Những con hẻm nên thơ ở 3 miền đất nước
Những con hẻm ở Hồ Tây, Vũng Tàu hay Hội An đang được giới trẻ “lăng xê” nhiệt tình, trở thành điểm check in hot nhất từ đầu năm đến nay.
Một chút thơ mộng, một chút hoài cổ, một chút êm đềm,… tất cả làm nên những bức ảnh thật cảm xúc!
CON HẺM TỪ HOA Ở HỒ TÂY
Hồ Tây là một trong những điểm đến tuyệt đẹp của Hà Nội, là điểm hẹn của đôi lứa yêu nhau, là chốn tụ họp của những nhóm bạn bè. Và nơi này cũng là nơi du khách gần xa dạo bộ, ngắm cảnh hoàng hôn hay đơn giản là hít thở khí trời vào những buổi chiều tà.
Hồ Tây lúc nào cũng bình yên với làn nước phẳng lặng và những áng mây chầm chậm. Dù mùa hạ hay mùa đông, hồ Tây cũng toát lên một nét đẹp thơ thẩn, trữ tình. Không chỉ có cảnh đẹp chiều hoàng hôn, không chỉ có cảnh đẹp vào mùa hoa hoàng yến, hoa bằng lăng,… Mà hồ Tây còn đẹp trong từng góc nhỏ, trở thành địa điểm sống ảo được các bạn trẻ Hà Thành và du khách phương xa đem lòng mê mẩn.
Từ những ngày giữa năm 2019, trên các cộng đồng du lịch bắt đầu xuất hiện những bộ ảnh đẹp chụp tại con hẻm nhỏ ở hồ Tây. Đó là con hẻm sống ảo nằm ở địa chỉ ngõ 5, ngách 38, phố Từ Hoa.
Con hẻm nhỏ dẫn ra hồ Tây này nằm ngay đoạn rẽ vào khách sạn Inter
Continental Hanoi. Xung quanh con hẻm là khu khách sạn bên hồ Tây với lối thiết kế hiện đại, sang trọng cùng gam màu trắng tinh làm chủ đạo. Vì thế, khi check in con hẻm nhỏ này, bạn vừa cảm nhận được một không gian bình yên, vừa chìm trong vẻ đẹp xa hoa rất riêng của mảnh đất thủ đô.
Con hẻm sống ảo dẫn ra hồ Tây này có chiều ngang vừa phải, ngồi ở đây vào buổi chiều tà, bạn sẽ được ngắm cảnh hoàng hôn thơ mộng, bao trùm lên những dãy nhà màu trắng trên hồ Tây. Điểm nhấn của con hẻm nhỏ chính là hai bờ tường cao nhuốm màu thời gian, được phủ đầy những dàn dây leo và hoa cỏ. Bức tranh nhẹ nhàng và bình yên bên bờ hồ hiện lên chân thực hơn, giúp những bức ảnh sống ảo của bạn trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.
Đến với con hẻm nhỏ xinh này, ngoài chụp ảnh check in, bạn còn có thể dành thời gian để “chill” một chút cùng người thương, bạn bè. Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác vừa ngắm cảnh vừa nhấm nháp chút bia rồi tâm tình với nhau những vui buồn trong cuộc sống?
CON HẺM BIỂN TRỜI Ở VŨNG TÀU
Nếu như Hà Nội có một con hẻm dẫn ra thẳng hồ Tây thì thành phố biển Vũng Tàu cũng có một con hẻm sống ảo dẫn ra biển. Đây vốn là điểm check in nổi tiếng của thành phố này trong những năm gần đây.
Khi du lịch Vũng Tàu, hầu như ai cũng quen thuộc với Mũi Nghinh Phong, Đồi Con Heo, Tượng chúa Kito Vua,… Thế nhưng nếu bạn muốn tìm một điểm sống ảo mới lạ, thơ mộng thì con hẻm nằm giữa hai căn nhà số 107 và 109 đường Trần Phú là gợi ý rất đáng để cân nhắc.
Video đang HOT
Trước đây, nơi này vốn là một con hẻm nhỏ với dốc đổ thẳng ra bãi Dâu, cảnh sắc rất êm dịu và bình yên. Thế nhưng sau khi được phát hiện một cách tình cờ bởi những du khách mê xê dịch, con hẻm đã trở thành điểm check in không thể bỏ qua khi du lịch Vũng Tàu.
Chỉ là một con hẻm nhỏ nhưng nơi này có không gian êm đềm với hai bức tường vàng pastel nhẹ nhàng. Phía ngoài bờ biển có một cây đa cổ thụ với tán là xòe rộng mát rượi, tạo nên background giàu chất thơ mà ai đứng vào cũng có những chiếc ảnh đẹp mang về.
Dù không còn giàn hoa leo ngọt ngào như con hẻm sống ảo ở hồ Tây nhưng đổi lại, bờ tường hai bên con hẻm Vũng Tàu lại là những ô cửa, những hàng rào xinh xinh, rất đỗi ngọt ngào khi lên ảnh.
Con hẻm sống ảo ở Vũng Tàu thích hợp với phong cách chụp ảnh nhẹ nhàng, thơ mộng kiểu Hàn Quốc hay Nhật Bản. Bạn chỉ cần đến đây vào buổi sáng sớm hay khoảng 4 giờ chiều là có đủ ánh sáng để thực hiện một bộ ảnh đẹp “để đời” cho mình.
Còn với những du khách thích chụp ảnh theo kiều trầm buồn, ma mị, bạn có thể check in con hẻm này lúc mặt trời đang dần đi ngủ. Khoảnh khắc hoàng hôn buông trên biển làm cho không gian dần tối lại. Đó là lúc lý tưởng để bạn thả dáng, chụp nhiều bức ảnh thật “so deep”.
NHỮNG CON HẺM TƯỜNG VÀNG Ở PHỐ CỔ HỘI AN
Nếu hai con hẻm sống ảo ở hồ Tây Hà Nội và Vũng Tàu đang hot lên thời gian gần đây thì những con hẻm ở Hội An vốn đã có từ rất rất lâu. Phố cổ Hội An sở hữu vô vàn những con hẻm đẹp mang màu sắc cổ kính nên thật khó để xác định con hẻm nào đẹp nhất để “chỉ điểm”. Chỉ biết rằng khi du lịch Hội An, bạn có thể ngẫu hứng tản bộ quanh những con hẻm trong phố cổ là “rinh” về cả trăm bức ảnh sống ảo đẹp và chất.
Chẳng ai thống kê được rằng Hội An có tổng cộng bao nhiêu con hẻm. Ở đây, hẻm nào cũng nho nhỏ, cũ cũ nên luôn mang một nét đẹp riêng, chẳng giống nơi nào. Không chỉ có tuyến phố cổ bên sông Thu Bồn mới lưu giữ những ký ức đẹp về Hội An. Mà những con hẻm cũng là nơi lưu giữ thời gian và những điều đẹp đẽ về phố cổ Hội An.
Có thể nói rằng, Hội An bao nhiêu tuổi thì những con hẻm này cũng chừng ấy thời gian hiện hữu. Sự “già nua” và cũ kỹ tạo nên một nét đẹp trầm buồn, tĩnh lặng rất riêng của Hội An. Màu vàng đã phai mờ bởi thời gian hòa quyện cùng màu xanh của rêu phong tạo nên một phông nền lãng mạn.
Vào mùa du lịch cao điểm, con đường chính ở phố cổ thường đông đúc, tấp nập nhưng những con hẻm sống ảo lúc nào cũng tĩnh lặng, an yên. Những ai không thích xô bồ có thể tìm cho mình con hẻm nhỏ để đi dạo thật chậm rãi, để “trốn” khỏi sự ồn ã, tất bật của nhịp sống ngoài kia. Bất kể mùa mưa hay mùa nắng, những con hẻm nằm len lỏi trong thôn xóm của cư dân xứ Quảng đều đẹp. Đó là lý do mà khi du lịch Hội An, bạn nhớ check in một lần ở những con hẻm này.
Để có ảnh sống ảo thật chất lừ ở những con hẻm đẹp này, bạn nên chuẩn bị trang phục cổ điển, vintage một chút để hòa hợp với nét đẹp xưa cũ. Đôi khi chẳng cần quá nhiều phụ kiện, chỉ cần tìm một góc đẹp đứng vào là bạn đã có ảnh thật ưng ý mang về sau chuyến đi Hội An.
Bên cạnh những địa điểm check in nổi tiếng, những con hẻm đang mở ra trào lưu chụp choẹt sống ảo mới cho giới trẻ khi đến thăm các thành phố du lịch lớn. Có dịp đi Hà Nội, Vũng Tàu hay Hội An, bạn nhớ ghé thăm những con hẻm nhỏ tuyệt đẹp đang được giới trẻ lăng xê nhiệt tình trong thời gian vừa qua.
Một ngày khám phá cực Nam Vũng Tàu
Ở khu vực cực Nam thành phố biển xinh đẹp này có khá nhiều điểm thú vị để khám phá: tượng Chúa trên núi Tao Phùng; trận địa pháo cổ từ cuối thế kỷ XIX; mũi Nghinh Phong; đảo Hòn Bà với con đường đá nối từ đất liền ra đảo khi con nước xuống...
Nhìn trên bản đồ, dễ dàng nhận ra khu vực cực Nam thành phố Vũng Tàu gồm cụm: mũi Nghinh Phong, núi Tao Phùng, đồi Con Heo, đảo Hòn Bà.
Tượng Chúa Giê Su cao 32 m, đặt trên bệ cao 5 m và được xây dựng tại vị trí có cao độ 176 m so với mực nước biển. Sớm tinh mơ, từ đường Hạ Long nhìn lên, tượng Chúa giang tay sừng sững trên đỉnh núi.
Để lên được tượng Chúa, phải vượt qua khoảng 1.000 bậc thang trên sườn núi. Sau đó tiếp tục leo 133 bậc thang xoắn ốc trong lòng tượng là lên tới vai tượng. Từ đây có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh Vũng Tàu.
Hải Đăng Vũng Tàu trên Núi Nhỏ phía đường Hạ Long, và thành phố Vũng Tàu phía đường Thùy Vân, nhìn từ trên tượng Chúa.
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã xây dựng trên Núi Nhỏ một trận địa pháo nhằm tạo ra phòng tuyến kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển Vũng Tàu - Cần Giờ (Sài Gòn). Trong số đó, ngay dưới chân tượng Chúa đặt hai khẩu thần công lớn bắn đạn 240 mm, phía dưới sườn núi còn 2 cụm pháo nữa, trong đó có 1 cụm gồm 3 khẩu thần công bắn cỡ đạn 140 mm.
Khu vực cực Nam của Vũng Tàu này, ngoài tượng Chúa trên Núi Nhỏ, còn có mũi Nghinh Phong - mỏm đất vươn xa nhất ra biển; và đảo Hòn Bà - một hòn đảo đá nhỏ với ngôi Miếu Bà trên đảo - được nối với đất liền bằng một con đường đá, lúc ẩn lúc hiện tùy theo con nước lên hay xuống.
Mũi Nghinh Phong là điểm check-in rất được các bạn trẻ ưa thích, tuy đang sớm tinh mơ nhưng đã có nhiều bạn ra chụp ảnh, có cả một cặp cô dâu chú rể đến đây chụp ảnh cưới.
Mũi Nghinh Phong và đảo Hòn Bà nhìn từ đầu dốc Hạ Long, ngang công viên Tao Phùng. Buổi sáng sớm, nước còn lớn nên Hòn Bà đúng là một hòn đảo nhỏ.
Khi leo lên đến đỉnh núi và xếp hàng chờ leo được lên vai bức tượng Chúa, cũng đã nửa buổi. Nước bắt đầu rút, sóng bắt đầu chỉ ra dấu vết con đường đá phía dưới mặt nước, bằng những gợn sóng bạc đầu phía trên.
Cuối giờ chiều nước rút xuống thấp nhất, toàn bộ con đường đá dẫ ra đảo đã "nổi" hẳn lên. Mặc dù trời xầm xì do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vẫn đông người canh nước xuống để đi bộ sang đảo thắp hương Miếu Hòn Bà.
Ngoài dòng du khách ra thăm đảo, mỗi khi nước rút, trên con đường đá ra đảo cũng có nhiều người địa phương ra bắt ốc và đục hàu bám trên đá. Cũng bởi có rất nhiều hàu bám trên các tảng đá nên việc đi bộ ra đảo cần hết sức cẩn thận, tránh bị đứt chân do vỏ hàu bám trên đá.
Đảo Hòn Bà là một đảo đá nhỏ có diện tích chỉ khoảng 5.000 m 2 và cao khoảng 7-8 m so với mực nước biển. Miếu Hòn Bà đươc lập trên đảo từ năm 1781, thờ bà Thủy Long thần nữ, để bà ban phúc cho ngư dân đi biển.
Từ trên đảo Hòn Bà lộng gió, phóng tầm mắt nhìn về phía núi Tao Phùng nơi có tượng Chúa giang tay như bảo vệ thành phố phía sau. Nhìn về phía mũi Nghinh Phong sát bên, với bãi Nghinh Phong thoai thoải đang có nhiều người còn tranh thủ tắm biển trước khi trời tối hẳn. Một khung cảnh Vũng Tàu thật thanh bình.
Khi bóng tối bắt đầu đổ xuống, ngôi miếu trên đảo đã lên đèn, nước biển lại bắt đầu dâng lên, những du khách vội vã rời đảo về lại đất liền.
Chàng trai 9X chinh phục người xem bằng 70 bộ ảnh cảnh đẹp 63 tỉnh thành Ở tuổi 28 Đặng Văn Hải đã đi qua 63 tỉnh thành và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á với hơn 70 bộ ảnh chụp nhiều thắng cảnh mọi miền đất nước. Ngoài chụp ảnh du lịch ra Hải còn đam mê chụp các bộ ảnh về thể thao Đặng Văn Hải, làm nghề thiết kế hình ảnh tự do về...