Những cơn ho kéo dài có phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm không?
Những cơn ho kéo dài, dai dẳng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, họ kéo dài còn kèm theo một số căn bệnh nguy hiểm khác mà ít ai ngờ đến
Giãn phế quản là bệnh thường gặp ở người lớn, có triệu chứng cơ bản là ho kéo dài có đờm. Bệnh này có hai dạng: khô và ướt. Bệnh giãn phế quản khô là ho ra máu nhiều lần, còn bệnh giãn phế quản dạng ướt là khạc và ho ra đờm mủ. Đờm thường đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Đặc biệt, triệu chứng của bệnh này khá giống với bệnh tắc nghẽn phổi nên bạn cần lưu ý. Khi gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên tới các cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh một cách kịp thời, tránh gây nguy hiểm.
Bệnh ho gà
Bệnh ho gà đã được loại trừ về cơ bản khi trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa nhưng nó vẫn có thể quay trở lại do sự chủ quan của nhiều người khi không tiêm phòng.Triệu chứng ban đầu của ho gà giống như cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ. Sau một hoặc hai tuần, ho bắt đầu nhiều lên, thậm chí dữ dội hơn khiến người mệt mỏi.
Khi có dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ho gà được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm máu, chụp x-quang và được điều trị bằng kháng sinh.
Video đang HOT
Hen suyễn cũng là một bệnh khá phổ biến về đường hô hấp, tỷ lệ tử vong cao, chỉ sau ung thư. Căn bệnh này có thể gây co thắt phế quản, cản trở sự lưu thông của không khí trong phổi do đường dẫn khí trong tình trạng viêm nhiễm, phù nề, dễ bị kích ứng.
Hầu như ho dai dẳng, ho lâu ngày là triệu chứng rõ ràng nhất của hen suyễn. Những cơn ho cũng thường hay xuất hiện vào ban đêm quấy rối giấc ngủ của bạn do đường thở đột ngột bị thu hẹp. Khi thức dậy vào buổi sáng người bệnh thường khạc ra khá nhiều đờm. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể tái phát rất nhiều lần.
Bệnh ung thư phổi
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, có tới 65% số người bị ung thư phổi bị ho mãn tính tại thời điểm chẩn đoán, thậm chí nó là triệu chứng duy nhất để chẩn đoán.Thuốc lá là đối tượng nguy cơ cao gây ra ung thư phổi cho con người. Tuy nhiên, có tới 28% số người không bao giờ hút thuốc cũng mắc ung thư phổi. Do vậy, khi những cơn ho kéo dài hơn hai tuần hoặc xuất hiện chất nhầy máu hoặc màu rỉ sét, khàn tiếng, nuốt đau… cần tiến hành làm các xét nghiệm lâm sàng cần thiết để loại bỏ khối u có thể xuất hiện trong phổi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh viêm phổi
Ho trong viêm phổi khác so với các bệnh lý khác. Đó thường là ho khan, dai dẳng và thường xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn. Không nên mua thuốc về tự điều trị khi bị ho do viêm phổi bởi nó có thể gây trở ngại cho việc dẫn đờm ra khỏi phổi.
Nếu các triệu chứng ho không giảm sau 10 ngày thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.Ngoài ra, cần đi làm các xét nghiệm sớm nếu có khó thở, đau ngực, sốt cao hoặc ho có đờm nhầy màu xanh hay lẫn máu. Các bác sĩ sẽ kiểm tra phổi, nếu có dấu hiệu đáng ngờ thì cần làm thêm xét nghiệm máu, chụp x-quang và trong một số trường hợp có thể cần thực hiện CT scan. Khi có chuẩn đoán chắc chắn là bệnh viêm phổi, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh lao
Bệnh lao thường do trực khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nếu ho kéo dài hơn ba tuần, ho ra máu kèm theo đau ngực giảm cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm… cần đến ngay cơ sở chuyên khoa lao để thực hiện các xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi khuẩn lao.Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, bệnh lao có thể gây tử vong hoặc gây tổn hại cho xương sống, khớp, não, thậm chí cả trái tim. Tóm lại, cần thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra và xác định gây ho kéo dài để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Cách trị ho dai dẳng lâu ngày
Tùy vào từng độ tuổi, nguyên nhân gây ho, mức độ,… mà có cách điều trị ho kéo dài phù hợp. Không nên áp dụng chung một cách điều trị cho tất cả mọi người. Ho kéo dài có thể là do việc điều trị không kịp thời và không đúng cách gây ra tình trạng ho mãn tính. Thế nhưng không ít trường hợp lại là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Bởi vậy bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ . Đối với những trường hợp ho gió, ho khan mà không kèm theo sốt, không khạc ra đờm hay đau ngực thì không nên sử dụng kháng sinh hoặc thuốc giảm ho.
Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị ho như lá húng giã lấy nước uống sống hoặc thái nhỏ chưng với đường phèn, mật ong hấp với quất xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Có thể kết hợp dùng thêm bổ phế hoặc viên ngậm bạc hà để tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, thoa dầu óng ngay dưới gan bàn chân và đi tất để giữ ấm bàn chân trước khi ngủ cũng giúp cải thiện tình trạng ho dai dẳng kéo dài.
Đối với trẻ bị ho kéo dài, các mẹ cần lưu ý cho bé uống nhiều nước vì nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến đờm trong họng trẻ bị đặc lại. Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh. Đảm bảo không khí trong nhà luôn được lưu thông. Nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tai – mũi – họng cho trẻ hàng ngày. Đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá.
Thông tin trong bài chỉ có tính tham khảo. Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay!
Theo www.phunutoday.vn
Nhiều em bé ở Sài Gòn mắc bệnh ho gà
Số bệnh nhi điều trị ho gà tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đang tăng cao, có ngày tới 5 trẻ nhập viện, hầu hết biến chứng viêm phổi.
Từ sau Tết số trẻ mắc bệnh ho gà điều trị tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) bắt đầu tăng. Tháng 2 bệnh viện tiếp nhận 6 trẻ, đến tháng 3 và tháng 4 trung bình 15-16 ca, dự đoán tăng trong thời gian tới.
Bác sĩ nhận định, các ca bệnh ho gà nhập viện liên tục sau một thời gian dài im ắng tại phía Nam là điều không bình thường. Hiện văcxin ngừa ho gà có tác dụng rất tốt, song nhiều bệnh nhi vẫn chưa được chích ngừa dù đã đủ tuổi. Không ít trẻ mắc bệnh do lây lan từ người chăm sóc, phần lớn là cha mẹ.
Trẻ điều trị bệnh ho gà tại Bệnh viện Nhi đồng 2 chiều 2/5. Ảnh: L.P.
Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh đặc trưng bởi cơn ho dữ dội, có thể kèm đỏ mặt, đôi khi tím môi và thường có tiếng rít như tiếng gà cuối cơn ho. Tuy nhiên triệu chứng của ho gà không phải lúc nào cũng điển hình. Ở người lớn, nhiều trường hợp chỉ ho nhẹ và dai dẳng kéo dài, khiến bác sĩ nhầm tưởng là bệnh liên quan đến hô hấp.
Ho gà rất dễ lây, gần như 100% các cá thể nhạy cảm có tiếp xúc với giọt bắn chứa vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ bị xuất huyết kết mạc, xuất huyết não, thậm chí dẫn đến tử vong. Biến chứng viêm phổi nặng cũng khiến quá trình chữa bệnh khó khăn hơn.
Phòng ho gà bằng cách tiêm văcxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Mũi đầu chích khi bé được 2-3-4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. Phụ huynh cần theo dõi và thực hiện đúng theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị ho. Khi phát hiện có người ho kéo dài trên hai tuần nên nghi ngờ ho gà để đưa đi thăm khám, điều trị kịp thời.
Hiện Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã phối hợp cùng Viện Pasteur TP HCM thực hiện chương trình giám sát ho gà và gửi bệnh phẩm, dịch tiết hầu họng sang viện để kiểm định.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim sớm Các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tim mạch để kịp thời khám và điều trị là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Ảnh minh họa Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim sớm nhất Bị đau vùng trái hay giữa ngực...