Những con số thú vị về giải Nobel
Ai là người đoạt giải Nobel cao tuổi nhất và trẻ tuổi nhất? Có bao nhiêu phụ nữ đoạt giải Nobel? Dưới đây là một số câu trả lời dựa trên số liệu của Ủy ban Nobel.
Theo Ủy ban Nobel, người đoạt giải Nobel cao tuổi nhất là Giáo sư Leonid Hurwicz, một người Mỹ gốc Nga thắng giải Nobel Kinh tế vào năm 2007 ở tuổi 90 và qua đời vào tháng 6.2008.
Giáo sư Leonid Hurwicz – Ảnh: AFP
Nhà thần kinh học người Ý Rita Levi-Montalcin, đoạt giải Nobel Hóa học năm 1986 là người thắng giải Nobel cao tuổi nhất và vẫn còn sống. Bà vừa tổ chức sinh nhật lần 103 vào ngày 22.4.2012.
Nhà thần kinh học người Ý Rita Levi-Montalcin (103 tuổi) – Ảnh: AFP
Vào năm 2007, tác giả người Anh Doris Lessing đoạt giả Nobel Văn học ở tuổi 87. Bà Lessing cho rằng giải Nobel là “một thảm họa” vì khiến bà không còn thời gian để viết sách.
Video đang HOT
Nhà văn Doris Lessing – Ảnh: AFP
Người trẻ nhất đoạt giải Nobel là Lawrence Bragg (1890-1971), một nhà khoa học người Anh đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1915, khi mới 25 tuổi.
Kể từ năm 1901, khi giải thưởng Nobel đầu tiên được công bố, đến nay đã có 44 phụ nữ (Marie Curie 2 lần) và 786 người đàn ông đoạt giải.
Học để giao lưu với người đoạt giải Nobel
Các học sinh tại một trường trung học ở Stockholm (Thụy Điển), đang tham dự một lớp học về giải Nobel để có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với một người đoạt giả Nobel vào tháng 12 tới.
Một giờ học về giải thưởng Nobel tại Trường Rinkeby – Ảnh: AFP
Kể từ năm 1992, các học sinh ở Trường trung học Rinkeby (Thụy Điển) có một học kỳ được học về giải thưởng Nobel hằng năm.
Đến cuối khóa học, các học sinh này sẽ được đến gặp gỡ, giao lưu với một trong những người đạt giải Nobel (thường là giải Nobel Văn học).
Theo AFP, lớp 8A tại Trường Rinkeby, bao gồm 20 học sinh (14 tuổi), đã được chọn để tham gia khóa học về giải Nobel nhờ vào thành tích học tập tốt của những học sinh này.
“Các học sinh được chọn để tham gia chương trình này sẽ giúp chúng có thêm kiến thức mới thông qua các tác phẩm của những người đoạt giải Nobel và tăng cường kỹ năng ngôn ngữ”, giáo viên dạy tiếng Thụy Điển tại trường, cô Nina Halmkrona cho biết.
Ủy ban Nobel “phải suy nghĩ về điều kiện sống và làm việc trước khi trao giải thưởng cho bất kỳ cá nhân nào, để giải được trao cho người xứng đáng nhất”, AFP dẫn lời Denya, một nữ sinh lớp 8A.
Một học sinh lớp 8A khác có tên Abdulahi cho biết giải Nobel không nên trao cho những người trẻ vì họ có cả một tương lai phía trước để học tập, nghiên cứu và đoạt giải thưởng sau này.
Theo TNO
Giải Nobel Văn học 2012 sẽ có chủ vào ngày 11.10
Nhà thơ Tomas Transtroemer đoạt giải Nobel Văn học 2011 - Ảnh: nobelprize
Chủ nhân của giải Nobel Văn học 2012 sẽ được công bố vào ngày 11.10 này tại Stockholm (Thụy Điển), AFP dẫn Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết vào hôm nay 8.10.
Theo đó, giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới được chờ đợi trong năm nay sẽ có người chiến thắng vào lúc 13 giờ ngày 11.10 (giờ địa phương, tức 18 giờ cùng ngày theo giờ VN)
Được biết, ngày công bố giải thưởng Nobel Văn học theo thông lệ chỉ được cho biết vài ngày trước đó, trong khi những giải thưởng khác đã được xác định từ lâu.
Hiện không có khuôn mặt nào nổi bật chắc chắn cho giải Nobel Văn học năm nay. Tuy nhiên, theo ước đoán của AFP thì có thể giải thưởng danh giá này sẽ được trao cho một nữ tác gia hay một nhà văn Bắc Mỹ.
Trong lịch sử trao giải Nobel Văn học từ năm 1901, chỉ có 12 phụ nữ đoạt giải. Trong khi nhà văn Bắc Mỹ gần đây nhất chiến thắng giải thưởng cao quý này là vào năm 1993 với nữ nhà văn Mỹ Toni Morrison.
Trong khi đó, cũng theo AFP, trên hai trang web cá cược nổi tiếng của Thụy Điển, hai vị trí đầu ở giải Nobel Văn học thuộc về nhà văn Trung Quốc Mo Yan và nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami
Giải Nobel Văn học năm ngoái được trao cho nhà thơ nước chủ nhà Tomas Transtroemer.
Theo TNO
Giải Nobel Vật lý 2012 thuộc về hai nhà khoa học Pháp và Mỹ Ngày 9.10, Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Vật lý 2012 thuộc về nhà khoa học người Mỹ và Pháp. Giải Nobel Vật lý, được tuyên bố tại thành phố Stockholm (Thụy Điển), thuộc về nhà khoa học Serge Haroche (Pháp) và David Wineland (Mỹ) nhờ vào hai công trình nghiên cứu trong lĩnh vật lý lượng tử. Hai nhà khoa học...