Những cô gái mang khao khát kiến tạo cuộc sống – Kỳ 1: Jang Kều và quỹ Sống

Theo dõi VGT trên

Hai năm nay, Jang KềuPhạm Thị Hương Giang đã bắt đầu bước đi mới cho Nhà chống lũ – dự án mà cô gầy dựng lên 7 năm trước. Quỹ Sống đã tiếp nối Nhà chống lũ với khao khát mang đến một sự thay đổi bền vững hơn.

Những cô gái mang khao khát kiến tạo cuộc sống - Kỳ 1: Jang Kều và quỹ Sống - Hình 1

Chân dung Jang Kề u – người sáng lập Nhà chống lũ và quỹ Sống – Ảnh: VŨ THỦY

Sống của Jang Kều không chỉ hướng đến sự sống an toàn, bền vững cho con người mà còn là sự sống của cây cối, của cả cộng đồng. Sống xây dựng hệ sinh thái gồm cộng đồng bền vững, con người bền vững và thiên nhiên bền vững

Từ nhà chống lũ đến trồng rừng

Gặp Jang ở một văn phòng nơi cô đang làm cố vấn thương hiệu cho một nhãn hãng mới đặt chân đến Việt Nam. Dáng cao, mái tóc ngắn xoăn mì, bộ đồ tối giản kiểu menswear (phục trang của nam) và nụ cười rộng ở Jang toát lên một kiểu khí chất nghệ sĩ nhưng mạnh mẽ và thoải mái.

Dự án của Jang cũng luôn mang những cái tên rất lãng mạn: Làng hạnh phúc, Hạnh phúc xanh cho dự án cây xanh đô thị và Forest Symphony (Giao hưởng rừng xanh) với dự án trồng rừng.

“Năm 2016, tôi đi khảo sát ở miền Tây với dự định xây nhà chống lũ khi dự án đã làm hòm hòm tại miền Trung. Tháng 4 miền Tây nắng nóng kinh khủng và mọi người bắt đầu nói miền Tây hạn hán rồi. Hạn mặn không phải câu chuyện của Nhà chống lũ lúc đó nhưng khiến tôi đau đáu.

Câu chuyện lúc đó cũng không khác mấy câu chuyện hiện tại, nhưng hạn mặn năm nay đến sớm hơn rất nhiều và khủng khiếp hơn” – Jang kể về ngọn nguồn dự án đầu tiên của Forest Symphony ở miền Tây.

Tháng 9-2019, sau rất nhiều hoạt động chuẩn bị, 10.000 cây bần đã được trồng ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) với một phần vốn góp của chính quyền địa phương và nguồn quỹ từ hoạt động gây quỹ cộng đồng của quỹ Sống.

“Miền Tây cần phải bắt đầu thích nghi với đời sống hạn mặn, với điều kiện tự nhiên mới của Đồng bằng sông Cửu Long. Phải trồng các loại cây, nuôi những loại con sống được ở nước mặn, trong đó cây bần là một ví dụ” – Jang nói về lý do trồng rừng bần.

Những cánh rừng bần trồng ven sông, biển không chỉ chống sạt lở, chống sụt lún, giảm hiệu ứng nhà kính mà còn tạo quần thể sinh học mà người dân có thể sinh sống, nuôi trồng.

“Cây bần có thể khai thác để làm giấy, quả bần cũng có thể làm thức ăn, rễ cây bần có thể nuôi thủy sản, cắt ra làm nút chai rượu vang. Tôi tin rằng nếu con người luôn giữ tâm thế khiêm nhường với thiên nhiên thì chúng ta luôn có những cách thức để cuộc sống của chúng ta và cả thiên nhiên được bền vững” – Jang chia sẻ.

Kiên trì để nhìn thấy sự thay đổi

“Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt nhiểu khó khăn, nhưng tôi không muốn làm những thứ ngắn hạn. Chúng tôi có thể chở nước đến, có thể tặng tiền người dân ở vùng hạn mặn, nhưng phải nén bất lực trong lòng để làm việc dài hạn” – Jang chia sẻ về hành trình “trồng cây, xây nhà” ở miền Tây.

Cô bảo việc trồng cây bây giờ vẫn chưa thay đổi được điều gì, nhưng 10-20-30 năm nữa sẽ nhìn thấy tác động. Còn việc xây nhà mất nhiều thời gian nhưng sẽ giúp người dân không bị thủy triều đe dọa trong chừng 50 năm tiếp theo.

Video đang HOT

“Ở miền Tây khảo sát thì nhiều vô kể, nhưng thuyết phục một năm trời chỉ có hai nhà đồng ý làm. Mình không dám hi sinh nguyên tắc tối thiểu của mình đó là sự chung tay” – Jang chia sẻ.

Nếu theo dõi các dự án Nhà chống lũ, mọi người đều biết dự án chỉ hỗ trợ kỹ thuật và 50% kinh phí, còn lại 50% do hộ dân đóng góp.

“Nếu không có nguyên tắc đó thì không thể đi được lâu dài. Tự người dân và tự cộng đồng mới có thể giải quyết được vấn đề của chính họ. Khi cộng đồng nhận thức được, bắt tay vào giải quyết vấn đề thì hiệu quả sẽ rõ nét hơn nhiều.

Nếu họ chỉ nhận sự giúp đỡ thì họ sẽ bị động, chờ mong, ỷ lại, dần dà sẽ nghĩ giúp đỡ là chuyện đương nhiên. Chúng tôi có thể gây quỹ để xây cả 50 ngôi nhà của dự án Làng hạnh phúc ở miền Tây, nhưng tất cả phải chế ngự sự bất lực để đi đến cùng sự thay đổi” – Jang chia sẻ.

Sự thay đổi đó chính là thay đổi tư thế của người dân về tương lai. Sự kiên nhẫn của Jang và đội ngũ đã được đền đáp. Cô bảo 700 ngôi nhà đã làm ở các vùng miền, “không chỉ nhân sinh quan của người dân thay đổi mà lối sống cũng thay đổi”.

Họ rửa chân trước khi vào nhà, trồng rau trái đem ra chợ bán để có thêm thu nhập lo cho con học hành, “không sống cuộc sống được chăng hay chớ nữa”.

Nhưng đó vẫn chưa phải là điểm dừng mà Sống mong muốn. Dự án Làng hạnh phúc trước hết là hướng đến cuộc sống an toàn, sau đó là hồi phục các giá trị văn hóa.

“Khi môi trường tự nhiên ngày càng bị hủy hoại, người dân không thể sống được ở làng quê, người dân bán đất, rời làng để lên thành phố hoặc thậm chí sống lay lắt không còn là cuộc sống ở những vùng nông thôn. Cấu trúc làng xóm bị phá vỡ, văn hóa thui chột.

Với việc thành lập quỹ Sống sau 5 năm vận hành Nhà chống lũ, chúng tôi muốn thúc đẩy lối sống bền vững, làm sao con người sống hài hòa với thiên nhiên, gìn giữ thiên nhiên, gìn giữ giá trị văn hóa” – Jang chia sẻ.

Sống còn hướng đến tác động nhận thức của những cộng đồng có tri thức hơn, “những người không khó khăn nhưng cũng đang sống không bền vững”. “Họ cũng chính là những người tiêu thụ nhiều nhất, gián tiếp hủy hoại thiên nhiên nhiều nhất. Biết trồng bao nhiêu cây, làm bao nhiêu nhà cho đủ nếu không nâng cao nhận thức của con người” – Jang chiêm nghiệm.

Xây nhà và phủ xanh Việt Nam

Từ năm 2013 đến nay, quỹ Sống đã xây dựng khoảng 700 căn nhà trên khắp cả nước, gồm cả nhà chống lũ và nhà tái định cư cho người dân chịu ảnh hưởng bởi động đất và sạt lở.

Sau 10.000 cây bần được trồng ở Cù Lao Dung, tháng 4 vừa qua Forest Symphony đã nhận được công văn của UBND tỉnh Sóc Trăng chấp thuận triển khai thêm một dự án trồng bần ở khu vực 50ha bãi bồi ven biển. Sống cũng đang dần đi đến những bước cuối cùng để hoàn thiện công viên Hạnh phúc xanh ở quận 12 (TP.HCM).

Nhưng với Jang và quỹ Sống, đó mới chỉ là khởi đầu cho dự án trồng cây “sẽ kéo dài 70 năm với hàng triệu cây xanh trong các cánh rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, công viên thành phố”.

Thứ trưởng TT Bộ NNPTNT: Doanh nghiệp gỗ chuyển hướng bán online

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn trong cuộc trao đổi với báo chí về những giải pháp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ vượt qua khó khăn do những tác động của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 với ngành gỗ hiện nay?

- Có thể nói, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam với phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Riêng ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, tôi có thể điểm lại một số tác động nghiêm trọng.

Thứ trưởng TT Bộ NNPTNT: Doanh nghiệp gỗ chuyển hướng bán online - Hình 1

Chế biến gỗ ván ép tại Công ty CP Woodsland (Tuyên Quang). Ảnh: Virorest

Thứ nhất, đối với thị trường xuất khẩu, đến tháng 4 này khoảng 80% đơn hàng phải tạm dừng, trong khi chưa tìm được đơn hàng mới. Các thị trường lớn như Mỹ (chiếm 51% kim ngạch xuất khẩu gỗ); EU (chiếm 39%) gần như đã đóng băng; thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ còn lác đác những đơn hàng.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc dù đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng cần một thời gian nữa mới có thể bình thường. Tại các làng nghề truyền thống có đến 70 - 80% sản phẩm không tiêu thụ được, tạm dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Thứ hai, sản phẩm chế biến cho các công trình lớn (khách sạn, công sở) giảm 90% doanh thu so với cùng kỳ. Trong quý I/2020, việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ cho chế biến cũng giảm đến 70 - 80% trong tổng số 10 triệu m3 gỗ quy tròn nhập khẩu, hiện sản xuất chủ yếu từ nguồn dự trữ.

Không có đơn hàng nên các doanh nghiệp chế biến gỗ buộc phải tạm dừng sản xuất và cho lao động nghỉ, đã có nhiều đơn vị cho nghỉ 40 - 80% số lao động (hoặc giãn thời gian làm việc). Chúng tôi rất mong muốn khó khăn này sẽ sớm kết thúc, nhưng qua đại dịch sẽ thấy mỗi doanh nghiệp có bản lĩnh khác nhau để xử lý tình huống này.

Bộ NNPTNT đã có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn này, thưa Thứ trưởng ?

- Tôi muốn nói thêm, hiện chỉ có 7% doanh nghiệp ngành gỗ vẫn hoạt động bình thường, còn lại trên 90% doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, tạo ra sự đứt gãy toàn chuỗi.

Sản xuất, tiêu thụ đình trệ, ảnh hưởng đến cả những người cung cấp nguyên, phụ liệu, đặc biệt là người trồng rừng. Hiện, người trồng rừng ở nhiều địa phương đã kêu khó khăn vì gỗ không có người mua. Nếu chúng ta không duy trì được các đơn hàng quốc tế thì khả năng khôi phục sản xuất càng khó khăn hơn.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các khó khăn của ngành gỗ, Bộ NNPTNT đã có nhiều văn bản đề nghị Chính phủ, các ngành chức năng đưa nhóm các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ vào danh mục được hỗ trợ.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41 đồng ý cho kéo dài 5 tháng đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung chậm nộp các loại thuế; chậm nộp 5 tháng với tiền thuê đất đợt 1.

Đối với khó khăn về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có gói tín dụng 285.000 tỷ đồng để xử lý giãn, hoãn nợ cũ, áp dụng cơ chế cho vay có điều kiện đảm bảo nhẹ nhàng hơn, lãi suất thấp hơn để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chính phủ cũng đã có nghị quyết hỗ trợ các cơ sở sản xuất, người lao động chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, với tổng gói hỗ trợ lên đến 62.000 tỷ. Đây là những chính sách lần đầu tiên được áp dụng.

Thứ trưởng TT Bộ NNPTNT: Doanh nghiệp gỗ chuyển hướng bán online - Hình 2

Bộ NNPTNT khuyến khích người dân phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: I.T

Tái cơ cấu ngành gỗ

Có thể coi dịch Covid-19 là dịp tái cơ cấu lại ngành. Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào về vấn đề này?

- Trong giai đoạn khó khăn này, chúng tôi mong các doanh nghiệp đánh giá tình hình không quá bi quan, bây giờ không phải là lúc nghĩ đến chuyện đóng cửa rồi phá sản mà phải có tư tưởng tìm cơ trong nguy. Theo đó, nếu thị trường chủ chốt khó khăn thì tìm thị trường khác và thị trường nội địa. Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do thực hiện giãn cách xã hội thì chuyển sang bán hàng online.

Bộ NNPTNT cũng giao Tổng cục Lâm nghiệp làm việc với các hiệp hội, làng nghề, ngay sau khi nới lỏng giãn cách, hết dịch thì phải khôi phục sản xuất ngay không được kéo dài, nếu kéo dài tình trạng tạm ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến đình trệ.

Còn về giải pháp lâu dài, mặc dù khó khăn nhưng ngành gỗ vẫn có dư địa phát triển tốt, tiềm năng nâng cao chuỗi giá trị. Hiện nay, nếu dịch Covid-19 qua đi sớm, nhất là ở những thị trường chủ chốt thì khả năng chúng ta vẫn đạt được mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD.

Theo tôi, để đạt được mục tiêu, ngành phải tập trung 4 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, dứt khoát cơ cấu lại sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, chúng ta vẫn phải dùng 25 - 26 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất ra khoảng 13 triệu tấn dăm, trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,5 - 1,6 tỷ USD, con số này rất thấp, chỉ chiếm hơn 10%, trong khi lượng nguyên liệu chiếm 60%.

Bên cạnh đó, đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ, EU chủ yếu là bàn trang điểm, dụng cụ phòng bếp, phòng tắm (chiếm 60%), trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%, đây là dư địa lớn, cần chiếm lĩnh. Ngoài ra, cần cơ cấu lại cả chuỗi, trồng rừng gỗ lớn, cải tiến về giống, đẩy nhanh việc quản lý rừng bền vững.

Thứ hai, làm mạnh mẽ hơn liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu gỗ và phụ trợ, đẩy mạnh việc sản xuất phụ liệu trong nước, bởi hiện nay 80% vẫn phụ thuộc nhập khẩu, trong khi sản xuất trong nước giá thành cao, đây là một bất lợi.

Thứ ba, cần đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào chuỗi, đổi mới thiết kế, tạo ra những mặt hàng phối trộn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Thiết lập và thực thi cho bằng được hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, phải minh bạch nguồn gốc ván dán, không được để "con sâu làm rầu nồi canh".

Thứ tư, cần đặc biệt chú ý đến thị trường nội địa. Hiện nay, tiêu thụ gỗ ở thị trường trong nước đã lên đến 3 tỷ USD và sẽ tăng lên. Vì vậy, phải xây dựng hệ thống siêu thị, phân phối sản phẩm để người dân có thể sử dụng sản phẩm gỗ chất lượng cao.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Đẩy mạnh sử dụng gỗ chế biến trong chung cư, công sở

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, việc kết hợp với các doanh nghiệp bất động sản lớn đưa sản phẩm gỗ chế biến vào các công trình nhà chung cư, văn phòng là một dư địa lớn để phát triển.

"Truyền thống của người dân lâu nay vẫn hay dùng gỗ nguyên khang (gỗ thịt), nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nhờ sự phát triển mạnh của ngành chế biến gỗ hầu hết các chung cư, công sở đã dùng gỗ chế biến (MDF, ván ép). Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận người dân thích sử dụng gỗ rừng tự nhiên rất to, giá trị lớn" - ông Tuấn nói.

Để hạn chế thực trạng này, theo Thứ trưởng Tuấn, bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về phong cách sử dụng sản phẩm mới, Bộ NNPTNT cũng đã đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định về mua sắm tài sản công, không phải trường hợp nào cũng dùng gỗ thịt.
Ngoài ra, tạo môi trường để các nhà sử dụng gỗ lớn như các công trình của Vingroup, Sungroup và các doanh nghiệp gỗ ngồi với nhau, trao đổi, thấu hiểu, ký kết để tiến tới có thêm nhiều sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam xuất hiện trong những ngôi nhà Việt.

Anh Thơ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024
Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục
21:44:35 06/11/2024

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
Đêm tân hôn, người chồng thứ 2 giao cho tôi một chiếc hộp, bên trong có 4 món quà khiến tôi bất ngờ tới mức tim đập loạn nhịp
08:50:15 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
Diệp Lâm Anh đăng đàn kể cho vay cả tỷ không được trả, loạt sao Việt có phản ứng gây chú ý
10:10:19 08/11/2024
Kỳ Duyên ngày thứ 10 Miss Universe: Người khen "slay", người chê sến, nhưng có 1 điểm cộng cực lớn!
10:55:10 08/11/2024

Tin mới nhất

Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17

13:58:33 08/11/2024
Do ảnh hưởng của bão số 7, đêm 8 và ngày 9/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10-12, giật cấp 14, biển động dữ dội; sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

13:15:22 08/11/2024
Quân khu 5 đã treo thưởng 10 triệu đồng cho người dân nào tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở khu vực rừng núi thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk).

Cháy lớn tại khu công nghiệp Sông Công 1

12:59:58 08/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã điều động nhiều xe và phương tiện chữa cháy đến hiện trường.

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Có thể bạn quan tâm

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cam kết chuyển giao quyền lực hòa bình

Thế giới

14:09:56 08/11/2024
Tổng thống Biden cũng đã chúc mừng ông Donald Trump, cho biết sẽ chỉ đạo toàn bộ chính quyền làm việc với nhóm đại diện của Tổng thống Mỹ thứ 47 nhằm đảm bảo việc chuyển giao hòa bình và có trật tự .

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.

Quán quân "Biến hóa bất ngờ": 16 tuổi nghỉ học, từng bị bầu show gạ gẫm

Sao việt

14:00:49 08/11/2024
Trước khi trở thành Quán quân Biến hóa bất ngờ , Đình Thụy từng có khoảng thời gian mưu sinh vất vả, đối mặt với chuyện bị bầu show quấy rối.

Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ

Sao âu mỹ

13:56:54 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ Page Six đưa tin Văn phòng Công tố Hình sự và Cải huấn Argentina đã bắt giữ 3 người có liên quan đến vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ.

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

Sức khỏe

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 14: Đi mua trái cây sạch, Kiên vừa bị thương lái dằn mặt, vừa bị đánh

Phim việt

13:54:16 08/11/2024
Cuộc hành trình mang hoa quả sạch đến người tiêu dùng của Kiên gặp nhiều trở ngại và không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cậu vẫn kiên trì với mục tiêu của mình.

Pogba được khuyên trở lại MU

Sao thể thao

13:34:55 08/11/2024
Pogba có thể thi đấu ở bất cứ đâu. Nếu được trao cơ hội thể hiện tài năng, mọi người sẽ lại thấy phẩm chất đặc biệt của cậu ấy , Mirror dẫn lời Saha. Pogba đủ sức chơi ở Champions League,

Mỹ nhân 1 năm đóng 6 phim vẫn flop, tiếc cho nhan sắc đẹp đến mức được tha thứ mọi lỗi lầm

Hậu trường phim

13:20:28 08/11/2024
Nữ diễn viên có ngoại hình nổi bật nhưng nhiều năm không thể lên hàng sao hạng A khiến người hâm mộ không khỏi tiếc nuối.

HOT: BIGBANG sẽ tái hợp, xác nhận ra 1 bài hát mới

Nhạc quốc tế

13:13:07 08/11/2024
Sân khấu MAMA 2024 cũng sẽ là cột mốc mang tính lịch sử khi trở thành màn trình diễn trọn vẹn đầu tiên của BIGBANG sau 7 năm 10 tháng.

Ngồng tỏi xào với con này vừa ngon lại lạ miệng, cả nhà chỉ muốn xới thêm cơm

Ẩm thực

12:53:34 08/11/2024
Món ăn vừa ngon, thơm nức lại có chút đậm đà, lạ miệng, ai ăn cũng mê tít ngay từ lần đầu thưởng thức. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Khởi tố đối tượng chống đối tổ kiểm tra nồng độ cồn, tấn công CSGT

Pháp luật

12:20:37 08/11/2024
Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Thuận An ( Bình Dương) đã ra quyết định khởi tố bị can về hành vi chống người thi hành công vụ đối với Vũ Quyết Thắng, SN 1995, ngụ TP Hồ Chí Minh.