Những chuyện thú vị về Johnathan Hạnh Nguyễn
Ông chủ của tập đoàn phân phối hàng hiệu lớn nhất Việt Nam chỉ mặc đồ bình thường khi đi làm, mua nhiều siêu xe để trong garage nhưng không ai trong gia đình sử dụng.
Tiếp phóng viên Zing.vn tại văn phòng, Chủ tịch Tập đoàn IPP (Imex Pan Pacific) – công ty phân phối hàng hiệu lớn nhất Việt Nam, ăn mặc khá giản dị. Johnathan Hạnh Nguyễn mặc một chiếc áo sơmi kẻ, cộc tay, mở một khuy áo ở phía trên, chân đi dép lê và trông khá trẻ trung so với tuổi 65.
Căn phòng mà ông chủ IPP tiếp phóng viên trông giống phòng truyền thống của một công ty Nhà nước, với nhiều bằng khen, huy chương, huân chương, cờ lưu niệm… treo khắp nơi.
Trong phòng tiếp khách của Johnathan Hạnh Nguyễn, bằng khen, huy chương, huân chương…. treo khắp nơi. Ảnh: Hải An.
Người được gán biệt danh “Vua hàng hiệu” cười tươi và cho biết: “Tôi chỉ có quốc tịch là nước ngoài thôi, còn máu Việt Nam và ở đây đã 30 năm rồi. Vì thế mà tư tưởng cũng gắn với cờ đỏ sao vàng, cũng là 30 năm xây dựng, cờ truyền thống, bằng khen, huân huy chương do Nhà nước trao tặng. Cái này thì chúng tôi cũng giống như một công ty nhà nước đấy”.
Kết quả bất ngờ từ thanh tra thuế
Sau lời giải thích về “công ty Nhà nước”, câu chuyện kinh doanh hàng hiệu được ông chủ IPP bắt đầu với thuế. Năm 2013, Tập đoàn IPP đóng 1.200 tỷ đồng và sang 2014 là 1.270 tỷ đồng.
Người đứng đầu công ty hàng hiệu lớn nhất Việt Nam cho biết thêm, khi xảy ra vụ gian lận thuế tại Milano, Tập đoàn IPP cũng vướng những tin đồn không hay. Điều này làm ông rất khó chịu.
“Đích thân tôi lên gặp lãnh đạo thành phố, đề nghị kiểm tra thuế tại IPP để làm rõ. Không phải ai cũng trốn thuế và làm bậy. IPP luôn chấp hành rất đúng và đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, và đây là niềm tự hào lớn của tôi khi về nước kinh doanh 30 năm nay. Tôi không muốn bị nghi ngờ”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn tâm sự.
Sau khi thanh kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện một kết quả khác: Tập đoàn IPP còn 55 tỷ đồng tiền hoàn thuế chưa đề nghị hoàn lại từ Nhà nước. Đây là khoản tiền hoàn thuế từ 5 công ty con trong tập đoàn.
Video đang HOT
“Chúng tôi làm là người thật, việc thật, không gian lận nên đâu có gì phải ngại”. Ảnh: Hải An.
“Chúng tôi làm là người thật, việc thật và không gian lận nên đâu có gì phải ngại. Sau khi tiến hành song song 2 biện pháp nói trên, chúng tôi ổn định trở lại và khách đến mua hàng đông hơn trước. Sau đó, hàng chục thương hiệu tên tuổi đã chọn chúng tôi làm đối tác lâu dài với họ”, Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết.
Trao đổi với Zing.vn, một đại gia chứng khoán ở Sài Gòn – người rất mê hàng hiệu và siêu xe, cho biết: “Nếu muốn mua hàng hiệu ở Việt Nam thì những cửa hàng của anh Johnathan Hạnh Nguyễn là đáng tin nhất”. Ông này nhận định, về kinh doanh hàng hiệu trong nước thì hiện chưa ai qua được Chủ tịch IPP.
Từ cửa hàng miễn thuế đến Tràng Tiền Plaza
Johnathan Hạnh Nguyễn bắt đầu kinh doanh hàng hiệu từ một cửa hàng miễn thuế ở sân bay – “phần thưởng” cho đóng góp của ông trong việc mở đường bay TP HCM – Manila (Phillipines) năm 1985, khi Việt Nam còn chưa mở cửa.
Tuy nhiên, cửa hàng này không đem lại cho ông lợi nhuận, bởi các chuyến bay quốc tế thời đó quá ít. Chưa hết, việc xin visa nhập cảnh vào Việt Nam lúc đó mất 60 ngày, còn xuất cảnh lên tới 6 tháng, khách du lịch là không đáng kể.
Vật lộn với cửa hàng miễn thuế ở sân bay vài năm đem đến cho Johnathan Hạnh Nguyễn cơ hội khác – mối quan hệ với các thương hiệu hàng đầu thế giới. Chủ tịch IPP tiết lộ: “Sân bay là cửa ngõ của các thương hiệu lớn và họ bao giờ cũng vào đó trước. Nhờ là người đầu tiên kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam, tôi có cơ hội làm quen với đại diện nhiều thương hiệu lớn của thế giới. Đây chính là khởi nguồn cho việc kinh doanh hàng hiệu sau này”.
Trên thực tế, ngoài cửa hàng miễn thuế ở sân bay, Johnathan Hạnh Nguyễn cũng là doanh nhân tiên phong trong việc kinh doanh các siêu thị miễn thuế ở cửa khẩu giáp biên giới Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Tràng Tiền Plaza là trung tâm hàng hiệu quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.
Thế nhưng, phải sau 20 năm, khi Việt Nam đã vào WTO, việc kinh doanh hàng hiệu trong nội địa của IPP mới được thực hiện. Điểm đến đầu tiên của Johnathan Hạnh Nguyễn là khách sạn Rex, TP HCM, với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi lớn cùng lúc như Chanel, Louis Vuitton, Burberry, Salvatore Ferragamo, Cartier…
Ông trùm hàng hiệu cho biết, chỉ khi kinh tế Việt Nam mở cửa và phát triển đến một mức độ nhất định, lượng khách quốc tế qua sân bay vượt ngưỡng 2 triệu người mỗi năm thì đối tác hàng hiệu trên thế giới mới cho phép mở các cửa hàng ngoài sân bay.
Tràng Tiền Plaza là điểm nhấn tiếp theo của Johnathan Hạnh Nguyễn về hàng hiệu. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một trung tâm thương mại chỉ kinh doanh hàng hiệu với những cửa hàng quy mô lớn, hội tụ đủ thương hiệu hàng đầu của thế giới. Tại đây, “Vua hàng hiệu” có 20 gian hàng.
Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, chỉ riêng tiền đầu tư cho “vẻ ngoài” Tràng Tiền Plaza đã tiêu tốn 20 triệu USD (khoảng hơn 400 tỷ đồng) của IPP. Mỗi gian hàng hạng sang ở đây còn bỏ thêm khoảng 4 triệu USD cho việc thiết kế, trang trí và hàng hoá, tạo nên vẻ sang trọng đặc biệt.
Bình thường, một gian hàng chỉ cần 1-2 tháng là hoàn thành nhưng ở đây các thương hiệu lớn mất từ 6-9 tháng để thi công, hoàn thiện. Họ không muốn có bất kỳ sơ suất nhỏ nào lúc mở cửa, để đảm bảo đẳng cấp thương hiệu giống nhau trên toàn thế giới.
Theo Zing
Từ 21/9, xe công cho Bộ trưởng không được mua quá 1,1 tỷ đồng
Ngày 21.9 tới, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước sẽ chính thức hiệu lực. Xe công cho Bộ trưởng không được quá 1,1 tỷ đồng.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/9/2015 thay thế Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể Quyết định số 32/2015 quy định, cán bộ có chức danh là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể.
Cán bộ có chức danh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác. Căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại xe trang bị cho các chức danh này theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Các chức danh Bộ trưởng, Bí thư các tỉnh, thành phố thuộc T.Ư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND, trưởng đoàn Đại biểu QH chuyên trách được mua xe tối đa 1,1 tỉ đồng. Các chức danh Thứ trưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh... chỉ được sử dụng xe không quá 920 triệu đồng.
Quy định trang bị sử dụng xe ôtô phục vụ công tác chung chỉ áp dụng đối với những cơ quan, tổ chức đơn vị có chức danh lãnh đạo có phụ cấp chức vụ 0,7 trở lên.
Với Quyết định mới, ô tô trang bị cho các chức danh trên được thay thế nếu đã quá sử dụng 15 năm hoặc ít nhất 250.000km (hoặc 200.000km đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đặc biệt khó khăn mà không thể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng.
Trong khi các Quyết định cũ cho phép thay thế xe nếu quá hạn sử dụng 10 năm, giá trị còn lại dưới 20% nhưng chưa hư hỏng, sửa chữa, điều chuyển cho đơn vị khác.
Tại Hội nghị giám sát, đánh giá đầu tư và tài chính do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức mới đây, Ông Trần Xuân Tùng, Vụ KHTC (Bộ TTTT) cũng đã phổ biến Quyết định mới này cho các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ.
Theo quyết định, trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương với điều kiện có chức danh lãnh đạo hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên và giá mua xe tối đa là 720 triệu đồng.
Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ như Văn phòng Bộ được cấp tối đa 03 xe ô tô/đơn vị. Còn các đơn vị khác thuộc Bộ được cấp tối đa 01 xe ô tô/đơn vị.
Đối với Văn phòng Tổng cục được trang bị tối đa 02 xe ô tô/đơn vị, Cục trực thuộc Tổng cục tối đa 1 xe ô tô/đơn vị và các đơn vị khác thuộc Tổng cục được tối đa 01 xe ô tô/02 đơn vị (quy định cũ là 01 xe ô tô/01 đơn vị).
Đối với Ban quản lý dự án, nếu có chức danh lãnh đạo phụ cấp từ 0,7 trở lên được trang bị tối đa 01 xe ô tô/01 đơn vị. Nếu không có chức danh này thì sẽ được trang bị ô tô công tác từ nguồn điều chuyển hoặc thuê xe dịch vụ, mua mới. Ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA được trang bị xe Theo Hiệp định ký kết hoặc văn kiện dự án đã phê duyệt nếu không thực hiện theo QĐ 32.
Giá mua xe ô tô phục vụ công tác cho các Ban quản lý dự án cũng tối đa 720 triệu đồng xe. Xe ô tô 12- 16 chỗ, xe ô tô 2 cầu đi miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đặc biệt khó khăn tối đa 1.040 triệu đồng/xe. Sau khi kết thúc dự án, xe ô tô phục vụ công tác bàn giao cho cơ quan tài chính.
Chức danh đủ điều kiện áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với Bộ TTTT là các chức danh Thứ trưởng, Cục trưởng các Cục Viễn thông, Tần số vô tuyến điện. Cơ sở khoán kinh phí đưa đón đi làm hằng ngày dựa trên khoảng cách thực tế từ nhà đến nơi làm việc, số ngày làm việc theo quy định và số lượt đón chỉ 2 lượt trên ngày, đơn giá được tính theo giá hãng xe taxi phổ biến.
Theo_Dân việt
Có nên mua bột trừ tà cho tháng 7? Thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội rao bán bột trừ tà và được nhiều người tìm mua, với mong muốn xua đuổi tà ma, cầu mong yên ổn. Nhưng nguồn gốc của nó ra sao và liệu rằng có thực sự trừ tà, uế khí được hay không? Dân gian quan niệm rằng, tháng cô hồn (tháng 7 Âm...