Những cô gái đẹp “tiếp tay” cho… thuốc lá
Khoản 2, điều 9 Luật phòng, chống tác hại thuốc lá quy định: nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. Thực tế ở Hà Nội, không khó để bắt gặp những Promotion Girl (PG) tiếp thị thuốc lá.
Các PG trong những bộ đồ gợi cảm trực tiếp mời chào, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá
Luật phòng, chống tác hại thuốc lá bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Tuy nhiên sau hơn 2 tháng Luật đi vào cuộc sống, hiệu quả luật mang lại dường như… không có. Bất kể trời nắng hay mưa, tại các quán cà phê, quán nhậu, quán bar… đều có các PG đi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng. Các PG trong những bộ đồ gợi cảm, chạy đôn chạy đáo mời chào, quảng cáo, bán các sản phẩm thuốc lá có thương hiệu.
Nếu như trước kia hình thức tiếp thị công khai với những túi đựng đầy thuốc lá thì sau khi Luật Luật phòng, chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, mức độ hoạt động của các PG kín đáo hơn.
Thông thường ở mỗi địa điểm thường được bố trí khoảng 2-3 PG hoạt động. Các PG không cần phải mang các túi đựng thuốc lá như trước đây mà toàn bộ các sản phẩm, thương hiệu đều được “nhập hàng” trước điểm bán. Chỉ cần vài thao thác là các PG đã có “đồ nghề” trên tay để mời chào từng khách hàng.
Tiếp cận với một PG, cô chia sẻ: “Tiếp thị thuốc lá là vi phạm luật. Nhưng ở đây bọn em lách luật bằng cách tự nhận là nhân viên của quán, khi không có lực lượng chức năng thì tiếp thị thuốc lá còn nếu có thì lại là nhân viên chạy bàn”.
Video đang HOT
PG này chia sẻ thêm: “Có lần em bị công an đuổi, phải vứt cả “đồ nghề” để thoát thân”.
Một PG tiếp thị, bán thuốc lá tại một quán bia hơi vỉa hè
Giải thích về việc luật đã có hiệu lực nhưng vẫn bị vi phạm tràn lan, Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Bích – Điều phối viên Hội Y tế Công cộng Việt Nam cho hay: “Việc thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá vẫn còn nhiều khúc mắc xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nó xuất phát từ phía nhiều công ty sản xuất thuốc lá chưa tuân thủ luật pháp của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc để cho các công ty sản xuất thuốc lá vi phạm có phần trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Cụ thể ở đây là người có trách nhiệm tham gia giám sát và xử phạt”.
Bà Bích cũng cho rằng, nếu các hình thức vi phạm của các công ty sản xuất thuốc lá được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, cũng như có hình thức xử phạt phù hợp với mức độ vi phạm thì chắc chắn họ sẽ không coi thường luật.
Luật phòng, chống tác hại thuốc lá có hiệu lực sẽ bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và giảm thiểu hút thuốc thụ động. Để điều này trở thành hiện thực thì cần sự vào cuộc một cách mạnh mẽ của các ban ngành liên quan.
Theo Dantri
Mẹ Việt Nam anh hùng có thể chỉ ở độ tuổi... 30
Ông Tạ Văn Thiều-phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ,TB&XH cho biết: "Với Nghị định và Pháp lệnh ưu đãi với người có công hiện tại thì mẹ Việt Nam anh hùng có thể ở độ tuổi khoảng 30". Như vậy, quy định cộng điểm cho bà mẹ VNAH không phải là thiếu thực tế.
Ông Thiều cũng khẳng định, Thông tư của Bộ GD-ĐT bổ sung diện bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 vào diện ưu tiên không quá xa vời với thực tế.
Ngày 4/7/2013, Bộ GD-ĐT đã có Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính. Thông tư mới quy định: Bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;...".
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố thông tư này đã có nhiều ý kiến cho rằng quy định này không thực tế bởi nếu bà mẹ Việt Nam anh hùng có dự thi ĐH thì cũng ở độ tuổi xế chiều.
Giải thích về quy định này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thông tư mới được ban hành để cập nhật các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó giao Bộ GD-ĐT: "Hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân".
Ngày 22/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", văn bản này không có qui định giới hạn tuổi của bà mẹ Việt Nam anh hùng, theo quy định về đối tượng được xét tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" tại Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP thì không chỉ người trong thời kỳ kháng chiến mà nhiều người trong thời kỳ hiện nay cũng có thể được phong tặng danh hiệu này.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết thêm, thông tư này cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít.
Để làm rõ thêm về vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi thêm với ông Tạ Văn Thiều - phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ông Thiều cho biết, xã hội đang hiểu nhầm về quy định phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng thời chiến. Trên thực tế với pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" thì hoàn toàn có thể xảy ra câu chuyện một bà mẹ chưa tròn 30 tuổi vẫn được phong tặng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Video clip trao đổi của ông Tạ Văn Thiều - phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT về quy định này:
Tuy nhiên, cũng theo ông Thiều, khi Bộ GD-ĐT xây dựng Thông tư đã không xin ý kiến đóng góp của Cục Người có công nên có một số điểm còn bất cập. Cụ thể ở đối tượng 04, Thông tư đã bổ sung một số đối tượng con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Con của người có công giúp đỡ cách mạng. Với quy định này sẽ có hàng triệu gia đình thuộc diện chính sách đồng nghĩa sẽ có hàng triệu thí sinh được hưởng quyền cộng điểm ưu tiên.
Giải đáp vấn đề này, ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT cho biết: "Ban soạn thảo thông tư đã xem xét rất kỹ vấn đề này. Khi thực hiện các Nghị định, pháp lệnh của Chính phủ thì cần phải bao quát hết các đối tượng. Có thể đối tượng ưu tiên sẽ nhiều, Bộ GD-ĐT sẽ có tổng kết đánh giá cụ thể để đánh giá và rút kinh nghiệm. Năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường căn cứ vào điều kiện của từng đối tượng được hưởng chính sách này để có phương án cụ thể. Nếu các đối này chưa đủ khả năng để học tập thì có thể học bổ sung, bồi dưỡng trước khi bước vào học chính thức. Với cách làm như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các trường".
Theo Dantri
Ông Được gặp anh kết nghĩa: Lời xin lỗi cho món ân nợ không thể trả hết Hơn 12h trưa ngày 6/7, vợ chồng ông Đào đã đặt chân tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, tới Bệnh viện Việt Đức thăm người em kết nghĩa đang chờ phẫu thuật. Cuộc hạnh ngộ tràn nước mắt của kẻ đến người chờ khiến những người chứng kiến thắt lòng xúc động. Bước chân vội của đôi vợ chồng già Chúng tôi...