Những con phố thời trang ở Hà Nội: Ngày ế ẩm, tối tắt đèn “đi ngủ sớm”
Trong thời kỳ dịch bệnh, nhu cầu người dân đi mua sắm quần áo giảm, các con phố thời trang ở Hà Nội rơi vào tình trạng ế ẩm. Nhiều cửa hàng nghỉ bán sớm, đóng cửa, chờ sang nhượng, trả lại mặt bằng.
Sau 4 đợt dịch bệnh Covid-19 hoành hành tại Hà Nội, hàng loạt tuyến phố nổi tiếng kinh doanh thời trang như Hàng Ngang, Chùa Bộc, Cầu Giấy, Đông Các… đã phải tạm dừng hoạt động vì không đủ sức trả tiền thuê mặt bằng, nhiều hộ kinh doanh thua lỗ. Lác đác vài cửa tiệm còn mở cửa duy trì lay lắt qua ngày.
Hàng Ngang, Hàng Đào là những con phố có giá thuê nhà mặt tiền đắt đỏ nhất Hà Nội, chuyên bán buôn quần áo, phụ kiện thời trang… đi khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng trên “đất vàng” đã phải đóng cửa nghỉ kinh doanh vì dịch bệnh.
Anh Quý bán quần áo tại Hàng Ngang, vừa dọn hàng vừa tâm sự: “Bình thường từ sáng tới tầm 17h-20h rất đông khách đến xem quần áo. Giờ khách ít đến mua hơn, không đủ tiền thuê nhân viên trông quán nên phải tạm đóng sớm hơn mọi khi”.
“Hộ nào có nhà mặt đường tự kinh doanh thì còn trụ được, bán duy trì qua ngày. Chứ nếu phải thuê mặt bằng kinh doanh thì đa số đều nghỉ hết rồi, làm sao chịu nổi tiền nhà đóng theo năm vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ bạc”, anh Quý chỉ sang dãy cửa hàng đối diện bên phố cho biết thêm.
Một cửa hàng thời trang giày hiếm hoi trên phố Hàng Bông còn mở cửa kinh doanh, đề bảng giảm giá sâu nhưng vẫn vắng khách mua hàng. Nhân viên gục đầu nghỉ bên quầy vì chán nản.
Video đang HOT
Nhiều cửa hàng thời trang đại hạ giá tới mức chỉ còn vài chục nghìn đồng một sản phẩm quần/áo nhưng cũng không cải thiện được tình hình.
Cảnh các cửa hàng thời trang nằm sát nhau trên phố Bà Triệu xảy ra tình trạng “một mất một còn” nhiều không kể hết.
Phố Đông Các vài năm trở lại đây là con phố sầm uất kinh doanh thời trang, chủ yếu cho giới trẻ. Những ngày này cũng vô cùng ảm đạm, vắng khách.
Những cửa hàng bán đồ mùa hè, váy áo du lịch cho giới trẻ gần như mở cửa chỉ để duy trì, bán lay lắt qua mùa dịch.
Khung cảnh đìu hiu vắng khách ở phố Đông Các.
Thậm chí chợ đồ “sida” ngay cạnh đó cũng không một bóng người. Đây là khu chợ bán thời trang quần áo đã qua sử dụng, khách chủ yếu là dân lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn hoặc những người săn tìm đồ hiệu cũ.
Các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự. Giờ hoạt động tại các TTTM này cũng được điều chỉnh mở cửa muộn hơn và đóng cửa sớm hơn 1 tiếng.
Nhiều gian hàng thời trang bên trong TTTM mở cửa nhưng tắt đèn bên trong. Khu vực sảnh không bóng người qua lại.
Đường Cầu Giấy lâu nay cũng trở thành “phố thời trang” ưa thích của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. Những ngày dịch bệnh, khoảng 19-20h tối là một số cửa hàng dần đóng cửa.
Thậm chí nhiều cửa hàng thời trang trên phố Trần Nhân Tông đóng cửa sớm từ 18h khi nhân viên hết ca làm chiều, cho ma-nơ-canh “đi ngủ sớm”.
Vắng khách, các chủ cửa hàng buộc phải cắt giảm nhân viên ca tối để giảm nguồn chi, tiết kiệm được cả tiền điện chiếu sáng và điều hòa…
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...