Những con đường nhậu đêm nổi tiếng ở Sài Gòn
“1..2..3…Dzô!” những tiếng hô vẫn hào hứng cho dù kim đồng hồ đã chỉ sang ngày mới. Các con đường dọc theo bờ kênh Nhiêu Lộc, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Tri Phương, Tô Hiến Thành… sau nửa đêm vẫn kín khách.
‘Đốt tiền’ trong quán nhậu để lấy mác đàn ông
Dọc hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc, đoạn từ cầu Kiệu đến cầu Hoàng Hoa Thám (quận Phú Nhuận) là san sát quán nhậu. Bắt đầu từ 16h các quán nhậu ở đây bày biện bàn ghế, chuẩn bị cho một ngày làm việc của mình.
Chỉ cần bạn chạy xe ngang khu vực này, một đội ngũ nhân viên quán chạy ra chặn xe, mời chào, lôi kéo… gây nên tình trạng lộn xộn và mất trật tự.
Trong khi đó, con đường Nguyễn Trung Trực, đoạn sau lưng tòa án cũng đông nghẹt khách, cho dù đó là tối thứ hai hay là đêm cuối tuần.
Video đang HOT
Chỉ một đoạn đường dài chưa đến 100m nhưng có đến 4 quán nhậu. Vỉa hè đường ở đây đã bị các quán trưng dụng một cách triệt để, không còn một chổ trống nào dành cho người đi bộ.
Từng hàng dài xe hơi vô tư đậu ngang nhiên dưới lòng đường, mặc dù đây không phải là con đường cho phép xe ô tô dừng, đỗ.
Trong khi đó, đường Nguyễn Tri Phương, Tô Hiến Thành (quận 10) lại là điểm hẹn lý tưởng dành cho những tín đồ mê thức nhắm hải sản. Các quán ở đây với những món hải sản tươi sống luôn thu hút rất đông thực khách hàng đêm.
Vỉa hè đường vừa thoáng mát vừa tiện lợi là nơi các đệ tử của lưu linh có thể theo những cuộc vui mà không cần để ý đến thời gian.
Chỉ cần vài con khô, dăm hạt lạc rang là các tín đồ của lưu linh có thể chén tạc chén thù đến tận sáng hôm sau. Khi mọi người chuẩn bị thức giấc để bắt đầu cho ngày mới thì một bộ phận không nhỏ vẫn tiếp tục cuộc vui của mình.
Không chỉ nam giới, mà nữ giới cũng tham gia nhiệt tình vào những buổi ăn nhậu thâu đêm như vậy.
Theo thống kê của Euromonitor International vào năm 2011, Việt Nam là nước tiêu thụ nhiều bia nhất trong khối ASEAN với 2,6 tỷ lít bia.
Khánh Hòa
Theo VNE
Đề xuất điều chỉnh lộ trình các tuyến đường trên cao TP HCM
Do cơ sở hạ tầng TP HCM có nhiều thay đổi, đơn vị tư vấn đã đề xuất phương án điều chỉnh lộ trình các tuyến đường trên cao tại TP HCM so với quyết định quy hoạch giao thông của Chính phủ năm 2007.
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam vừa đề xuất điều chỉnh lộ trình tuyến đường trên cao số 1 có chiều dài khoảng 9,8 km bắt đầu từ nút giao Cộng Hòa (Tân Bình) theo đường Cộng Hòa - Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Phan Xích Long - Phan Xích Long (nối dài) - Ngô Tất Tố (nối dài) và kết thúc tại đường Ngô Tất Tố (Bình Thạnh).
So với quy hoạch trước đây, tuyến đường trên cao số 1 sẽ ngắn hơn 1 km và không đi dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vì lo ngại sẽ làm mất mỹ quan tuyến kênh và vướng các công trình kỹ thuật ngầm đã được xây dựng trên tuyến kênh này.
Do lộ trình tuyến trên cao số 1 thay đổi nên tuyến đường trên cao số 2 cũng được đề xuất điều chỉnh có lộ trình dài hơn phương án cũ khoảng 1,6 km và không giao cắt với tuyến số 1 tại cầu số 5 mà kéo dài theo đường Bùi Thị Xuân và sẽ giao với tuyến số 1 trên nút giao Lăng Cha Cả.
Các tuyến đường trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại TP HCM hiện nay. Ảnh minh họa.
Tương tự, tuyến số 4 với chiều dài khoảng 7,6 km sẽ được điều chỉnh không giao cắt với tuyến số 1 tại rạch Thị Nghè mà sẽ giao cắt với nút giao Phan Xích Long (nối dài) - Điện Biên Phủ.
Phía tư vấn cũng đề xuất xây dựng thêm tuyến đường trên cao số 5 có lộ trình bắt đầu từ ngã tư Trạm 2 (Thủ Đức) chạy dọc theo đường vành đai 2 (quốc lộ 1), giao với tuyến số 4 tại đường Vườn Lài (Tân Phú) và kết thúc tại nút giao An Lạc (Bình Tân) có chiều dài khoảng 34 km với 4 làn xe.
Hệ thống đường sắt đô thị cũng được đề xuất điều chỉnh để tăng năng lực vận tải hành khách. Theo đó, tuyến metro số 1 sẽ được kéo dài từ ga Suối Tiên kết nối với khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương. Tuyến metro số 3A sẽ được kéo dài từ Depot Tân Kiên kết nối với ga Tân Kiên, chiều dài dự kiến khoảng 4,5 km...
Ngoài ra, công ty cổ phần tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam cũng đề nghị bổ sung thêm 23 nút giao thông, xây dựng 6 tuyến BRT (xe buýt nhanh), xây thêm 3 cây cầu gồm cầu Bình Quới - Thủ Đức 1 (nối Thanh Đa - Tân Sơn Nhất - Bình Lợi), cầu Bình Quới - Thủ Đức 2 (nối Thanh Đa với Thảo Điền) và cầu Bình Quới - Thủ Đức 3 (nối Thanh Đa với Xa lộ Hà Nội).
Theo đơn vị tư vấn do cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thành phố đã có nhiều thay đổi nên phải điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với định hướng, mô hình và mục tiêu phát triển chung của thành phố. Bộ GTVT cho biết sẽ báo cáo vấn đề này với Thủ tướng trong tháng 12.
Theo VNE
Ngắm bàng vuông Trường Sa nở hoa trên đường Hoàng Sa Trong những ngày đầu tháng 11 này, cây bàng vuông được đem từ Trường Sa về trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phía đường Hoàng Sa từ hơn 10 năm trước, đang vào mùa trổ hoa rực rỡ. Cây bàng vuông Trường Sa dưới chân cầu Thị Nghè Theo thông tin từ Hội Nông dân TPHCM, bàng vuông còn được...