Những chuyến tàu từ Hoàng Sa, Trường Sa chở “lộc biển” về đất liền
Hiện nay có hơn 1.000 tàu thuyền của ngư dân Bình Định đang tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa… Với ngư dân, đó không chỉ đơn thuần là chuyện mưu sinh thường nhật mà còn là tình yêu, ý thức giữ vững chủ quyền biển đảo dân tộc và bảo vệ “lộc” trời của biển cả.
Ngư dân tại Bình Định quan niệm rằng cá ngừ đại dương chính là “lộc biển” mà Hoàng Sa, Trường Sa ban tặng cho họ. Đặc biệt là ở nơi còn nhiều khốn khó như mảnh đất ven biển miền Trung. Vào mùa này, hàng ngàn tàu cá lại hối hả, nối đuôi nhau ra khơi, thả câu đánh bắt ngừ đại dương. Chưa kịp vui mừng vì chuyến chuyên chở “lộc biển” về đất liền được giá, ngư dân lại vội vã chào tạm biệt gia đình, người thân để mang theo thức ăn, nước uống… lên tàu ra khơi, ăn Tết trên biển.
Cá ngừ đại dương được đưa lên thành tàu nhờ vào sợi dây thừng được kéo bằng ròng rọc.
Tại cảng cá Quy Nhơn (TP.Quy Nhơn, Bình Định), hàng chục chiếc tàu có công suất lớn đã cập cảng và bắt đầu bán cá ngừ đại dương cho thương lái. Nhiều ngư dân nhanh chóng nhảy xuống hầm chứa cá, chẳng ngại cái lạnh buốt từ hơi hầm đá bốc lên ngùn ngụt. Họ bới tung những phiến đá lớn rồi cột dây thừng vào đuôi cá, dùng ròng rọc để kéo lên. Trên tàu, 2 đến 3 ngư dân chờ khiêng cá lên bờ để thương lái cân trọng lượng rồi đưa vào xe tải, vận chuyển đi tiêu thụ. Mọi công đoạn kiểm tra, trả giá… cứ diễn ra dồn dập khiến cho không khí tại cảng cá thêm phần hối hả, khẩn trương.
Cá ngừ được đưa lên khỏi hầm đá.
Ông Trần Văn Phúc – Phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, cho biết: “Hiện nay, đội tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định đang dốc toàn lực khai thác chính vụ với hơn 1.170 chiếc. Giá hiện tại ổn định khoảng 98.000 đồng/kg cá ngừ đại dương, nên đa phần ngư dân có lãi lớn. Hằng năm, ngư dân Bình Định khai thác được khoảng 9.000 tấn cá ngừ đại dương tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa”.
Theo nhiều ngư dân, lâu nay phương thức đánh bắt cá ngừ đại dương truyền thống vẫn là câu tay kết hợp ánh sáng và sử dụng ngư cụ câu vàng. Hiện nay, đã xuất hiện công nghệ khai thác cá ngừ đại dương từ thiết bị bộ câu hiện đại đến từ Nhật Bản. Tuy nhiên công nghệ này chưa được áp dụng rộng rãi đối với tàu câu cá ngừ đại dương của Bình Định.
May mắn là 1 trong 25 tàu cá tại Bình Định được trang bị miễn phí bộ câu cá ngừ đến từ nước Nhật, ngư dân Nguyễn Văn Việt (chủ tàu cá BĐ 97244, 400CV), cho hay, nhờ nhận được thiết bị từ nước Nhật nên việc đánh bắt cá của ngư dân hiệu quả hơn rất nhiều và chúng tôi đặt niềm tin vào tương lai cá ngừ sẽ thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản và thế giới.
Video đang HOT
Mới đây, trao đổi với báo chí, ông Hồ Quốc Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: “Bình Định tiếp tục đưa con cá ngừ đại dương vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, để bảo đảm, chúng tôi đã tiếp nhận một chuyên gia của Nhật Bản là giáo sư hàng đầu về công nghệ câu cá ngừ, tình nguyện sang Bình Định. Toàn bộ JICA (Nhật Bản) tài trợ cho mình, chủ yếu mình ở đây bố trí ăn, ở thôi. Hiện tại, giáo sư đã đến đây rồi và sẽ tiến hành cầm tay chỉ việc giúp cho ngư dân Bình Định, quyết tâm đưa nhiều con cá ngừ đại dương đạt chất lượng sang Nhật Bản”.
Cẩn thận trong từng công đoạn.
Dùng thiết bị để xác định chất lượng ban đầu của thịt cá ngừ.
Lấy đá ra khỏi mang cá.
Con cá ngừ đại dương nặng gần 80 kg.
Không khí tại cảng cá nhộn nhịp, khẩn trương.
Theo_Dân việt
"Gia đình khí tượng" thay nhau ra Trường Sa
Gần 40 năm công tác trong ngành khí tượng, ông Võ Thống (trú xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) thường xuyên ra đảo Trường Sa làm nghề "đo gió, đếm mưa". Điều thú vị là, khi ông về đất liền, những đứa con lại nối nghiệp cha ra đảo, lặng lẽ với công việc cha mình đã theo đuổi.
Hồi ức Trường Sa
Dáng người mảnh dẻ, nét cười đôn hậu, ông Võ Thống - Trạm trưởng Trạm khí tượng Hoài Nhơn, chào khách bằng giọng nói sang sảng, giòn giã. Ông Thống kể: "Công việc thường ngày của tôi là đo gió, mưa, nắng, mây, đo chấn động mặt đất để phục vụ công tác dự báo trước thời tiết hàng ngày. Dù trời nắng hay mưa vẫn chừng ấy công việc, bão lũ thì phải túc trực 24/24 giờ để thường xuyên cập nhật số liệu. Thâm niên gần 40 năm rồi. Năm 2007, tôi nhận công tác tại Trạm Khí tượng - Hải văn Trường Sa ở đảo Trường Sa Lớn. Năm 2008, tôi được chuyển sang làm Trạm trưởng Trạm Khí tượng trên đảo Song Tử Tây cho đến năm 2010 mới về lại đất liền".
Ông Võ Thống lặng lẽ với công việc "đo gió, đếm mưa". Ảnh: Dũ Tuấn
Theo lời kể của ông Thống, đó là mốc thời gian đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông. Trạm khí tượng tại đảo nơi ông công tác nằm cạnh Bia chủ quyền của đảo. Trạm chỉ có 3 người nhưng san sẻ và yêu thương nhau như anh em ruột. Ở đảo, không khí, gió... đều mang độ mặn cao nên công việc của ông gặp rất nhiều khó khăn. Máy móc dễ bị hư hỏng nên các cán bộ tại trạm phải kiêm luôn công việc bảo dưỡng thiết bị.
"Vào mùa mưa bão phải thực hiện công việc thường xuyên, khoảng 30 phút/lần. Nhiều đêm bão lớn, gió giật ầm ầm, bước ra ngoài có thể bị gió cuốn mất, nhưng chúng tôi vẫn phải ra vườn nắm số liệu để kịp thời báo cáo về đất liền. Khi đã ở Trường Sa rồi, chúng tôi càng nhận thức rõ hơn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc" - ông Thống cho hay.
Sau năm 2010, ông Thống về công tác tại Trạm khí tượng Hoài Nhơn (xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, Bình Định).
Cha, con thay nhau ra đảo
Sau những lần theo cha học lỏm nghề "đo gió, đếm mưa", khi trưởng thành những người con của ông Thống đều nối nghiệp cha. Điều thú vị là, khi ông Thống về đất liền thì những đứa con của ông lại thay nhau ra đảo để tiếp tục công việc của cha mình.
Ông Thống cho biết: "Cả 3 đứa con tôi đều chọn học ngành khí tượng tại trường Cao đẳng Tài nguyên - Môi trường TP.Hồ Chí Minh. Năm 2010, khi tôi từ đảo Song Tử Tây về đất liền thì con trai đầu là Võ Thanh Hải nhận công tác tại Trạm Khí tượng - Hải văn Trường Sa. Hơn một năm sau, vì mới cưới vợ, Hải xin về đất liền công tác 1 năm thì đứa em Võ Thành Tín lại ra đảo để thay cho anh trai. Tháng 4.2014, thằng Tín lại về đất liền, công tác tại Trạm Khí tượng Hoài Nhơn cho đến nay".
Nhìn những đứa con tâm đắc với nghề của cha đang theo và chúng làm việc say mê, lòng tôi lại chộn rộn niềm vui". Ông Võ Thống
Sau khi về đất liền và chào đón đứa con đầu lòng ra đời, anh Hải lại vội vã lên đường ra đảo nhận nhiệm vụ Trạm trưởng Trạm Khí tượng đảo Song Tử Tây. Ở nhà, vợ anh hạ sinh đứa con trai, nay đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa một lần được nhìn mặt cha.
Tiếp gót những người con trai trong gia đình, chị Võ Thu Hương (con gái ông Thống) hiện là cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ và anh Đào Bá Cao (chồng chị Hương) cũng công tác tại Trạm Khí tượng - Hải văn Trường Sa.
Ông Thống chia sẻ: "Tôi còn có người em trai là Võ Thái Hoàng, đang công tác tại Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ. Ai cũng bận rộn với công việc nên Tết cũng ít được quây quần bên nhau, chỉ đơn giản gọi chúc nhau qua điện thoại, vậy nhưng ai cũng yêu nghề. Nhìn những đứa con tâm đắc với nghề của cha đang theo và chúng làm việc say mê, lòng tôi lại chộn rộn niềm vui"./.
Theo_Dân việt
Con cá ngừ Việt Nam đầu tiên bán giá 12 triệu đồng ở Nhật 8 con cá ngừ đại dương do ngư dân Bình Định đánh bắt được đưa sang bán đấu giá ở Nhật Bản, trong đó, con 39 kg có giá cao nhất là 1.600 yen/kg (gần 12 triệu đồng). Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Văn Phúc - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định cho biết, 8...