Những con số biểu hiện sức lan tỏa game trên thế giới
92% các hộ gia đình tại Australia, 50% dân số Anh, 91% trẻ em tại Mỹ đang sử dụng máy tính và console để “chơi điện tử.”
Ngành công nghiệp game đã có những bước phát triển vượt bậc và tăng trưởng theo cấp số nhân trong thập niên vừa qua. Ngoài những biểu hiện bên ngoài như sự thay đổi về công nghệ đồ họa, sự dài ra của các danh mục trò chơi thì việc tất cả mọi người từ lớn tới nhỏ tại mọi nơi trên thế giới đang dần bước chân vào ngành giải trí hấp dẫn này mới chính là thước đo quan trọng nhất đánh giá thành công của game.
Dưới đây là các số liệu về tình hình cũng như xu hướng, thói quen chơi game của người dân tại 3 nước đại diện cho các thị trường lớn là Mỹ, châu Âu và Australia.
Tại Australia
Các bậc phụ huynh ở Australia có nhận thức rất cao về các bảng xếp loại game.
Một báo cáo được công bố gần đây dựa trên nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Bond, khảo sát hơn 1.200 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên cho biết những gia đình tại Australia đang ngày càng có nhiều game thủ.
92% các hộ gia đình tại đây có một thiết bị chơi game, tăng 4% so với năm 2008, với những nhà có trẻ em dưới 18 tuổi, con số này vào khoảng 95%. Mặc dù máy chơi game hiện diện trong hầu hết các gia đình, chỉ có 3% game thủ chơi quá 5 giờ một ngày và 57% game thủ chơi game ít nhất một lần một ngày.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người Australia không có nhiều hứng thú với các sản phẩm trên smartphone bởi chỉ có 43% hộ gia đình chơi game bằng cách sử dụng điện thoại và 13% sử dụng máy tính bảng. Thay vào đó, 62% game thủ chơi trên máy tính, 63% trên các máy console và 13% trên thiết bị di động như PS Vita. Các trò chơi trên mạng xã hội cũng như làn sóng chơi game trên di động đang bùng nổ, nhưng hầu hết mọi người đều coi việc chơi game trên di động chỉ là thú vui “giết thời giờ” chứ không mang mục đích giải trí hay thư giãn.
Độ tuổi chơi game trung bình của người dân đã tăng từ 30 (năm 2008) lên 32, tuy nhiên con số này không nói lên rằng game thủ đang lão hóa mà bởi 3/4 game thủ đều trên 18 tuổi, đây là hệ quả của việc quản lý trò chơi dành cho trẻ em tại Australia. Các game thủ tại đây có thời gian chơi trung bình là 12 năm, 1/4 trong số đó chơi hơn 20 năm. Mặc dù vậy, số người yêu thích game vẫn chiếm phần lớn ở độ tuổi 6-15 (94%) trong khi mức độ quan tâm của các game thủ trên 51 tuổi chỉ còn 43%.
Australia có được con số tuyệt vời trên là nhờ phần lớn vào công sức và nhận thức của các bậc phụ huynh. 56% các bậc cha mẹ cho biết họ hiểu rõ việc quản lý các máy console một cách hợp lý và hơn 70% người lớn mua các trò chơi cho con cái mình. Đa phần trong số này còn hiểu rõ về mức đánh giá xếp loại game đối với từng độ tuổi.
Tại các cửa hàng, 43% các trò chơi được bán là game dành cho gia đình, game hành động chiếm 18%, game bắn súng là 15% và game thể thao hay đua xe 9%.
Tại Anh
Một nửa dân số Anh “chơi điện tử”.
Đất nước tiêu biểu cho thị trường game châu Âu có con số ấn tượng với 50% người dân chơi game video. Dân số của Anh hiện tại khoảng 62 triệu và 32,9 triệu người đã nói rằng họ đã và đang chơi game trên iPad, điện thoại Android, PlayStation và Xbox trực tuyến.
Các kết quả này được công bố trong một báo cáo mang tên “”Gaming Britain” do Cục Quảng cáo và Internet ( Internet Advertising Bureau) thực hiện.
Báo cáo cho thấy 82% người sử dụng Internet trong độ tuổi từ 8 đến 65 tuổi và số đông tập trung vào độ tuổi 25 đến 45.
49% người chơi thích các game giải đố và thử thách trí tuệ, 23% game thủ thích bắn súng. Ngoài ra có 49% người chơi game là nữ.
“Nghiên cứu mới này sẽ thay đổi định kiến của nhiều người về các đối tượng chơi game hiện nay. Game đã ăn sâu vào lối sống cũng như con người tại Vương quốc Anh hiện nay. Trái với các suy nghĩ đây là tệ nạn xã hội, các trò chơi giúp duy trì tình bạn và mối quan hệ gia đình. Khi tất cả mọi người trong gia đình đều tham gia vào một trò chơi, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn”, Jack Wallington, người đứng đầu chương trình nghiên cứu này, cho biết.
7/10 người lớn tại Anh chơi game cùng với gia đình và bạn bè trong khi chỉ có 3/10 người chơi trực tuyến. Những người có gia đình chơi game nhiều hơn những người độc thân bởi đó là một cách để tiếp cận và làm thân với con cái.
Tại Mỹ
91% trẻ em ở Mỹ đều đã tiếp xúc với game.
Phía bên kia bán cầu, tại Mỹ, trung tâm phát triển game được coi là lớn nhất thế giới, 91% trẻ em đều chơi game.
Theo một báo cáo mới đây từ nhóm nghiên cứu thị trường hàng đầu NPD Group, khoảng 64 triệu trẻ em (91%) trong độ tuổi từ 2-17 đang chơi game ở Mỹ, tăng 9% so với năm 2009.
Trẻ em tạo nên 44% doanh số bán hàng tại các cửa hàng trò chơi điện tử tại Mỹ. Đặc biệt phân khúc game trên điện thoại di động tăng từ 8 lên 38% so với năm 2009 trong khi các thiết bị cầm tay như Nintendo DS hay PSP chỉ tăng 38% lên 45%.
Các dữ liệu trên được thu thập thông qua 4.136 trẻ em từ 2 đến 17 tuổi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Dragonica bản Việt - Đầu đã xuôi, đuôi có lọt?
Ra mắ thành công với lượng người chơi tăng liên tục, Dragonica đang thừa thắng trên con đường ra mắ.
Dragonica bản Việ đang trởhành game hot nhấ ởhời điểm hiện tại, sau khi qúa tải cả hai server ngay ngày đầu ra mắ, mởiếp cụm máy chủhứ 3 màấ cả các kênh đều trong tình trạng "đông" và "rấ đông", CCU đạ 10.000 chỉ sau 3 ngày mở cửa. Với những con số ấn tượng ấy, có vẻ nhưrò chơi đăng tạo được quá nhiều lợi thế cho mình trong hành trình ra mắ game thủ Việ.
Dragonica ghi điểm không í trong mắ game thủ. Chẳng thế mà có nhiều gamer đã ngỏ ý cảm ơn NPH vì khắc phục tình trạng lag, dis cho trò chơi. Thậm chí, có nhiều gamer còn mong muốn được nạp card để giúp cho game phá triển tố hơn.
Theo Bưu Điện Việ Nam
Mới tháng 05 đã có tên MMO xuất sắc nhất năm 2011 Đó là vinh dự được dành cho World of Tanks tại sự kiện KRI 2011. World of Tanks đã vinh dự giành giải MMO hay nhất (Best Game of 2011). Đây là điều khá lạ lùng vì hiện tại mới chỉ nửa năm trôi qua và vẫn còn rất nhiều thời gian phía trước cho các tựa game chưa lộ mặt khẳng định...