Những con Boss khó nhằn nhất trong thế giới game
Trong thế giới game sự hiện hữu của những con Boss là không thế thiếu, nó là một điểm nhấn cần thiết của cốt truyện khi cởi bỏ những nút thắt, cũng như giúp người hâm mộ không có cảm giác nhàm chán trong lối chơi. Nhớ lại thời gian trước đây, một số nhà làm game theo phong cách cũ, luôn chỉ đạo đội ngũ dưới quyền mình phải làm sao để tạo ra được một màn chơi, một con Boss thực sự làm game thủ phải khóc thét. Nhưng tới thời đại bây giờ, mặc dù các hãng game hướng tới một phong cách nhẹ nhàng, dễ tiếp cận hơn, nhưng không phải là không còn những con Boss làm bạn phải toát mồ hôi.
Hãy cùng tới với những con Boss khó chịu này.
General Ramm (Gears of War)
Ramm được biết tới là một tướng quân của quân đoàn Locust, nổi tiếng với khả năng lãnh đạo cùng sự hiếu chiến của mình. Ramm sử dụng một khẩu Troika và là Locust duy nhất có khả năng điều khiển Kryll. Raam cũng là kẻ dẫn Locust tới chiến thắng trong rất nhiều trận chiến với COG vào E-Day. 14 năm chinh chiến, cái chết của tên Locust này được ấn định bởi Marcus Fenix và Dominic Santiago.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, khi Raam còn đem tới ít nhiều ác mộng tới các game thủ đã từng trải nghiệm phiên bản đầu của Gears of War. Đóng vai trò là một Boss cuối cùng của tựa game, Ramm được hỗ trợ bởi cả đàn Kryll ngay từ ban đầu cuộc chiến. Người chơi tiếp tục bị đẩy vào thế chân tường khi địa hình màn chơi này được đặt trên một con tàu tốc hành, với kích thước vô vùng chật hẹp, khiến bạn phải lựa thời điểm chính xác để di chuyển giữa các vật chắn, trong khi vẫn phải tránh các đòn tấn công cực kỳ hiểm ác và chính xác của Ramm, điều đã đưa hắn vào hàng những con Boss cứng đầu nhất.
William Birkin (Resident Evil 2-Leon A)
William Birkin là một trong những nhà sinh học xuất sắc nhất phục vụ dưới thời James Marcus ở tập đoàn Umbrella. William Birkin cùng với Albert Wesker cũng được coi là hai hậu sinh, hai kẻ kế tục hàng đầu của Marcus. Nhà sinh học này chính là người chịu trách nhiệm trong việc tạo ra G-Virus, cũng như sự phát triển của các dự án liên quan về sau. Chính Birkin là tác nhân gây ra sự hủy diệt của cả thành phố Racoon City sau đó.
Nhưng tất cả biến thành ác mộng với người chơi khi William Birkin biến dạng bởi chính Virus mình tạo ra trong lúc đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Biến thể của William Birkin do G-Virus tác động, biến thành một con quái vật kinh tởm với sức mạnh ghê gớm, với cái tên ngắn gọn – “G”.
Hỗ trợ cho sự khát máu của sinh vật quái thai này là một tốc độ thượng thừa, mà với hệ thống điều khiển cực hình ở các phiên bản đầu của Series Resident Evil, cùng với đó còn là cả một đồng hồ đếm ngược 5 phút trước khi tất cả phát nổ, mang người chơi vào một cơn ác mộng thật sự khi lâm vào tình thế này. Vì thế, nhà sinh học tưởng như vô hại này hóa ra lại được vinh danh là một trong những con Boss khét tiếng nhất thế giới game nói chung, và trong dòng Resident Evil nói riêng.
Video đang HOT
Shao Kahn (Mortal Kombat)
Shao Kahn The Konqueror được biết tới là một hình tượng đại diện cho cái ác tột cùng trong dòng gameMortal Kombat. Hắn mang vóc dáng của một chiến binh Châu Á cơ bắp, được mô tả với sức mạnh sánh ngang với các vị thần, là kẻ thù không đội trời chung, cũng như chỉ có thể ngăn cản bởi Thần Sấm Raiden. Sự nhẫn tâm và tàn bạo của hắn được thể hiện qua cách thức kết liễu đối thủ của mình trên đấu trường, mặc dù đã ghi nhận một vài trường hợp được hắn tha mạng.
Đối mặt với Shao Kahn sẽ ác mộng với bất kỳ chiếc tay cầm nào, khi phần trăm cơ hội để người chơi mua một cái mới mới cao hơn bất kỳ tựa game nào khác. NetherRealm đã vô tình biến Shao Kahn trở nên mạnh hơn bình thường với việc chỉ để hắn lặp đi lặp lại 3 chiêu thức, mà mỗi đòn bạn lãnh phải, sẽ thổi bay một phần tư thanh máu của nhân vật. Nó thực sự trở nên khó khăn tới mức không thể, khi bạn gần như không có cơ hội để đỡ được chúng, biến Shao Kahn trở thành một hình tượng dựng lên đúng nghĩa để đánh bật bạn ra khỏi game.
Metal Gear (Series Metal Gear Solid)
Định nghĩa chung của một Metal Gear là một cỗ máy chiến tranh di động mang đầu đạn hạt nhân, khá giống với các tàu ngầm với chức năng tương tự hiện nay. Metal Gear được sinh ra với một mục đích duy nhất là lật ngược lại cán cân cân bằng của nền tảng quyền lực trên thế giới với vũ khí hạt nhân. Cái tên Metal Gear lần đầu tiên được nhắc tới bởi nhà nghiên cứu vũ khí người Nga – Aleksandr Leonovitch Granin, với mục đích chính là kết hợp sức mạnh của cả bộ binh và pháo binh với nhau.
Bộ binh được cho là có sự cơ động và phù hợp mọi địa hình mặt đất nhưng hạn chế vế sức tấn công, trong khi pháo binh có thể mang hỏa lực mạnh và tấn công tầm xa trước khi kẻ địch kịp phản ứng, nhưng lại đòi hỏi một địa hình ổn định, vì vậy, khi Metal Gear kết hợp các điểm mạnh của hai bên này lại, sẽ thực sự trở thành một con quái vật máy thực sự trên chiến trường.
Và với người chơi chúng ta, đây cũng chính là lý do để phải tốn công sức hết lần này tới lần khác, chỉ để hạ gục Metal Gear trong suốt chiều dài của dòng game. Từ Metal Gear RAY, Metal Gear REX hay các phiên bản cũ hơn như RAXA hoặc ZEKE, không thể phủ nhận rằng, luôn cho người chơi cảm giác cực kỳ căng thẳng, tập trung, khi chiến đấu, nhưng thật sự mang lại đôi phần phấn khích. Khi mà một vẫn chưa đủ để có thể hành hạ người chơi, nhà phát triển còn đem tới vài con Metal Gear cùng một lúc, điều đã xảy ra trong Metal Gear Solid 2 Sons of Liberty, quyết tâm mang Metal Gear trở thành hình tượng Boss điển hình cho các tựa game sau đó.
Atoq Navarro (Uncharted: Drake’s Fortune)
Atoq Navarro là một nhà khảo cổ học Nam Mỹ, nhưng đừng để cái học vị đó làm mờ mắt bạn, khi hắn là nhân vật có dã tâm thật sự trong game, kẻ cầm đầu những tay lính đánh thuê khét tiếng nhất mảnh đất này, là một trong những nhân vật phản diện mà đã làm Nathan Drake, hay chính game thủ phải sống dở chết dở mới có thể vượt qua. Atoq Navarro cũng là tác nhân đã dẫn tới sự biến thể của Gabriel Roman thành một Descendant, những sinh vật bị biến đổi từ con người bởi một loại Virus trong game.
Sau đó, chính Atoq Navarro đã tự tay bắn chết Roman, người đã cứu mang hắn từ một khu ổ chuột khi còn bé. Trong khi đối đầu với Navarro, người chơi cũng phải chết vài lần mới có thể thực sự tới được vị trí của hắn. Mặc dù sau đó mọi thứ dường như không quá khó khăn như ban đầu, vì Naughty Dog cho bạn giải quyết bằng nắm đấm qua một mini game Quick Time Event, nhưng Navarro vẫn xứng đáng có một vị trí trong danh sách này, khi đủ để làm người chơi phải toát mồ hôi mới có thể kết thúc.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gameplay vs Cốt truyện: Cuộc chiến hay là cái bắt tay
Sẽ chẳng có ai chiến thắng trong cuộc chiến giữa gameplay và cốt truyện vì đơn giản, đó là mối quan hệ cộng sinh.
Trước tiên hãy bắt đầu với những luận điểm kiểu như: "Gameplay hấp dẫn có thể cứu lấy cả một câu truyện dở nhưng một câu truyện hay không thể cứu được gameplay tẻ nhạt", "Tựa game này chán chết. Người chơi thích nó chỉ vì những đoạn cắt cảnh lòe loẹt làm lóa mắt", "Kể truyện trong game là không cần thiết bởi vì lồng truyện vào game là ngớ ngẩn", "Nếu tôi muốn đọc cốt truyện hay, tôi sẽ tìm đến với một quyển sách"... Tất cả những lời kết luận/khẳng định đó nên được chấm dứt ngay lập tức.
Cốt truyện và gameplay không phải là 2 thứ có thể tách rời dễ dàng.
Thế giới game là một nền văn hóa muôn màu và riêng biệt với những đặc điểm khác thường, được hình thành theo nhiều dạng khác nhau và mang đến cảm xúc cho tất cả mọi người. Với sự ra đời của những tựa game casual, Wii và Facebook, nền công nghiệp game đang mở rộng ra nhiều đối tượng khán giả hơn xưa. Muốn khám phá thế giới, muốn sở hữu một con thú cưng kỳ lạ hay chỉ đơn giản là muốn bắn súng mà không bị cấm, người ta sẽ tìm đến game. Nhưng có những người nhìn nhận game như một thứ văn hóa của riêng họ.
Thực ra tất cả mọi người đều bị "dính chặt" vào ý kiến của riêng họ khi sản sinh và "tiêu thụ" game. Vì thế nếu bạn không quan tâm đến lối kể truyện, ghét những đoạn cắt cảnh loằng ngoằng hay coi phần cốt truyện của game là thứ đáng vứt đi thì... cũng chẳng sao cả. Và kể cả nếu bạn muốn nhà phát triển hãy ngừng quan tâm đến cốt truyện mà tập trung vào thiết kế và gameplay thì cũng cứ nói với họ.
Thế nhưng, hãy nhớ một điều rằng game không thuộc về bất kỳ một nhóm người nào cả. Game phục vụ những game thủ casual ở mức độ không khác gì những game thủ hardcore, từ đứa trẻ 9 tuổi cho đến ông già đã 90 cũng không có sự khác biệt.
Nhiều người tìm đến game chỉ vì nó mang cốt truyện của một sản phẩm giải trí ăn khách khác.
Rất nhiều nhà phát hành game, trái lại, lại muốn bán các tựa game dựa trên những tác phẩm văn học, truyện tranh ăn khách và dĩ nhiên là cũng rất nhiều game thủ muốn bỏ tiền ra để sỡ hữu chúng. Một lượng lớn game thủ đến với game do động lực đến từ các phương tiện giải trí khác như phim ảnh, truyện tranh... thậm chí trước đó, họ còn không có khái niệm gì về game.
Vì thế khi game ra mắt với một cốt truyện hấp dẫn thì đã là đủ để những gì họ từng mơ ước trở thành hiện thực, dù cho thực tế thì nhiều game tương tự như vậy có gameplay dở tệ.
Ngoại trừ những game thủ mà thế giới của họ chỉ quanh quẩn gồm toàn những mini game như đánh bài, xếp hình, dò mìn... thì điều mà tất cả giới game thủ hướng tới đó là cốt truyện trong game. Người chơi có thể ghét những đoạn cắt cảnh dài, chưa từng thuộc qua một câu truyện dù là đơn giản, những đoạn hội thoại ngốc nghếch nếu như nhà phát triển không chú trọng vào việc xây dựng cốt truyện. Nhưng họ hẳn nhiên, lại không muốn loại bỏ yếu tố cốt truyện trong game vì không một ai thích thứ gameplay "trần trụi" cả.
Một số trường hợp ngoại lệ: game không cần cốt truyện.
Game bắn súng sẽ chẳng có gì hay nếu như nó yêu cầu bạn chỉ việc bắn những mục tiêu di động phía trước, game đánh đấm sẽ chỉ là "ra oai" với những hộp các tông vô tri vô giác. Để biến "mục tiêu" của game thủ trở nên sống động thì bắt buộc, một tựa game phải có cốt truyện.
Và vì thế, tất cả những gì mà chúng ta cần phải làm đó là loại bỏ những luận điểm thiển cận đã đưa ra ở trên. Gameplay và cốt truyện không phải là một cuộc đối đầu giữa 2 phe phái mà đó là mối quan hệ cộng sinh.
Với những ai vẫn cho rằng họ chỉ cần 1 trong 2 thứ là đủ thì tốt thôi, đó là sự cảm nhận của mỗi người.
Theo PLXH
Những game thuần Việt ngày xưa bây giờ đang ở đâu? (Phần 1) Game thuần Việt từng trở thành một hướng đi mới cho thị trường nước nhà, tuy nhiên không phải dự án nào cũng thành công. Thuận thiên kiếm Thuận Thiên Kiếm là MMO thuần Việt đầu tiên của VNG và cũng là đầu tiên của Việt Nam. MMO này được xây dựng trên một engine mua của nước ngoài, nhưng đội ngũ làm...