Những cổ thụ ở Sài Gòn bị nhà ‘nuốt chửng’
Hàng chục cổ thụ trên đường Lê Hồng Phong, An Dương Vương, Trần Phú… (quận 10, TP HCM) bị xâm hại nặng nề bởi những căn nhà xây sai phép. Sở GTVT đang kiến nghị tháo dỡ nhà để trả không gian sống cho cây, đảm bảo an toàn cho người dân.
Dọc đường Lê Hồng Phong (quận 10, TP HCM), hàng chục cổ thụ bị những căn nhà mặt tiền bao vây trong nhiều năm nay. Nhiều cây chỉ thấy phần thân trên và ngọn, giống như mọc lên từ mái nhà.
Gốc cổ thụ… nằm hẳn trong căn nhà trên đường Trần Phú.
Một cơ sở kinh doanh vận tải trên đường Lê Hồng Phong dựng mái hiên “nhốt” cổ thụ.
Ông Hoàng Cao Chí ở căn 396 Lê Hồng Phong cho biết vừa mua nhà này với giá 4,6 tỷ đồng. Do cây cổ thụ nghiêng, tựa vào nhà nên mỗi lần gió to cây rung lắc đập vào nhà gây hư hại đồ đạc, gia đình sống trong bất an. “Tôi có gửi đơn xin đốn hạ cây dầu hơn 50 tuổi này vì sợ sắp vào mùa mưa cây ngã đè sập căn nhà đồng thời chắn lối ra vào”, ông Chí nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải TP HCM và UBND quận 10 sau khi đo đạc, đối chiếu bản vẽ, kết luận cây dầu 50 tuổi nằm trên vỉa hè và không thuộc phần đất sở hữu của bất kỳ cá nhân nào. Riêng căn nhà 396 xây lố ra trước so với thiết kế 2,5 m, nền nhà chỉ cách cây dầu cổ thụ 0,2 m.
Phần thân cổ thụ được đánh số 125 trên đường Lê Hồng Phong bị 2 căn nhà vây kín… phần thân dưới gần như biến mất…
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trên đường Trần Phú khi người dân cơi nới ban công, dựng các khung sắt quây kín thân cây.
Sau khi “nhốt” cây xanh, các cửa hàng còn đóng đinh vào thân, tận dụng làm khung treo hàng hóa.
Cổ thụ cao hàng chục mét, đường kính hơn 0,5 m nằm lọt thỏm trong khuôn viên căn nhà trên đường Trần Phú. “Cây xanh là sở hữu cộng đồng nhưng giờ nó như cây cối của riêng người ta. Mình ngồi nghỉ mát dưới gốc cũng không được”, một bác xe ôm nói.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND TP chỉ đạo cơ quan chức năng có biện pháp buộc chủ những căn nhà vi phạm xây dựng phải tháo dỡ phần ảnh hưởng đến các cây dầu cổ thụ, nằm dọc tuyến đường Lê Hồng Phong (quận 10). Việc này nhằm đảm bảo không gian sống của cây xanh, đồng thời tránh ảnh hưởng đến kết cấu của nhà, đảm bảo an toàn cho người dân.
Đường Lê Hồng Phong, An Dương Vương, Nguyễn Chí Thanh… là khu vực có nhiều cây xanh nhất Sài Gòn. Những cây dầu ở đây hầu hết được trồng trước năm 1975.
Duy Trần
Theo VNE
TP HCM yêu cầu dỡ nhà sai phép để cứu cổ thụ
Cây dầu 50 tuổi bị người dân đề nghị đốn bỏ vì cho rằng ảnh hưởng đến nhà mình, song cơ quan chức năng xác định căn nhà xây sai phép cần tháo dỡ để cây phát triển.
Hai căn nhà kẹp cây dầu cổ thụ. Ảnh: Hữu Công
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND TP chỉ đạo cơ quan chức năng có biện pháp buộc chủ những căn nhà vi phạm xây dựng tháo dỡ phần ảnh hưởng đến các cây dầu cổ thụ, nằm dọc tuyến đường Lê Hồng Phong (quận 10). Việc này nhằm đảm bảo không gian sống của cây xanh, đồng thời tránh ảnh hưởng đến kết cấu của nhà, đảm bảo an toàn cho người dân.
Động thái này được đưa ra sau khi ông Hoàng Cao Chí ngụ số nhà 396 Lê Hồng Phong gửi đơn xin đốn hạ cây dầu hơn 50 tuổi trước nhà với lý do cây nghiêng, đè vào ban công làm bong tróc bêtông. Ông này sợ vào mùa mưa cây ngã đè sập căn nhà đồng thời chắn lối ra vào.
Qua kiểm tra, Sở GTVT xác định cây dầu phát triển bình thường, không có dấu hiệu ngã đổ. Cây cao hơn 30 mét, đường kính khoảng 80 cm, được trồng trước khi căn nhà được xây. "Cây dầu nằm giữa căn nhà 394 và 396 nên không ảnh hưởng nhiều đến việc ra vào của chủ hộ. Cây phát triển bình thường nhưng chủ căn 396 cho xây ban công bao bọc một phần cây xanh nên có dấu hiệu vi phạm xây dựng", văn bản của sở nêu.
Cây dầu cổ thụ nghiêng, tựa vào nhà ông Hoàng Cao Chí. Ảnh: Đ.X
Trong đợt phối hợp kiểm tra giữa Sở GTVT và UBND quận 10, sau khi đo đạc, đối chiếu bản vẽ, đoàn ra kết luận cây dầu 50 tuổi nằm trên vỉa hè và không thuộc phần đất sở hữu của bất kỳ cá nhân nào. Đối với căn nhà 396, nhà xây lố ra trước so với thiết kế 2,5 m, nền nhà chỉ cách cây dầu cổ thụ 0,2 m. Qua hồ sơ, đoàn kiểm tra xác định ông Chí không phải là chủ nhân căn nhà nên việc kiến nghị chặt cây cũng không có hiệu lực.
Theo ông Hoàng Cao Chí, ông mua lại căn nhà này với giá 4,6 tỷ đồng. Do cây cổ thụ tựa vào nhà nên mỗi lần gió to cây rung lắc đập vào nhà gây hư hại đồ đạc, gia đình sống trong bất an.
Sở GTVT TP HCM cũng cho biết, hiện nhiều cây xanh trên tuyến đường Lê Hồng Phong bị người dân xâm hại hoặc gặp tình trạng tương tự căn 396.
Sơn Hòa
Theo VNE
Cơn giông kinh hoàng ở Hà Nội mạnh tương đương bão cấp 8 - 9 Cơn giông kinh hoàng ở Hà Nội xảy ra chiều ngày 13.6 là hiện tượng thời tiết cực kỳ nguy hiểm khi có sức mạnh tương đương cơn bão cấp 8 - 9 lướt qua, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết. * Cơn mưa giông quật đổ hàng loạt cây cổ...