Những con số ấn tượng trong tang lễ Lý Quang Diệu
Khoảng 1/5 dân số Singapore viếng cố thủ tướng Lý Quang Diệu và 170 quan chức nước ngoài dự tang lễ của ông trong ngày 29/3.
Người dân xếp hàng ven đường chờ xe đưa linh cữu Cố thủ tướng Lý Quang Diệu tới nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: EPA
Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, mất ngày 23/3/2015. Cố thủ tướng là người góp công lớn trong nỗ lực biến Singapore từ một đất nước nghèo khó, lạc hậu trở thành cường quốc hàng đầu trong khu vực, với thu nhập bình quân của người dân ở mức hàng đầu trên thế giới, BBC đưa tin.
Trong tang lễ ông Lý, 454.687 người đi quanh quan tài để tiễn biệt ông khi linh tại tòa nhà quốc hội. Theo số liệu của chính phủ Singapore, trung bình 6.500 người vào để tiễn biệt ông mỗi giờ. Vào buổi chiều ngày 27/3, số người xếp hàng vào viếng ông Lý Quang Diệu đạt mức kỷ lục. Trong thời gian đỉnh điểm, nhiều người phải xếp hàng tới 10 tiếng để tiễn biệt nhà lãnh đạo vĩ đại của đất nước.
Khoảng 1,1 triệu người, tương đương 1/5 dân số đảo quốc sư tử, tới 18 điểm viếng trên khắp đất nước để tỏ lòng tôn kính đối với ông Lý Quang Diệu.
170 quan chức quốc tế tham dự lễ viếng cố thủ tướng Lý Quang Diệu. Đoàn xe tang đưa quan tài của ông Lý đi qua chặng đường 15,4 km trước khi tới đài hóa thân Mandai. Nghi thức hỏa táng diễn ra vào ngày 30/3 trong buổi lễ gia đình.
249.844 người nhấn nút “Like” trang Facebook mang tên “Tưởng nhớ Lý Quang Diệu”.
Hai tàu Hải quân Singapore thực hiện nghi lễ tiễn biệt cố thủ tướng tại vịnh Marina. Các thủy thủ treo cờ đen cùng những lá cờ với các chữ L, K, Y – tên viết tắt của cố thủ tướng Lý Quang Diệu theo tiếng Anh. Loạt đại bác tiễn biệt cố thủ tướng rền vang trong cơn mưa lớn.
Toàn thể đất nước dành một phút mặc niệm người cha lập quốc. Mọi hoạt động dường như dừng lại trong thời khắc ấy.
Theo Tri Thức
Video đang HOT
Bài điếu văn xúc động của con trai dành cho Lý Quang Diệu
Thủ tướng Singapore khẳng định sự đồng lòng của người dân trong những ngày thương tiếc ông Lý Quang Diệu khiến đất nước Singapore đoàn kết và vững mạnh hơn.
Ông Lý Hiển Long đọc điếu văn tại lễ quốc tang dành cho ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Twitter
"Những ngày vừa qua là một tuần đầy u ám đối với Singapore. Ánh sáng dẫn đường cho chúng ta trong những năm qua đã tắt. Chúng ta đã mất người cha lập quốc, ông Lý Quang Diệu, người sống trọn cuộc đời vì đất nước Singapore", Thủ tướng Lý Hiển Long mở đầu bài điếu văn trong ngày quốc tang.
Con trai cả của vị thủ tướng đầu tiên của Singapore, ông Lý Hiển Long, là người đọc điếu văn đầu tiên trong tổng số 10 điếu văn trong tang lễ của người cha lập quốc.
Hành trình dựng nước
Ông Lý Hiển Long cho biết: Khi bố tôi còn nhỏ, ông chưa bao giờ định trở thành chính trị gia, chứ đừng nói tới việc lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, trải qua nhiều giai đoạn và biến cố, bố nghĩ đến một giấc mơ cao cả: xây dựng đất nước đa chủng tộc và đa tôn giáo".
"Đất nước này không thuộc về bất kỳ cộng đồng riêng lẻ nào, mà thuộc về tất cả chúng ta", ông Lý Hiển Long nói.
Người dân Singapore theo dõi lễ quốc tang qua truyền hình trực tiếp. Ảnh: Twitter
Đương kim thủ tướng Singapore nhớ lại những năm ông Lý Quang Diệu xây dựng quân đội trong những ngày đầu độc lập.
"Với sự trợ giúp của ngài Goh Keng Swee, ông đã xây dựng Lực lượng vũ trang Singapore (SAF) từ hai tiểu đoạn bộ binh và một tàu gỗ cũ. Ngày nay họ trở thành một trong những lực lượng thiện chiến và hiện đại nhất", Thủ tướng Singapore mô tả.
Trong ký ức của ông Lý Hiển Long, bố là một người "trực ngôn và không bao giờ né tránh sự thật dù chúng có thể khó chấp nhận". Ông luôn là có những bài nói chuyện mạnh mẽ, truyền cảm hứng, khiến người khác lay động.
"Ông Lý Quang Diệu thực sự là một chiến binh. Chúng ta từng trải qua những giai đoạn khủng hoảng tưởng chừng vô vộng, song ông vẫn kiên định và quyết liệt. Bởi vì ông không ngừng chiến đấu khiến chúng ta như tiếp nhận thêm lòng dũng cảm và sát cánh cùng ông", Thủ tướng Lý Hiển Long nói.
Ông Lý Hiển Long đọc điếu văn bên cạnh quan tài đặt thi thể ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Twitter
Bài điếu văn của ông Lý Hiển Long khẳng định "ông Lý Quang Diệu luôn quan tâm đến nhân dân Singapore mà ông đang phụng sự và những người hỗ trợ ông".
"Sự quan tâm không diễn ra một cách trừu tượng, mà nó rất thiết thực đối với từng cá nhân", ông bình luận.
Nhờ tài lãnh đạo và tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu, lợi ích quốc tế của Singapore được khẳng định, không gian chiến lược mở rộng. Singapore dù là một quốc gia nhỏ nhưng tiếng nói của chúng ta luôn được lắng nghe trên trường quốc tế.
"Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu không ngại thay đổi tư tưởng khi một chính sách không còn phù hợp. Ông không bao giờ mù quáng bám chặt con đường cũ trong khi thế đối thay đổi", ông Lý Hiển Long khẳng định.
Lối sống giản dị, trong sạch
Ông Lý Hiển Long cho biết ngôi nhà của ông Lý Quang Diệu rất khiêm tốn. Ông luôn giữ thói quan tiết kiệm. Ông mặc một áo khoác quen thuộc trong nhiều năm.
Vào ngày sinh nhật lần thứ 90, ông vẫn nhắc nhở các nghị sĩ phải luôn xây dựng Singapore trong sạch và không tham nhũng.
Gia đình của ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Twitter
"Mẹ tôi là một phần quan trọng trong cuộc đời của bố. Họ là một cặp vợ chồng yêu thương sâu sắc. Bà cũng là người vợ chung thủy của ông. Khi tôi gần 60 tuổi, bố cũng sắp 90 tuổi. Nhưng đối với bố, tôi luôn là con trai của ông. Đối với tôi, ông luôn là người bố để tôi yêu thương và trân quý như những ngày còn nhỏ. Những năm tháng sống bên cạnh bố khiến tôi trở thành con người như ngày hôm nay", ông Lý Hiển Long nói.
Thủ tướng Singapore cho biết, ông Lý Quang Diệu vẫn tiếp tục học tập và bổ sung kiến thức dù tuổi đã cao.
"Khi 70 tuổi, ông bắt đầu học cách sử dụng máy tính. Vào ngày 4/2, một ngày trước khi phải vào bệnh viện, ông đã ra quyết định cuối cùng trong việc chọn gia sư dạy tiếng Hoa", vị thủ tướng kể.
2015 là năm kỷ niệm 50 năm kể từ ngày Singapore độc lập. "Tất cả chúng ta đều mong ông Lý Quang Diệu có thể cùng mọi người ăn mừng sự kiện này. Đáng buồn thay, viễn cảnh ấy không thể xảy ra. Đối với những người muốn tìm kiếm dấu ấn của ông Lý Quang Diệu, người Sinapore sẽ trả lời bạn rằng: Hãy nhìn xung quanh'", ông Lý Hiển Long nói.
Vị thủ tướng đời thứ ba của Singapore khẳng định: "Các quan điểm và lý tưởng của ông Lý Quang Diệu sẽ tiếp tục sống mãi trong chính phủ và dẫn lối người dân Singapore. Cuộc sống của ông sẽ luôn truyền cảm hứng cho người Singapore và những thế hệ sau. Nỗi đau mất mát trong những ngày chúng ta thương tiếc ông Lý Quang Diệu khiến nhân dân đoàn kết và vững mạnh hơn".
"Xin cám ơn ông, Lý Quang Diệu. Mong ông yên nghỉ", ông Lý Hiển Long kết thúc bài điếu văn.
Theo Tri Thức
Chuyện về chiếc hộp đỏ Lý Quang Diệu luôn mang bên mình Lý Quang Diệu, vị thủ tướng khai sinh ra CH Singapore và là người có công đưa quốc đảo nhỏ bé này thành một cường quốc kinh tế, luôn mang theo mình một chiếc hộp màu đỏ dù đi bất cứ nơi đâu. Báo Quartz đưa tin, chiếc hộp màu đỏ tía này rộng khoảng 14cm, chứa giấy tờ, thư từ, sổ tay,...