Những con chim sợ cành cong đi tìm… cành thẳng
Từng 1 lần đổ vỡ hôn nhân, họ đến với nhau với hy vọng một lần nữa tìm được bến đỗ thực sự của cuộc đời.
Hình ảnh minh họa
Tuy nhiên, con đường hôn nhân vốn đã gập ghềnh lại càng thêm khó khăn hơn với những người còn mang thêm trọng trách làm cha, làm mẹ của những đứa trẻ sinh ra từ cuộc hôn nhân trước đó. Câu chuyện con anh, con tôi, con chúng ta có đưa họ đến với một ngôi nhà hạnh phúc?
Chia tay người chồng cũ khi con gái được 5 tuổi, chị Hoàng Thị Hạnh dắt con rời quê lên Hà Nội làm ăn để quên đi quá khứ đau buồn. Ở đây, duyên phận đã đưa chị gặp anh – một người đàn ông cũng đã lỡ dở một lần duyên với cậu con trai 3 tuổi.
Video đang HOT
Trải qua thời gian dài suy nghĩ, đắn đo, cuối cùng, họ vẫn quyết định về chung một nhà. Vì tình yêu, vì muốn xóa đi cảm giác cô đơn trống trải. Cũng vì mong muốn con cái của mình có một gia đình đúng nghĩa, ở đó có bố, có mẹ, có anh chị em và những bữa cơm rộn ràng câu chuyện, giọng ê a của cậu trai nhỏ, giọng lảnh lót của chị gái lớn.
Quên đi quá khứ đau buồn, anh chị sống với nhau bằng tình yêu, tình nghĩa, sự cảm thông, chia sẻ và nhường nhịn lẫn nhau. Ngày ngày, chị gửi các con đến trường mầm non, đi làm công nhân còn anh cũng xin vào làm trong một công trình xây dựng gần nhà. Hai đứa trẻ vốn không chung dòng máu cũng nhanh chóng quen và tíu tít chơi đùa bên nhau. Con gái chị ngoan ngoãn gọi anh là bố và con trai anh cũng chẳng ngại ngần gọi chị 2 tiếng: “Mẹ ơi!”. Chị coi con riêng của anh như con đẻ của mình và anh cũng vậy. Trong căn nhà của cặp vợ chồng mà người đời gọi bằng cái tên đầy cay đắng “rổ rá cạp lại” vẫn ngày ngày đầy ắp tiếng cười đùa.
Cùng chung hoàn cảnh như chị Hạnh, chị Vũ (Thanh Xuân) đến với anh Long (Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) khi cả 2 đều có mỗi người một cô con gái riêng đang tuổi dậy thì. Bỏ qua mọi lời cản ngăn của mọi người xung quanh, những e ngại về cuộc sống chung đầy phức tạp khi những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn, chị vẫn quyết tâm với suy nghĩ: “Cứ yêu thương rồi sẽ được nhận lại yêu thương”.
Cuộc sống hôn nhân với những đứa trẻ không cùng dòng máu không phải là màu hồng như chị vẫn từng mường tượng. 2 đứa trẻ thường xuyên tị nạnh, xích mích với nhau. Mỗi khi con riêng của chồng hư hỗn, chị cũng không dám bảo ban, dạy dỗ như con gái mình vì sợ bà con ruột thịt nhà anh nghĩ chị ghét bỏ con chồng. Con bé cũng không mấy thiện cảm với chị vì tất nhiên, chị sao có thể bằng được người mẹ dứt ruột sinh ra nó.
Những mâu thuẫn dần phát sinh từ những câu chuyện nhỏ nhặt trong gia đình nhưng cũng khiến anh chị bao lần cơm không lành, canh không ngọt. Ấm ức, tủi thân rồi lại xót xa cho bản thân mình nhưng rồi chị Vũ cũng gắng gượng để vượt qua tất cả. Dùng tình yêu, sự bao dung của người lớn để đối đãi với con trẻ, chị thấu hiểu, sẻ chia với những suy nghĩ của một đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh không bình thường.
Thế rồi, cô con gái thứ ba ra đời, nhà chị có đủ “con anh”, “con tôi”, “con chúng ta” như một sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình. 2 cô chị đều xúm xít chăm sóc cho em út mỗi khi mẹ vắng nhà, bảo ban nhau, sẻ chia với nhau công việc gia đình. “Giờ đi đâu tôi cũng tự hào khoe: “nhà tớ có tới tận 3 cách cách”. Dù không đẻ ra con, cháu cũng không gọi tôi là mẹ, chỉ xưng “cô” – “cháu” nhưng từ sâu thẳm đáy lòng, tôi coi nó như con mình khi có trách nhiệm với nó như một người mẹ. Và tôi hiểu, cháu cũng coi tôi như người thân của mình. Với tôi, thế là đủ rồi”, chị Vũ tâm sự.
Chị cũng chia sẻ: “Hôn nhân tan vỡ thực ra không phải là điều quá đáng sợ. Quan trọng hơn là chúng ta đối diện với nó như thế nào. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Tái hôn vẫn là chuyện khiến nhiều người e ngại, đặc biệt là với người trong cuộc đã có con riêng. Tìm lại hạnh phúc trong cuộc hôn nhân vốn dĩ không dễ dàng nhưng cứ đối diện với nó bằng sự bình thản, lạc quan và tấm lòng rộng mở, tôi tin hạnh phúc sẽ vẫn luôn mỉm cười”…
NGỌC MINH
Theo tuoitrethudo.vn
Bạn gái để tôi trông 2 con riêng rồi đi chơi tận 3 giờ sáng mới về
Cô ấy kinh doanh tự do, thu nhập cũng ổn nhưng làm ra bao nhiêu, tiêu xài hết: mua sắm đồ hiệu, ăn chơi với bạn bè.
Hình ảnh minh họa
Tôi 31 tuổi, hiện làm nhân viên văn phòng, thu nhập ổn định. Trong một lần tình cờ, tôi quen và yêu người phụ nữ đã có một đời chồng và 2 con nhỏ. Thực sự tôi luôn không hiểu vì sao lại yêu cô ấy. Tôi hiểu được những tổn thương của lần đổ vỡ hôn nhân trước, thế nên luôn cố gắng bù đắp cho cô ấy bằng tất cả khả năng của mình. Cả hai cũng tính tới chuyện lâu dài nhưng hiện chúng tôi đã suy kiệt vì thói tiêu xài hoang phí của cô ấy.
Cô ấy kinh doanh tự do, thu nhập cũng ổn nhưng làm ra bao nhiêu, tiêu xài hết: mua sắm đồ hiệu, ăn chơi với bạn bè. Mua xe ga chưa được bao lâu, dù không có tiền cô ấy vẫn đổi sang chiếc khác, phải bán lỗ chiếc xe cũ. Đến khi cần tiền làm ăn, cô ấy lại vay mượn bên ngoài. Thấy bạn gái tiêu xài hoang phí mà lòng thấy xót xa, biết bao lần tôi khuyên nhủ, nặng nhẹ, cũng có mong là cô ấy biết dừng lại để tiền lo cho 2 con nhưng cô ấy không nghe và bảo tôi là: Tiền em làm em xài. Em muốn sống thoải mái tại sao anh lại khó chịu. Tôi đành im lặng và thực sự rất buồn.
Trong 2 năm quen nhau, cô ấy đã gây ra khoản nợ kha khá và tôi phải gánh giùm cũng nhiều vì không thể đứng nhìn cô ấy bị người khác dồn đến chân tường. Ngoài ra cô ấy còn thích đi chơi với bạn bè, có thể đi đến khuya. Nhiều lần tôi ở nhà trông con cho cô ấy đi chơi, thức tới 2-3 giờ sáng đợi cửa là bình thường. Hiện chúng tôi đã tạm chia tay được 2 tháng vì cô ấy không muốn bên tôi nữa, nhưng thật lòng tôi vẫn lo cho cô ấy và thương 2 đứa nhỏ. Tôi chỉ mong cô ấy biết quay đầu làm lại cuộc đời. Mong độc giả cho tôi lời khuyên.
Đạt
Theo vnexpress.net
Ngày này, năm ấy, mình cưới nhau "... Mỗi ngày mỗi tháng, mỗi năm qua đi, thật hạnh phúc vì được cùng anh đồng hành. Em chẳng mong gì nhiều, cũng chưa từng cầu sang giàu phú quý. Chỉ cần gia đình mình cứ yêu thương nhau như thế, bình yên mà đi qua những năm rộng tháng dài...". Ngày này, năm ấy... Mờ sáng xe hoa đến rước dâu,...