Những cô gái miền Tây ‘mê hoặc’ trên màn ảnh
Vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng của người con gái miền Tây luôn là một đề tài hấp dẫn được nhiều đạo diễn khai thác.
Tăng Thanh Hà trong vai Út Nhỏ – “ Hương phù sa”
Sau bộ phim Dốc tình, Hàn Mặc Tử, Hà Tăng tiếp tục góp mặt trong bộ phim Hương phù sa do Võ Tấn Bình làm đạo diễn. Người đẹp vào vai Út Nhỏ, một cô gái đầy mạnh mẽ, nhiều nghị lực luôn cố gắng giữ gìn phát triển nghề truyền thống đóng ghe xuồng của gia đình. Nhờ kiên trì, bền bỉ với nghề, chẳng mấy chốc cô đã thực hiện được mong muốn của cha.
Trong phim, Tăng Thanh Hà vướng vào mối tình tay với Út Ráng (Kim Hiền đóng) và Việt (Quốc Thái đóng). Cả hai chị em cùng đem lòng yêu anh chàng làm công cho gia đình. Chứng kiến cảnh em gái bị mất trí nhớ, cô cũng từ bỏ đám hỏi với Việt.
Hương phù sa là bộ phim giúp Tăng Thanh Hà đạt được giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp phim ảnh, giải Nữ diễn viên chính được yêu thích nhất tại HTV Award 2006.
Tường Vi trong vai Phù Sa – “Cá Rô! Em yêu anh”
Nổi tiếng với những vai diễn đanh đá có phần dữ dằn điêu ngoa, Tường Vi có cơ hội “phát huy lợi thế” khi hóa thân thành cô gái 100% miền Tây chính gốc trong Cá Rô! Em yêu anh.
Trong phim, cô vào vai Phù Sa, sinh viên ngành Nông học. Với cá tính mạnh mẽ, thông minh, không ít lần cô làm cho “cá rô” Quang Huy (Bình Minh đóng) phải khốn đốn. Một bên là cô gái nhà quê nóng nảy, một bên là chàng công tử nhà giàu kiêu ngạo nên nhiều trận chiến “bất phân thắng bại” đã diễn ra. Mãi đến khi Quang Huy bị liệt tay chân, dù bất đồng quan điểm, thường xuyên cãi vã nhưng Phù Sa vẫn luôn ở bên cạnh chăm sóc giúp anh trở lại cuộc sống bình thường. Từ đây, hai người mới chính thức hòa giải và đem lòng yêu nhau.
Góp phần làm nên thành công của bộ phim là bối cảnh miền Tây sông nước hay hình ảnh quả vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim in sâu trong tâm trí người xem nỗi nhớ khắc khoải về quê hương nguồn cội, tạo hiệu ứng đặc biệt thu hút sự theo dõi đông đảo khán giả.
Video đang HOT
Lê Bê La trong vai Thủy – “ Duyên nợ miền Tây”
Duyên nợ miền Tây là bộ phim tình cảm vui nhộn hài hước kể về mối tình éo le giữa Thủy và chủ trại nuôi heo Định (Huỳnh Đông đóng). Dù không sinh ra ở miền Tây nhưng cô kỹ sư chăn nuôi Đại học Nông Lâm hóa thành gái miền Tây thực thụ sau 5 tháng thực tập “gian khổ” tại mảnh đất Bạc Liêu.
Quen sống ở thành thị đã lâu nên có dịp về miền quê sông nước, Thủy gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ làm cô nhiều phen điêu đứng, dở khóc dở cười. Không chỉ khó khăn trong phim, Lê Bê La còn gặp khó khăn ngoài đời thực vì cô vốn là con gái miền núi Tây Nguyên, khác biệt hoàn toàn với phong tục, tập quán, lối sống miền Tây dân dã. Nhờ có sự giúp đỡ chân thành từ nam diễn viên Huỳnh Đông, cô đã hoàn thành tốt vai diễn của mình.
Thanh Thúy trong vai Hải – “ Mùa sen”
Cũng là một trong những cô gái miền Tây xinh đẹp, mộc mạc trên màn ảnh nhỏ, diễn viên Thanh Thúy để lại trong lòng khán giả ấn tượng khó quên về cô gái Đồng Tháp hết mình với nghề y với phim Mùa sen. Trong phim, Hải thầm yêu anh chàng bộc trực tên Bàng (Công Dũng đóng) nhưng không dám nói vì anh đã có Phương Duyên (Bích Huyền đóng) bên cạnh. Trải qua nhiều thử thách, bất ngờ, Bàng quyết định ở lại miền quê sông nước, sánh duyên cùng Hải.
Dù rất sợ sông nước và không có kinh nghiệm bơi lội, chèo thuyền, nhưng để đóng trọn vẹn vai diễn, Thanh Thúy phải siêng năng tập luyện trên phim trường đến nỗi có lần suýt bị nước cuốn trôi. Thành công của bộ phim đã mang lại giải thưởng danh giá Nữ diễn viên chính xuất sắc cho cô sinh viên trường cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM.
Theo Trithuctre
Những quảng cáo lộ liễu trong phim Việt
Nhiều spot quảng cáo phản cảm được cài cắm một cách thô thiển vào nội dung phim khiến người xem bỏ tiền mua vé vào rạp bức xúc.
Khán giả bị ép xem quảng cáo
Trước các suất chiếu, khán giả thường bị "tra tấn" bởi hàng loạt spot quảng cáo rồi mới được xem phim. Tuy nhiên, sự bức xúc này nhanh chóng trôi đi. Tuy nhiên, những bộ phim cài quảng cáo một cách thô thiển theo kiểu "đổi phim lấy tiền tài trợ" khiến rất nhiều người bức xúc.
Gần đây nhất là bộ phim Lửa Phật, khi gần cuối phim, khán giả được "khuyến mãi" bằng một trường đoạn dài với cảnh nhân vật uống rượu, xoay cốc, khen rượu ngon và cận cảnh cả một thương hiệu rượu, một sản phẩm vốn bị cấm quảng cáo. Việc nhân vật uống rượu trên phim là chuyện bình thường nhưng để khán giả bị tra tấn với những cảnh quảng cáo rượu của nhà tài trợ qua những hình ảnh phản cảm khiến nhiều người bức xúc.
Cảnh "quảng cáo" loại rượu ngon nhất trong Lửa Phật.
Lồng quảng cáo trong phim Việt không còn là chuyện mới mẻ. Năm 2011, không ít người đã "nổi khùng" khi bộ phim Sài Gòn Yo! không dưới 1 lần tra tấn khán giả bằng những spot quảng cáo trá hình phản cảm. Cụ thể là nhân vật nữ chính do diễn viên Vân Trang thủ vai quảng cáo cho loại "tivi 3D bán chạy nhất thế giới" vừa ra thị trường như đi bán báo dạo. Ngoài ra, bộ phim này còn quay cận cảnh lon cà phê uống liền của một thương hiệu có tiếng tham gia tài trợ cho phim không vì lý do gì khiến người xem phản ứng.
Loại TV "bán chạy nhất thế giới" xuất hiện trong phim Sài Gòn Yo! nhiều lần. Từ xa có thể thấy banner quảng cáo (chữ đã bị mờ).
Trước đó, năm 2009, người xem cười ồ trước màn xuất hiện của một loại kem dưỡng da vốn là một trong những nhà tài trợ cho phim Chuyện tình xa xứ xuất hiện trong đoạn cuối phim với nhân vật chính không khác gì spot quảng cáo. Trong phim Lọ lem hè phố , thậm chí 2 diễn viên chính là Quang Dũng và Mỹ Duyên còn thể hiện hẳn đoạn mô phỏng quảng cáo của một dòng điện thoại di động đình đám khi đó khiến khán giả chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán.
Đó là phim chiếu rạp, còn với phim truyền hình, loại hình dễ bị các nhà đầu tư và nhà tài trợ "can thiệp" hơn, những đoạn quảng cáo trá hình nhiều vô kể. Ngoài việc phải chịu đựng việc mỗi tập phim khi phát sóng bị cắt vụn vì thời lượng dài dằng dặc dành cho chương trình quảng cáo, người ta bất đắc dĩ phải xem những spot quảng cáo được đưa vào phim một cách vô tội vạ.
Chuyện cài cắm quảng cáo trong phim truyền hình không còn là chuyện hiếm. Bộ phim truyền hình khá hấp dẫn do TFS sản xuất năm 2005 Hương phù sa , với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Tăng Thanh Hà, Kim Hiền... đang được phát sóng lại trên một kênh truyền hình cũng khiến nhiều người gai mắt vì cảnh quảng cáo áo pull FOCI một cách phản cảm.
Nhãn hiệu mỹ phẩm (đã bị làm mờ) xuất hiện chình ình trong những cảnh quay Váy hồng tầng 24.
Bộ phim truyền hình đang lên sóng, Váy hồng tầng 24 khi mới công chiếu cũng đã nhận ngay những phản hồi đầy bức xúc của nhiều khán giả khi liên tục có những cảnh quay cận thương hiệu một hãng mỹ phẩm hay một loại trà và nhiều sản phẩm gia đình mà không đếm xuể. Có thể liệt kê ra vô số những bộ phim truyền hình cài cắm quảng cáo phản cảm như vậy. Nhà sản xuất đổi phim lấy tiền tài trợ, nhà tài trợ cần phim để quảng cáo sản phẩm, chỉ có khán giả là người phải chịu trận.
Phim ngoại cũng bị tuýt còi vì quảng cáo lắm
Chuyện nhà sản xuất bắt tay với các nhãn hiệu khi làm phim là điều không mới mới ngành sản xuất phim ảnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc đổi quảng cáo lấy tiền tài trợ cũng là điều đương nhiên, vì đó là thỏa thuận làm ăn. Tuy nhiên đưa vào phim thế nào cho đủ liều lượng và không quá sống sượng là cả một nghệ thuật.
Những dự án phim thương mại lớn, đã có danh tiếng và thu hút sự tham gia của các diễn viên ngôi sao luôn rất hấp dẫn các thương hiệu. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD chỉ để sản phẩm của mình xuất hiện trong một cảnh quay. Tuy nhiên, những quảng cáo này đều được lồng ghép rất hợp lý.
Khán giả yêu điện ảnh hẳn còn nhớ đoạn điệp viên 007 Daniel Craig gặp bondgirl Eva Green trên tàu trong tập phim Casino Royale (2006). Khi đó nữ diễn viên đã hỏi James Bond đeo đồng hồ gì. Anh trả lời: "Omega". Đây quả là spot quảng cáo ấn tượng. Cũng trong tập phim này, các thương hiệu xe hơi, laptop và điện thoại di động đình đám khác cũng đã xuất hiện cùng James Bond nhưng khán giả không cảm thấy khó chịu mà lại thấy đó là điều đương nhiên vì 007 luôn gắn liền với những món đồ thời thượng và đẳng cấp.
Nhãn hiệu đồng hồ danh tiếng đồng hành cùng James Bond trong Casino Royale.
Trong bộ phim Sex and The City 2, nhãn hiệu máy tính HP cũng được dàn xếp xuất hiện trên bàn làm việc trong văn phòng tuyệt đẹp của nữ diễn viên Kim Cattrall nhưng người xem không thấy bị lố.
Hay trong phim So Undercover, một thương hiệu máy ảnh danh tiếng cũng được quảng cáo tích cực như là phương tiện tác nghiệp của nữ thám tử Molly do Miley Cyrus thủ vai. Trong những bộ phim trên, dù rõ ràng là "bị ép xem quảng cáo" nhưng người xem không cảm thấy "chối tỉ" như khi xem quảng cáo trong phim Việt.
Gió mùa đông năm ấy xuất hiện nhiều quảng cáo khiến phim bị Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc cảnh cáo.
Hồi đầu năm, bộ phim truyền hình ăn khách của Hàn Quốc, Gió mùa đông năm ấy với sự tham gia diễn xuất của nữ diễn viên Song Hye Kyo đã bị Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc cảnh cáo vì việc quảng cáo tràn lan trong phim. Cơ quan này yêu cầu nhà sản xuất cắt giảm giảm tối đa những đoạn quảng cáo lộ liễu.
Chuyện lồng quảng cáo trong phim Hàn không lạ nhưng việc cài cắm quá nhiều sản phẩm điện thoại thông minh, mỹ phẩm, ô tô, trang sức, thời trang, máy ảnh.... lộ liễu khiến nhiều người phản ứng. Vậy ở Việt Nam, cơ quan nào sẽ đứng ra tuýt còi các nhà sản xuất khi diễn ra tình cảnh tương tự?
Theo Vietnamnet
Tạo hình ấn tượng của mỹ nhân Việt trên phim Ngô Thanh Vân, Midu, Tường Vy, Đinh Ngọc Diệp là những diễn viên được người xem nhớ lâu nhất bởi ngoại hình, tính cách nhân vật nhiều điểm nhấn. Ngô Thanh Vân Hiện nay, Ngô Thanh Vân là đả nữ số 1 của điện ảnh Việt Nam. Các vai diễn của cô không những được trau chuốt về những pha võ thuật mà...