Những chuyến tàu không đi đến đâu
Nếu bỏ lỡ việc khám phá những vùng biển rộng lớn vì đại dịch, chuyến “du ngoạn đến hư vô” có thể là thứ bạn đang tìm kiếm.
Tổng cục Du lịch Singapore (STB) đang bắt tay vào dự án “du ngoạn đến hư không” bằng du thuyền. Dự án này là các chuyến đi ngắn ngày, thườngkhoảng một đến hai đêm. Chúng đi vào các vùng biển quốc tế rồi sau đó quay trở về cảng ban đầu, và không có đích đến. Theo Washington Post, các công ty du lịch sẽ phải thuyết phục chính phủ để được cấp các chứng nhận an toàn khi khai thác hoạt động này. Ngoài ra, các con tàu có thể chỉ hoạt động 50% công suất nhằm đảm bảo giãn cách xã hội.
Một con tàu của TUI, hãng tàu biển có trụ sở tại Đức, đang đậu tại càng Singapore. Ảnh: iStock
Video đang HOT
Rachel Loh, giám đốc khu vực châu Mỹ của STB cho biết chi tiết về các giao thức an toàn dành cho hành khách sẽ được công bố sau. Hiện chưa rõ khi nào Singapore bắt đầu đưa du thuyền ra khơivà có các tuyến du thuyền nào.
Dự án du lịch bằng du thuyền xuất hiện sau khi các chuyến bay lòng vòng ngắm cảnh được Singapore Airlines thông báo phải tạm ngừng. Trước đó, hãng cũng cân nhắc việc chạy các tuyến ngắn, cất và hạ cánh tại cùng một sân bay nhưng hãng thay đổi quyết định sau khi kế hoạch bị chỉ trích vì tác động đến môi trường. Thay vào đó, hãng sử dụng một máy bay để biến thành nhà hàng.
Khám phá nơi tận cùng thế giới
Tren del Fin del Mundo, nghĩa là nơi tận cùng thế giới, là một thành phố mang tên Ushuaia ở độ cao 2.300m so với mực nước biển. Thành phố nhỏ xíu này nằm ở phía nam của Đảo lớn Isla Grande de Tierra de Fuego, thủ phủ của tỉnh cùng tên thuộc Argentina. Nơi đây cũng là điểm xuất phát cho hàng trăm chuyến tàu mỗi ngày đưa du khách đi khám phá Nam cực trong những tour ít nhất từ 5/7 ngày.
Ushuaia vào mùa thu.
Ushuaia là thành phố đầy màu sắc. Không chỉ được biết đến là thị trấn nghỉ dưỡng đông khách du lịch, nơi đây còn có biệt danh "nơi tận cùng của thế giới" nhờ vị trí địa lý độc đáo: nằm ở nơi xa nhất của cực nam.
Ngoại ô thành phố có một tuyến đường sắt để tàu hơi nước chạy qua với tên gọi Đường sắt nam Fuegian hay Tren del Fin del Mundo (Chuyến tàu đến nơi tận cùng thế giới). Chuyến tàu này dùng để đưa khách du lịch dọc theo thung lũng Pico, xuyên qua hẻm núi Toro với những khu rừng rậm rạp và tiến thẳng vào công viên quốc gia Tierra del Fuego. Hành khách còn có cơ hội ghé thăm nhà tù quân sự cũ, hiện là nhà ga chính của tuyến đường sắt, sau đó đi dọc theo tuyến đường ray mà năm xưa các tù nhân đã xây dựng nên.
Isla Grande de Tierra del Fuego, hòn đảo nơi Ushuaia tọa lạc, do Ferdinand Magellan phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1520. Ông đặt tên cho hòn đảo là "Tierra del Fuego", nghĩa là Vùng đất của Lửa, bắt nguồn từ việc ông quan sát thấy rất nhiều những ngọn lửa và khói bốc lên từ các khu định cư của dân bản địa trên đảo. Một số ít người châu Âu lên đảo sinh sống, mang theo những căn bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi. Người dân bản địa bị lây nhiễm và khiến dân số ở đây gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Nửa sau của thế kỷ 19, những người định cư và truyền giáo đầu tiên mới đến, và thành phố như chúng ta biết tới ngày nay, mới bắt đầu hình thành.
Vào cuối thế kỷ 19, Isla Grande de Tierra del Fuego bị chính phủ Argentina biến thành nhà tù quân sự. Nhà tù được thiết kế theo phong cách panopticon với các cánh tỏa ra như nan hoa từ bánh xe và một tháp trung tâm, nơi quản giáo quan sát các tù nhân. Chính vì sự cô lập của nó, việc trốn thoát khỏi hòn đảo là điều gần như không thể và khi năm tháng trôi qua, những kẻ này đã trở thành những người dân bất đắc dĩ của Isla Grande de Tierra del Fuego. Họ xây dựng thị trấn bằng gỗ lấy từ những khu rừng bao quanh nhà tù. Họ cũng xây dựng đường sắt để phục vụ việc định cư và vận chuyển vật liệu xây dựng.
Tuyến đường sắt ban đầu được xây dựng trên các đường ray bằng gỗ với các toa xe bò kéo. Năm 1909, các quan chức nhà tù đã nâng cấp lên thành đường ray thép và đầu máy hơi nước. Đường ray chạy dọc theo bờ biển từ nhà tù đến những cánh rừng, để tù nhân có thể mang củi về sưởi ấm, nấu ăn cũng như lấy gỗ để xây dựng. Chuyến tàu được biết đến với cái tên Tren de los Presos, hay "Chuyến tàu của những tù nhân".
Khi gỗ dần cạn kiệt, đường sắt được kéo dài hơn vào sâu trong rừng, đến những vùng đất xa xôi. Nó chạy dọc theo thung lũng của sông Pipo, vào đến những địa hình cao hơn. Việc xây dựng liên tục khiến nhà tù và thị trấn ngày được mở rộng, với những dịch vụ và hàng hóa được cung cấp bởi tù nhân.
Nhà tù đóng cửa vào năm 1947. Năm 1950, một căn cứ hải quân được thành lập ở Ushuaia. Thành phố vẫn tách biệt với phần còn lại của thế giới cho đến khi kết thúc Chiến tranh Falkland năm 1982 và sự tái lập nền dân chủ ở Argentina. Tuyến đường sắt bị lãng quên từ lâu được xây dựng lại và đưa vào hoạt động như một tuyến đường sắt du lịch. Nó được đổi tên thành Đường sắt Nam Fuegian hay Tren del Fin del Mundo. Đây là tuyến đường sắt hoạt động ở nơi xa nhất của cực nam trên thế giới.
Một trong những biểu tượng giàu cảm xúc mà du khách luôn luôn tìm cách ghi lại những khoảng khắc là khi tàu đi ngang qua Les Eclaireurs Lighthouse. Trong tiếng Pháp "Le Éclaireurs" có nghĩa là "người tỏa sáng" hay "người trinh sát", ngọn hải đăng nằm ở cực nam của dải đất Nam Mỹ. Công trình cao 10m và rộng 3m ở phần chân nằm trên hòn đảo cũng rất nhỏ (dài chỉ độ 30m, ngang 2-4m) nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa. Trên đỉnh hải đăng, ngọn đèn phát ra ánh sáng trắng mỗi 10 giây với khoảng cách nhìn được từ 7,5 hải lý (13,9km). Từ 23/12/1920, ngọn hải đăng được đưa vào sử dụng và tiếp tục hướng dẫn những con tàu đi đúng lộ trình. Hải đăng được điều khiển từ xa và vận hành tự động bằng các tấm năng lượng mặt trời.
Có thể Ushuaia không hùng vĩ như thác Iguazu nằm trên biên giới Brazil - Argentina, không kỳ bí như Amazon, không sôi động như Buenos Aires nhưng cái cảm giác hít làn gió thổi từ đại dương mãi tận phía nam quả địa cầu khiến cho dòng du khách vẫn không ngừng đổ về đây. Đặc biệt, tới Ushuaia vào mùa thu của Nam Bán cầu, du khách sẽ có những trải nghiệm mà hiếm có chuyến đi nào mang lại được. Mùa thu, những cánh rừng dẻ gai chuyển màu lá theo từng cao độ, mang lại cho Tierra del Fuego tấm áo không thể ấn tượng hơn. Bức tranh xanh, vàng, cam, đỏ tím tựa lên nền đá, soi bóng trên những hồ nước trong vắt và nổi bật trên những đỉnh núi phủ băng trắng lóa vươn cao trên bầu trời. Ushuaia có cái nồng ấm tỏa ra từ con người bản địa giúp xua đi cái lạnh giá, có rừng cây lá đỏ rực, có đàn con sói hoang dã lang thang trong công viên quốc gia và có rất nhiều thứ nữa mà chỉ bản thân du khách mới nhận ra được khi đặt chân nơi đây.
Vùng đất đón mùa thu sớm nhất Nhật Bản Vườn quốc gia Daisetsuzan (Hokkaido) là nơi đón mùa thu sớm nhất nước Nhật. Từ giữa tháng 9, các hẻm núi, cánh rừng ở đây gần như phủ kín lá vàng, lá đỏ. Ảnh: villagehousejp. Thông thường, tháng 10-11 là thời điểm mùa thu rực rỡ nhất ở Nhật Bản. Tuy nhiên, thiên nhiên tại vườn quốc gia Daisetsuzan chuyển màu vàng, đỏ...