gái gọi" Con đường nào đã đẩy những cô gái vào chốn bán thân? Con đường nào đã đưa khách đến với những đường dây gái gọi? Điều gì còn đọng lại sau tệ nạn nhức nhối này? Đường đến gái gọi Sau khi vũ trường P. tạm ngừng hoạt động, phần lớn dân chơi Đà thành dạt về vũ trường Q. trên đường Bạch...