Những chuyến tàu đêm 30 Tết
Những chuyến tàu chiều và đêm 30 Tết rất khác lạ, nhiều bâng khuâng. Ai cũng thân thiện hơn, xuống ga còn bịn rịn, bởi mình được về nhà trước Giao thừa, còn các nhân viên nhà tàu tiếp tục xuôi Nam ngược Bắc.
Nhân viên nhà tàu phục vụ trên chuyến tàu LC 3 cận tết.
Chuyến tàu dài 2 năm
Lao động 32 năm trong ngành đường sắt song chưa năm nào chị Võ Thị Minh được ăn Tết trọn vẹn cùng gia đình. Đồng nghiệp của chị Minh và người thân thường nói, chị là người có duyên đi trên những chuyến tàu 2 năm (năm cũ và năm mới).
Đêm 30 trên tàu, chị Minh thường đón giao thừa cùng với những người lần đầu gặp nhau mà hiếm khi có thể gặp lại lần 2. Trong khoảnh khắc ngày cùng tháng tận, ai cũng trong tâm trạng bồi hồi, thấp thỏm, mong ngóng chuyến tàu sớm tới ga đến. Thi thoảng lại có người cất tiếng hỏi, tàu đến ga nào rồi nhỉ? Đêm cuối năm, dường như chị Minh cũng sốt ruột hơn.
Nằm nghỉ lưng ở toa nhân viên một chút, chưa kịp chợp mắt chị lại dậy xách đèn pin đi kiểm tra từ toa đầu tới toa cuối. Đến đâu chị cũng dừng lại thăm hỏi hành khách, dặn bảo quản hành lý cẩn thận, với mong muốn chia sẻ sự mong ngóng, thấp thỏm cùng họ…
Anh Hoàng Ngọc Tùng, Phó bí thư chi đoàn Xí nghiệp vận dụng toa xe lửa (Cty Vận tải hành khách Hà Nội), túc trực đường dây nóng nói: Đêm 30 Tết nào cũng vậy, tôi thường nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của hành khách thông báo họ để quên đồ đạc trên tàu. Những chuyến tàu ngày thường rất đông khách song cũng hiếm khi có người để quên đồ, riêng chuyến tàu cuối năm, lượng hành khách giảm nhiều, nhưng vì hồi hộp quá để quên cả đồ đạc trên tàu, đôi khi là con gà, cặp bánh chưng, đôi khi là giò lan rừng… Vì vậy, khi hành khách quay lại ga để nhận lại thì mọi thứ gần như đã hỏng cả rồi.
Chị Minh bảo, đa phần hành khách đêm cuối năm độc hành nên đồ đạc của họ cũng không nhiều. Họ thường là những người đi làm ăn xa, đi thăm họ hàng, cũng có người lỡ chuyến tàu sớm, nên đành để đêm cuối năm đi cho… rộng.
Tuy nhiên, chuyến tàu đêm 30 thường xảy ra nhiều chuyện phức tạp. Kẻ gian lợi dụng tàu vắng khách, dễ đi lại từ toa này sang toa khác, biết được hành khách có chút tiền bạc nên chúng hay hoành hành. Tết năm 2010, toàn bộ tiền bạc, quà cáp của hành khách Nguyễn Thị Linh đã bị bọn trộm cuỗm sạch, khi xuống ga chị Linh chỉ còn tay trắng.
Hôm ấy, nhà ga đành bố trí phương tiện đưa chị Linh về. Nhân viên nhà tàu gom góp tiền mua một gói quà tặng chị và gia đình. Tới nhà, thấy chị Linh đi cùng một nhân viên trong trang phục ngành đường sắt, ai nấy đều ngỡ ngàng. Nghe chị Linh kể rõ đầu đuôi câu chuyện, người nhà không buồn mà tỏ ra vui vẻ vì trong lúc hoạn nạn, chị Linh đã nhận được sự giúp đỡ, động viên kịp thời của những nhân viên hỏa xa.
Video đang HOT
Nguy hiểm
Anh Hoàng Văn Hiển, nhân viên bảo vệ tàu kể, vào tối 30 Tết năm 2009, khi tàu LC3 đang dừng đón khách ở ga Lang Khay (Yên Bái), xuất hiện hai đối tượng lạ lao lên toa số 1, sau đó một phụ nữ ngã xuống đường tàu hô to “Cướp, cướp!”.
Quan sát thấy nam thanh niên cầm túi xách vừa xuống tàu, tiến về chiếc xe Minsk gần đó, anh Hiển hô nhân viên tàu đuổi theo. Vừa đuổi kịp đối tượng giằng lại chiếc túi thì anh Hiển bị một đối tượng khác tấn công liên tiếp bằng đá vào đầu và tay khiến anh bị thương nặng, mất máu nhiều và ngất đi…
Anh Hiển nói, đặc thù của các tuyến đường sắt phía Tây là khoảng cách giữa các ga rất ngắn, hành khách lên xuống nhiều nên dễ xảy ra va chạm. Mỗi lần tàu dừng, những người bán hàng rong lên tàu bán hàng rất đông, gây lộn xộn, kẻ gian thường lợi dụng để trộm cắp.
Ông Huỳnh Cường – Giám đốc Xí nghiệp Vận dụng Toa xe khách Hà Nội cho biết, người bị kẻ gian cướp túi xách trên chuyến tàu LC3 năm 2009 là chị Trần Thị Hằng, trong túi xách có 1 triệu đồng tiền mặt, một điện thoại Samsung, 1 thẻ ATM.
Anh Hoàng Văn Hiển sau khi được sơ cứu tại ga Lang Khay đã được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Bảo Hà (Lào Cai). Hồ sơ bệnh án cho thấy anh Hiển bị đa chấn thương ở đầu, tay phải khâu 8 mũi.
Anh Trần Vĩnh Phúc, nhân viên an ninh đường sắt kể, trên chuyến tàu SE4 chạy tuyến Đồng Hới – Hà Nội vào đêm 30, rạng sáng mùng 1 Tết năm 2010, khi thấy cửa kính tại một toa hành khách bị ném vỡ toang, anh Phúc cầm tấm gỗ đến định chắn lại nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.
Vừa tới nơi, anh Phúc đã lãnh một hòn đá lớn ném trúng đầu. Anh Phúc đứt động mạch vùng thái dương dài 4cm, sâu 1,5cm, được đồng nghiệp đưa vào Bệnh viện Hà Thành – Sài Gòn (TP Vinh – Nghệ An) để điều trị. Từ vị trí anh Phúc bị ném đá tới bệnh viện dài tới 180km.
Anh Phúc công tác trong ngành đường sắt 34 năm, đây là lần thứ hai bị tai nạn. Lần trước, năm 1997, cũng bị ném đá vào đầu.
Thường xuyên ăn Tết trên xe lửa, anh Phúc không khỏi chạnh lòng, nhưng bù lại, anh và đồng nghiệp lại có những niềm vui khác. Trong khoảnh khắc giữa năm cũ và năm mới, anh Phúc và nhà tàu thường lì xì cho hành khách, chia vui bằng chai rượu nút lá chuối, cặp bánh chưng quê với những lời chúc tốt đẹp. Anh Phúc nói, hạnh phúc là cho đi chứ không phải đón nhận.
Chị Nguyễn Thị Lan, nhân viên nhà tàu nói, lần đầu đi chuyến tàu đêm 30 Tết vào năm 2006 cũng là lúc mới xây dựng gia đình. Nhà tàu thường cho “lính mới” phục vụ những chuyến Tết để rèn luyện, thử sức mình. Sau chuyến tàu đó, điều khó xử nhất là chị không được chồng cũng như gia đình chồng thông cảm, thậm chí hiểu lầm.
Mãi tới năm 2008, anh Trần Văn Minh, anh trai chồng chị Lan đi trên chuyến tàu SE19-20 đêm 30, khi về đến ga Hà Nội đã gần 1 giờ sáng, đường sá vắng tanh, không một bóng người. Anh Minh được nhân viên hỏa xa đưa về nhà. Từ đó, gia đình mới thông cảm với chị Lan.
Còn chị Nguyễn Thu Hoài (22 tuổi), nhân viên thu vé tàu SE 15-16 mới vào ngành đường sắt một năm nói: “Lần đầu tiên phục vụ chuyến tàu Tết năm 2011 tôi không rơi nước mắt. Cả chuyến tàu vắng hoe, mỗi toa vài hành khách”. Chị vừa buồn vừa sợ. Chưa bao giờ Hoài phải xa người thân vào đêm 30 Tết.
Anh Nguyễn Hồng Sơn (40 tuổi), Trưởng tàu SE 19-20, có 21 năm trong ngành đường sắt tâm sự, ngần ấy năm làm nghề, không ít lần gặp phải những vụ tai nạn kinh hoàng. Tai nạn đối với ô tô, xe máy có thể xảy ra trong tích tắc, nhưng đối với lái tàu thì có thể nhìn thấy tai nạn trước đó từ hàng chục giây, biết rõ có những cái chết đang đến gần mà đành bất lực.
Dù đã hãm phanh khẩn cấp, nhưng đoàn tàu với hơn chục toa vẫn chạy ầm ầm theo quán tính, ít nhất phải hơn 100 m, khi tàu chạy hết trớn mới có thể dừng lại, còn nếu phanh gấp thì gây dồn toa, lật tàu, hậu quả khó lường.
Chuyến tàu Hà Nội – Vinh chiều 30 Tết năm ngoái vắng tanh. Có khoang chỉ vỏn vẹn đôi vợ chồng và đứa con. Sân ga đìu hiu, không có ai vội vàng. Nhân viên đường sắt nào cũng tươi cười chào hành khách.
Trên tàu, chạy từ toa này sang toa khác mãi mới gặp một vài người, trẻ con khóc thoải mái mà không sợ quấy rầy ai. Ngó xuống thấy đường Hà Nội bắt đầu thưa người và xe. Đi tàu đêm 30 cũng là cái thú, cảm xúc thật khác. Vắng, nhưng người người gần như thân thiện hơn.
Theo Tiền phong
Vợ chồng kiểu gì vậy?
Khi biết anh bỏ học từ bé, có một thời gian lăn lộn kiếm sống trên vỉa hè, sân ga, gầm cầu đặc biệt là việc cha anh bỏ theo người phụ nữ khác, mẹ đã ngại ngần. Tuy vậy, vì thương con, bà đành phải chấp nhận.
Hay là tôi lại tiếp tục cho anh một cơ hội?
Vợ chồng là duyên nợ. Tôi hoàn toàn tin vào điều đó. Hồi còn đi học, biết bao bạn bè theo đuổi nhưng tôi chẳng để ý ai. Đến khi ra trường, đi làm, cũng không ai khiến tôi vừa lòng. Vậy mà khi gặp Hải trong một lớp Anh văn buổi tối mà tôi là giáo viên, anh là học trò thì mọi thứ đã thay đổi.
Tôi chú ý đến anh ngay từ những buổi lên lớp đầu tiên. Chàng trai có khuôn mặt chữ điền trông nghiêm nghị đến khắc khổ. Anh ít nói, ngại phát biểu và là một trong số ít người lớn tuổi trong lớp học ban đêm. Tôi để ý đến bộ quần áo công nhân anh mặc trên người. Mười lần đủ chục, anh chỉ mặc quần áo công nhân đến lớp.
Sau này yêu nhau, Hải mới nói là lúc ấy anh chỉ có 2 bộ đồng phục và một bộ "đồ vía" dùng cho những dịp lễ lạc quan trọng. Chính vì vậy mà đến lớp thì chỉ "nhất y nhất quỡn" bộ đồ xanh công nhân bạc màu.
Nhà Hải nghèo, cha anh bỏ theo người phụ nữ khác. Anh sống với mẹ và một đàn em 5 đứa đang tuổi ăn, tuổi lớn. Chính vì vậy, anh phải bỏ học từ năm lớp 8 vào Sài Gòn làm thuê kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Vỉa hè, sân ga, gầm cầu có thời đã là nhà của Hải. Vừa làm, vừa học, đến năm 28 tuổi thì anh tốt nghiệp cấp 3. Được công ty khuyến khích, tạo điều kiện, anh đi học thêm tiếng Anh buổi tối. Nhờ chịu khó, đặc biệt, có cô giáo tận tình chỉ dạy, chẳng bao lâu Hải đã nói tiếng Anh lưu loát và được đề bạt làm trợ lý tổng giám đốc. Tiền lương, thu nhập khá hơn, anh có điều kiện phụ giúp mẹ và các em nhiều hơn.
Hình ảnh người con hiếu thảo, người anh tận tụy đã làm trái tim tôi xao động và quyết định chọn anh dù nhiều người cản ngăn, cho rằng gia đình hai bên không "môn đăng hộ đối", rằng giữa chúng tôi quá chênh lệch về trình độ học vấn. Bỏ ngoài tai những thị phi, tôi tin Hải sẽ là một người chồng, người cha tốt.
Anh đã không phụ lại niềm tin ấy. Cưới nhau 2 năm, dành dụm được một ít vốn, tôi vay thêm của mẹ 5 cây vàng cho anh mở cơ sở làm ăn. Chẳng biết có phải vì vợ chồng "hạp tuổi" hay không mà anh làm đâu trúng đó. Chỉ 7 năm sau khi "ra thương trường", anh đã có trong tay bạc tỉ.
Nhưng tiền bạc lại không tỉ lệ thuận với hạnh phúc. Khi tôi sinh đứa con đầu lòng thì tính tình Hải bắt đầu thay đổi. Anh hay quát mắng, thậm chí có lần còn đánh vợ. Nghĩ rằng công việc căng thẳng khiến anh dễ cáu giận, tôi bỏ qua tất cả. Nhưng việc ấy lại cứ lặp đi, lặp lại và ngày càng thường xuyên hơn. Đã mấy lần, trong đầu tôi lởn vởn chuyện chia tay nhưng thương con và lại thấy thẹn với chính mình nên cố chịu đựng.
Tại sao con người có thể thay đổi như vậy? Tại sao trước đây, Hải không thế mà bây giờ lại trái tính trái nết, hung hăng, côn đồ? "Mẹ đã nói rồi mà mày không nghe. Vợ chồng kiểu gì vậy?"- có lần nhìn vết thâm tím trên mặt tôi, mẹ đã nghẹn ngào.
Ngày xưa, lần đầu dẫn Hải về ra mắt gia đình, mẹ hỏi gia cảnh, nguồn gốc. Khi biết anh bỏ học từ bé, có một thời gian lăn lộn kiếm sống trên vỉa hè, sân ga, gầm cầu đặc biệt là việc cha anh bỏ theo người phụ nữ khác, mẹ đã ngại ngần. Tuy vậy, sau những dằn vặt, giận hờn của tôi, vì thương con, bà đành phải chấp nhận.
Gần đây nhất, vợ chồng gây gổ, giận hờn và không ngủ chung với nhau đến hơn 3 tháng vì tôi phát hiện anh lăng nhăng với cô nhân viên. Sau đó, Hải năn nỉ, hứa hẹn, lại làm lành. Và hậu quả là cái thai trong bụng tôi đã bước sang tháng thứ năm. Nhưng rồi Hải vẫn chứng nào tật ấy. Đôi lúc tôi chợt nghĩ, có phải do nguồn gốc xuất thân mà anh như vậy? Nhưng rồi tôi cũng vội xua ngay ý tưởng đó để không xúc phạm chồng.
Cho đến một ngày, giọt nước đã tràn ly. Chiều hôm ấy, tôi bỗng thấy trong người mệt mỏi lạ lùng. Đón con về, tôi định tắm cho nó nhưng rồi lại mệt đến nổi không làm được. Ngay lúc đó, Hải vừa về tới, tôi nói luôn: "Anh tắm con dùm em". Tôi chỉ nói vậy nhưng Hải đã quát lên: "Không tắm được thì vứt nó ra đường đi".
Bao nhiêu uất ức dồn nén trong lòng bấy lâu bỗng bùng dậy. Tôi gào lên: "Anh là đồ bất nhân! Đúng rồi, nó đâu phải con anh. Tôi nói cho anh biết, nó không phải con anh đâu!". Hai cái tát tai như trời giáng khiến tôi té quỵ. Hải chửi thề. Hải văng tục và bao nhiêu thứ xấu xa trên đời đổ xuống đầu tôi. Lúc đó, tôi chỉ muốn lăn xả vào chồng mà cắn xé, chửi bới thậm chí muốn lao ra đường hoặc nhảy xuống con sông trước nhà để kết thúc cuộc đời mình...
"Mẹ ơi, tắm cho con đi, con lạnh quá". Con bé đã cởi quần áo, đứng chờ cạnh nhà tắm nãy giờ. Khi ba đánh mẹ, nó co rúm người lại như sợ cơn cuồng nộ của ba lây sang mình. Nghe tiếng con gọi, tôi sực tỉnh: "Ừ, chờ mẹ chút. Mẹ tắm cho con liền bây giờ".
Tôi cố gắng đứng dậy, dắt con vào phòng tắm. Bàn tay mềm mại của nó, ánh mắt tròn xoe của nó, giọng nói ngọt ngào của nó khiến tôi bừng tỉnh. Dù sao thì tôi vẫn còn có con, có mẹ, có anh chị. Do vậy mà tôi phải sống. Bằng mọi giá phải sống. Trước hết là vì các con tôi...
Lần này tôi đã quyết định nói với mẹ tất cả. Mẹ gọi Hải về. Sau khi hỏi rõ sự tình, bà nghẹn ngào: "Tụi bây lớn hết rồi, mẹ không muốn xen vào chuyện của hai đứa nhưng vì con Giang là con của mẹ nên mẹ quá đau lòng. Vợ chồng kiểu gì vậy!".
Hải quỳ sụp xuống chân mẹ tôi van xin: "Con biết lỗi rồi. Con xin lỗi mẹ, xin lỗi vợ con. Con hứa từ nay về sau không còn như vậy nữa. Mẹ thương vợ chồng con, đừng cho Giang ly dị". Nhưng mẹ tôi lắc đầu: "Ngày trước chúng mày cưới nhau, mẹ có cản được đâu? Bây giờ có ly dị hay không thì hãy tự mà quyết định".
Tôi không tin Hải sẽ thay đổi và dường như tình yêu dành cho anh cũng không còn. Nhưng cái thai trong bụng đang nhắc nhở tôi về những khó khăn trước mắt khi phải một mình nuôi con.
Hay là tôi lại tiếp tục cho anh một cơ hội bằng cách kéo dài cuộc hôn nhân đọa đày này?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khắc Việt cô đơn trên sân ga Lặng lẽ cô đơn trên sân ga, chàng ca sĩ - nhạc sĩ "Yêu lại từ đầu" đang ngóng chờ ai hay băn khoăn trước những ngã rẽ của cuộc đời? Sau thành công của album vol.1, có một thời gian dài, Khắc Việt không hề cập nhật hình ảnh hay ca khúc mới. Anh chỉ mải miết chạy show và bỏ ngoài...