Những chuyện thần tiên mê hoặc lòng người ở bán đảo Sơn Trà
Bên cạnh những cảnh đẹp làm ngây ngất lòng người, bán đảo Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng còn là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện thần tiên huyền ảo, được kể lại từ đời này qua đời khác.
1. Truyền thuyết Bàn cờ Tiên. Người xưa kể rằng thuở mà con người còn chưa hề biết đến bán đảo Sơn Trà, bán đảo này là nời những vị tiên trên trời thường xuống mở tiệc, ca hát, nhảy múa và thưởng thức những thú vui tao nhã.
Có một đỉnh núi – ngày nay gọi là đỉnh Bàn Cờ – là nơi các ông tiên râu tóc bạc phơ thường ngồi chơi cờ với nhau. Ngày nọ, có tiên ông thua một ván cờ đã vô cùng tức giận. Ông dậm thật mạnh chân lên nền đá và bay thẳng về trời.
Nơi ông để lại dấu chân ngày nay được gọi là Đá Tiên. Tương truyền xưa kia bên cạnh Đá Tiên còn có một hang sâu trong hang có giếng nước, người dân trong vùng gọi đây là giếng Tiên với lời đồn Tiên thường lấy nước ở đây để dùng.
2. Truyền thuyết Bãi Bụt. Chuyện kể rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng trẻ sống trong một làng chài ven biển. Chàng làm nghề đánh cá còn nàng nhặt củi, trồng rau. Một hôm, người chồng ra khơi và mãi không thấy trở về. Quá đau buồn, nàng hướng mặt về biển khóc thảm thiết.
Bỗng một ông Bụt hiện ra và giải thích cho nàng biết sống chết là chuyện khó tránh khỏi ở đời, và khuyên nàng hãy làm gì đó để cầu an cho những linh hồn nơi biển cả, trong đó có chồng nàng, và hơn nữa là mang lại sự no ấm và bình yên cho muôn người. Nói xong ông lão biến mất.
Người vợ suy nghĩ và ngộ ra những lời Bụt nói. Nàng xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa gần đó. Hàng ngày sư cô thành tâm tụng kinh niệm Phật để cầu an cho người dân lành nơi đây cũng như giúp cho những người xấu số được siêu thoát.
Kể từ ngày ấy, biển ngày càng dịu đi, những cơn bão không còn dữ dội như trước nữa. Biết ơn ông Bụt và đôi vợ chồng trẻ, người dân đã đặt tên cho nơi đây là Bãi Bụt và truyền miệng nhau chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng trẻ.
3. Truyền thuyết Tiên Sa. Ngày ấy mũi đất phía Tây Sơn Trà là bãi cát trải dài trắng mịn ôm lấy vùng biển trong xanh. Các nàng tiên thường đến đây hòa mình vào làn nước mát. Một chàng trai địa phương đem lòng yêu nàng tiên đẹp nhất. Một hôm, chàng quyết định cất giấu xiêm y của nàng.
Sau khi tắm xong các nàng vội vã mặc lại xiêm y để trở về thiên cung. Riêng nàng tiên bị giấu đồ vẫn ở lại vì không thể tìm thấy y phục. Lúc đó, chàng trai lấy hết can đảm bước đến nói lời cầu hôn. Vì không tìm được cách nào để về trời, nàng tiên bèn đồng ý.
Họ bắt đầu cuộc sống bình an với nghề chài lưới. Nhưng Ngọc Hoàng biết chuyện và nổi giận vì nàng tiên đã phá vỡ phép tắc của thiên cung. Ngài cho dông bão nổi lên làm rung chuyển làng chài nhỏ. Không muốn liên lụy đến người vô tội, nàng tiên khóc lóc tiên xin chồng cho trở về tiên giới.
Thấu hiểu nỗi lòng người vợ, chàng trai trả lại bộ xiêm y cất giấu bấy lâu nay để nàng ra đi. Sau đó, do quá đau khổ, chàng ra bãi cát ngồi nhìn lên trời và hóa thành đá lúc nào không hay. Nghe tin chồng đã hóa đá, nàng tiên khóc thương thảm thiết.
Ngọc Hoàng cảm động trước tình yêu của hai người đã làm cho vùng biển này trở nên hiền hòa quanh năm. Người dân luôn được mùa cá vì trời yên biển lặng nên biết ơn sâu sắc vợ chồng tiên nữ và đặt tên bãi này là bãi Tiên Sa.
Mời quý độc giả xem video: Đà Nẵng chuyển mình xứng tầm “anh cả” miền Trung.
Ninh Bình: Lạc vào khu rừng đom đóm lung linh huyền ảo tựa chốn thần tiên
Ninh Bình là nơi chứa đựng nhiều cảnh đẹp nổi tiếng làm đắm say lòng người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết và có may mắn được chiêm ngưỡng khung cảnh lung linh của mảnh đất này vào mùa đom đóm.
Mới đây, cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ bộ ảnh mùa đom đóm tại Ninh Bình. Một bạn trẻ đã "đi lạc" vào vào khu rừng đom đóm và ghi lại những bức hình tuyệt đẹp ở nơi tựa chốn thần tiên. Nhìn hình ảnh này dường như ai ai cũng sẽ trầm trồ tưởng chừng như mình đang bước vào không gian chỉ có trong truyện cổ tích hay phim hoạt hình.
Ninh Bình là điểm đến lý tưởng vào cả bốn mùa trong năm, nhưng không phải ai cũng biết vùng đất này còn có một mùa rất đặc biệt - mùa đom đóm.
Mùa đom đóm ở Cúc Phương thường bắt đầu từ tháng tư dương lịch, kéo dài tận cuối mùa thu.
Khu rừng Cúc Phương dường như có sức quyến rũ kì lạ nhờ hệ sinh thái đa dạng.
Được trải nghiệm thực tế khung cảnh đom đóm rực rỡ trong đêm tại Cúc Phương sẽ mang lại cho du khách cảm giác thú vị, chìm đắm giữa không gian đầy mê hoặc.
Đây được xem như một vũ điệu ánh sáng mà thiên nhiên đã ban tặng cho Ninh Bình.
Cứ mỗi độ cuối Xuân đầu Hạ, khi tiếng ve râm ran chào đón ngày hè thì cũng là lúc báo hiệu một mùa "đom đóm" mới tại rừng Cúc Phương. Có 3 địa điểm du khách có thể lựa chọn nghỉ lại qua đêm để chiêm ngưỡng "Lễ hội Đom đóm" là khu nhà nghỉ cổng Vườn, khu Hồ Mạc và khu Trung tâm rừng.
Ngắm nhìn những bức ảnh của tác giả bộ ảnh đặc sắc này, bất kì ai cũng say mê và mong muốn được một lần đặt chân đến khu rừng Cúc Phương.
Mùa đom đóm ở Cúc Phương thường bắt đầu từ tháng tư dương lịch, kéo dài tận cuối mùa thu. Theo quy định của Bộ Tài chính, giá phí tham quan hiện tại là 60.000đồng/người; riêng sinh viên, học sinh giảm lần lượt còn 20.000đồng và 10.000đồng/người.
Cẩm nang khám phá Lý Sơn 5 ngày 4 đêm: "Đảo tiên" giữa biển khơi, đẹp mê hoặc lòng người Chỉ cần đến với Lý Sơn (Quảng Ngãi) một lần, bạn sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp diễm lệ mà bình yên của thiên nhiên nơi đây. Bấy lâu nay, Lý Sơn vẫn luôn là điểm đến mơ ước của dân du lịch, không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ của hòn đảo này mà còn vì khao khát chinh phục...