Những cô nàng thích… chinh phục
Đa phần các cô gái thích chinh phục thường tự tạo ra những tiếng sét ái tình để “chiếu tướng” đối tượng. Với họ, “hôm nay yêu, mai có thể xa rồi” là bình thường, miễn rằng ta là người chiến thắng mà không lường hết vô vàn rắc rối, tai tiếng.
Với ngoại hình khá xinh đẹp, lại diện đồ rất mốt, cô sinh viên Trâm đã trở thành tâm điểm của lớp học ngoại ngữ ban đêm. Cứ mỗi lần Trâm xuất hiện thì có hàng trăm con mắt nhìn theo. Thế nhưng lạ một điều, anh chàng học giỏi nhất lớp thì chẳng bao giờ đoái hoài đến cô. Nghe đâu anh chàng đã có bạn gái, yêu nhau mấy năm rồi. Tự ái, Trâm quyết định đánh đổ anh chàng bằng mọi cách.
Mở đầu bằng “chiến dịch” ngồi gần trong lớp học, sau đó là sáng trưa chiều tối nhắn tin, gọi điện liên tục, thậm chí còn bám theo sau giờ tan lớp. Rồi Trâm cũng mời được anh chàng khó tính vào quán cà phê. Lúc đầu, anh ta còn phản ứng mạnh mẽ nhưng chỉ qua vài lần xem phim, xem ca nhạc chung, Trâm đã bắt đầu “làm chủ tình hình”. Thế là chỉ sau 3 tuần, Trâm chính thức tuyên bố: Anh chàng đã thuộc về mình!
Tốt nghiệp xong lớp trung cấp kế toán, Sương được nhận vào làm tại một công ty tư nhân về quảng cáo. Mới ngày đầu tiên đi làm, cô đã “kết mô-đen” anh trưởng phòng cao ráo đẹp trai. Thế là, kế hoạch chiếm lĩnh trái tim anh chàng được Sương triển khai ngay lập tức. Khổ nỗi, một tuần sau, cô phát hiện anh ta đang chuẩn bị cưới vợ vào cuối năm. Tưởng đâu như thế ý đồ của cô sẽ được dẹp bỏ, nào ngờ cô nàng lại càng quyết tâm hơn, chỉ vì suy nghĩ: “Con nhỏ kia đâu có gì hơn mình mà nó lại may mắn như vậy!”.
Kể từ đó, mỗi lần trong công ty có việc, Sương đều viện đủ lý do để được đi cùng xe với trưởng phòng. Rồi khiêu vũ, ôm eo, mời cà phê và tặng áo sơ mi cao cấp… Thậm chí, cô sẵn sàng ở lại công ty với trưởng phòng để làm việc vào ban đêm. Chuyện gì phải đến rồi cũng đến, Sương đã đánh đổi cảm giác chiến thắng bằng “cái quý giá nhất đời con gái” của mình. Kết quả lại không như cô mong muốn, trưởng phòng vẫn cưới vợ theo như kế hoạch mà cô dâu không phải là Sương.
Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra hậu quả của những cuộc tình như thế để quay đầu chuyển ý. Như chuyện tình “lâm ly bi đát” của cô học trò lớp 12 Hương Mai thì không chỉ chuốc lấy thiệt hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình.
Chỉ gặp nhau đôi lần trong CLB khiêu vũ, Mai đã yêu tha thiết anh bạn nhảy hơn cô gần hai chục tuổi, mặc cho anh chàng đã dẫn bạn gái đến giới thiệu và thẳng thừng bày tỏ thái độ với “cô em gái nhỏ”. Cô bé 18 tuổi vẫn nghĩ đơn giản rằng mình trẻ hơn, đẹp hơn… thì sợ gì không chiến thắng! Những chiến thắng đâu chẳng thấy, bởi khi biết được “ý đồ” của Mai, anh chàng cũng vờ tỏ ra thân thiện, mời uống cà phê và tặng những con gấu bông nho nhỏ… Nhưng đến khi Mai “cắn câu”, anh ta liền trở mặt và xem như không hề có chuyện gì xảy ra. Độc chiêu hơn, cô bạn gái của anh ta đã “dạy” cho Mai một bài học bằng cách tìm đến tận nhà để nói hết mọi chuyện với cha mẹ của Mai. Quá tức tối, Mai bỏ học, lôi kéo một đám bạn đi “đánh ghen”. Hậu quả là hàng ngàn rắc rối, tai tiếng kéo đến “bủa vây” cô bé mới 18 tuổi.
Video đang HOT
Các chàng trai sẽ nói gì về những cô gái luôn thích chứng tỏ mình bằng cách yêu “loạn xạ”, yêu bất kỳ người nào cảm thấy hợp nhãn như thế? Hành vi thích “chinh phục” của một số cô gái trẻ xuất phát từ tâm lý muốn tự khẳng định mình, muốn thể hiện bản lĩnh và cũng có phần muốn… chơi trội! Nhưng cái giá phải trả cho những cuộc chinh phục như vậy thường sẽ là một nỗi ê chề đeo đẳng…
“Tấn công” cả người có vợ
“Chiếm được trái tim người đã có vợ mới thú vị”. Đó là tuyên bố của M. Linh, một cô gái “chân dài” 27 tuổi chưa chồng. Nhiều người tỏ ý muốn làm mai cho Linh một người đàn ông có nghề nghiệp đàng hoàng, nhưng Linh luôn từ chối. Cô mạnh miệng tuyên bố thích “tấn công” những anh chàng đang có gia đình hạnh phúc để xem mức độ quyến rũ của cô tới đâu. Do đó, không ít nam nhân viên ở cơ quan đã rơi vào lưới tình của cô bằng những bữa hẹn ăn sáng, ăn trưa hay những lần cà phê vào giờ rảnh rỗi. Buổi chiều, Linh tới tấp gửi tin nhắn đến các đối tượng với lời lẽ thảm thiết: “Chiều nay trời se lạnh, uống với em một ly cho ấm áp nghe anh”. Đối tượng nào cả tin nhắn lại, Linh liền hẹn tới một quán bar nào đó chơi đến khuya. Và chỉ đôi lần, quan hệ giữa họ đã tiến triển đáng kể.
Nhưng sở thích trớ trêu của Linh đã nếm mùi cay đắng khi gần đây, một cô vợ cao tay thường xuyên đến tận cơ quan tìm Linh làm ầm ĩ, đến mức Linh phải làm đơn xin thôi việc.
Theo Người Lao Động
Bí quyết nhận lỗi trong công việc
Sai sót là điều không thể tránh khỏi trong công việc. Tuy nhiên, nếu sai lầm của bạn ảnh hưởng tới người khác, bạn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Đó không chỉ là việc rút ra bài học, tìm cách khắc phục mà còn thể hiện sự hối lỗi.
Dưới đây là một số trường hợp bạn cần nói lời xin lỗi và những lưu ý cần nhớ:
1. Sai lầm của bạn ảnh hưởng tới đồng nghiệp
Rõ ràng đây là trường hợp cần nói lời xin lỗi. Bạn có thể nói một cách đơn giản: "Tôi xin lỗi", tiếp sau đó là lời đề nghị sửa chữa, biện pháp khắc phục. Nếu tình huống phức tạp hơn, như đồng nghiệp vẫn không thấy hài lòng, bạn cần bày tỏ sự hối lỗi chân thành hơn. Meryl Runion, một nhà diễn thuyết và tác giả của 6 cuốn sách về bí quyết giao tiếp, đưa là lời gợi ý: "Tôi rất ân hận, sự nông cạn của tôi đã khiến bạn phải vất vả. Tôi rất tiếc, những việc tương tự như vậy chắc chắn sẽ không xảy ra trong tương lai...".
2. Một người trong nhóm gây sai sót cho khách hàng và bạn phải tiếp xúc với khách hàng đó
Bạn nên thay mặt công ty nói chung để đưa ra lời xin lỗi cho khách hàng, thay vì giả vờ đó là sai lầm của bạn. Anna Post, một tác giả, nói: "Có những lúc không phải lỗi tại mình nhưng bạn cần thay mặt cả nhóm đưa ra lời giải chứ không phải đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Làm như vậy bạn sẽ được đánh giá là chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng cũng như đồng nghiệp".
3. Khi bạn không chắc mình có nên xin lỗi hay không
Ví dụ, trong một cuộc họp, bạn nhận thấy những nhận xét nghiêm khắc của mình đã khiến đồng nghiệp nào đó buồn rầu. Trước khi xin lỗi, hãy cân nhắc thật kĩ. Liệu bạn có nói không đúng hay người đó buồn vì lí do khác? Nếu mọi việc vẫn ổn, bạn không cần phải xin lỗi.
Hoặc khi bạn cộng tác với đồng nghiệp, một số việc không như ý xảy ra và đó hoàn toàn không phải lỗi của bạn. Điều bạn cần nói là một sự chia sẻ với người đồng nghiệp kia chứ không phải lời xin lỗi.
4. Bạn góp phần làm cho nhóm bị lỡ kế hoạch
Trường hợp này đòi hỏi sự khéo léo bởi một lời xin lỗi là không đủ để giải quyết vấn đề. Để tránh bị đánh mất niềm tin trong đội, hãy bày tỏ sự hối lỗi và đưa ra một lời cam kết quả quyết: "Rõ ràng tôi đã mắc sai lầm trong dự án lần này nhưng đó chỉ là một "tai nạn" nhất thời. Dù sao tôi cũng rút ra được một số bài học bổ ích để có thể đóng góp hiệu quả hơn cho nhóm trong những dự án tiếp theo".
5. Bạn sử dụng từ ngữ, ngữ điệu không phù hợp với hoàn cảnh
Ví dụ, bạn tỏ vẻ bực tức và thấy không xứng đáng khi một đồng nghiệp không có gì nổi trội hơn bạn lại được thăng chức. Điều này được thể hiện qua giọng điệu của bạn: "Chúc mừng! Thế mà họ đã được thăng chức rồi cơ đấy!" Hãy mau chóng đưa ra lời xin lỗi hoặc giải thích rằng đó chỉ là cách nói hài hước bởi nó có thể gây ra sự bất đồng với đồng nghiệp, nay là sếp của bạn và nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển nghề nghiệp của bạn.
6. Bạn luôn nói xin lỗi
Hãy lưu ý, tránh thói quen này. Hãy nói xin lỗi nếu bản thân bạn có lỗi. Khi đó, lời xin lỗi và giải thích phải tương ứng với mức độ nghiêm trọng của sai lầm. Tránh lặp đi lặp lại lời xin lỗi cho cùng một sai sót. Còn nếu vẫn nói xin lỗi dù không phải lỗi của mình, bạn sẽ bị đánh giá là không đủ tự tin và độ tin cậy.
Theo Dân Trí
Khi teen ngại va chạm trên đường Các bạn trẻ vốn được xem là những người bồng bột, nóng tính. Có lẽ bởi vậy mà họ thường bị coi là nguyên nhân chính trong những vụ xô xát do va chạm xe cộ trên đường. Thế nhưng điều đó có thực sự chính xác? Người tham gia giao thông nhường đường cho người đi bộ. (Ảnh: Thể thao & Văn...