Những chuyện rắc rối trên trời Kỳ 1: Nói ‘đùa’ có bom
Giới hàng không VN vẫn còn nhớ như in vụ dọa có bom mà cả hai người đùa bị phạt hơn 500 triệu đồng, bị cấm bay và bị tuyên mức án cả năm tù treo.
Theo quy định về an ninh hàng không, hành khách tuyệt đối không được nói đùa về chuyện bom mìn trong hành lý. Điều này được coi là gây uy hiếp trực tiếp đến an ninh hàng không.
“Người tôi có thuốc nổ đấy!”
9g30 ngày 7-9-2012, khi đang giám sát chuyến bay mang số hiệu SU 291 của Hãng hàng không Aeroflot (Nga) từ Hà Nội sang Matxcơva, nhân viên của hãng hàng không này phát hiện một túi xách màu nâu để trước quầy thủ tục số 38 nhà ga quốc tế Nội Bài. “Hành lý này của ai?”, một ông khách trả lời: “Hành lý của tôi, trong đó có bom đấy”.
Anh nhân viên gọi ngay an ninh sân bay cô lập, kiểm tra hành lý. Không có bom. Khách bị cắt lại không cho làm thủ tục lên máy bay.
Theo tường trình của ông khách này, khi làm thủ tục hành lý của ông bị quá trọng lượng cho phép phải san đều ra hai kiện. Khi được hỏi thì ông này cáu quá nên nói “có bom” cho bõ tức.
10 giờ hơn ngày 22-2-2012, nhân viên đội an ninh Tạ Thanh Hải đang làm việc tại cửa kiểm tra an ninh soi chiếu nội địa sân bay Nội Bài. Mọi chuyện vẫn diễn ra khá êm ả vì lượng người đi máy bay không quá đông. Rồi một người khách bước tới, đèn trên cổng từ chớp đỏ liên hồi kèm theo tiếng bíp bíp… Hải mời ông khách này bước lên bục để kiểm tra lại một lần nữa. Ông khách bước lên bục gỗ, dang hai tay ra và giọng có vẻ hằn học: “Anh cứ kiểm tra kỹ đi, trên người tôi có thuốc nổ đấy!”.
Tạ Thanh Hải kinh ngạc, rồi cẩn thận rà soát thật kỹ toàn bộ ngóc ngách trên người hành khách này nhưng không phát hiện gì. Hải giữ lại giấy tờ tùy thân, vé máy bay của khách bàn giao cho tổ phó ca trực ngày hôm đó để tiến hành lập biên bản theo thủ tục.
Hành khách là ông C., nhân viên một đoàn kịch nói đi trên chuyến bay mang số hiệu VN 1161 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA). Ông C. bảo do bực mình vì đã trễ mà còn phải soi chiếu linh tinh nên ông nói cho bõ ghét, nhưng không ngờ hành vi này có thể uy hiếp an toàn hàng không.
Một chuyên viên ban thanh tra Cục Hàng không kể lại khi công bố đã hết thời hạn cấm vận chuyển bằng đường hàng không, ông C. than thở “đóng phạt 10 triệu đồng đã là thiệt hại nhưng cực nhất là bị Cục Hàng không cấm đi lại bằng máy bay trong vòng sáu tháng, coi như tự mình đập vỡ nồi cơm của mình”.
Kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay
20 giờ 55 ngày 11-8-2012, còn hơn 2 tiếng đồng hồ nữa chuyến bay Hà Nội – Frankfurt (Đức) của VNA mới khởi hành. Tại quầy làm thủ tục số 40 của nhân viên mặt đất Nguyễn Thị Phương, hành khách đang làm thủ tục khá đông với rất nhiều hành lý. Hành khách Đ.T.D. đang chuyển vào thùng hàng thứ năm, sau khi xong bốn vali hành lý.
Video đang HOT
Chị Phương nhớ lại: “Tôi hỏi bà D. trong thùng có gì?”, bà D. vừa trả lời hoa quả thì bỗng một thanh niên người nhà bà D. nói vọng vào: “Có bom trong đó!”.
Nhân viên Nguyễn Thị Phương báo ngay cho lãnh đạo trực và an ninh hàng không. Bốn hành khách và người nhà cùng toàn bộ hành lý bị cô lập, an ninh sân bay phối hợp cùng lực lượng chức năng tiến hành rà soát bom mìn. Không phát hiện gì.
Giờ chót bà D. và những người cùng đi vẫn được bay sang Đức, nhưng “người vạ miệng” H.V.S. mãi đến gần nửa đêm mới rời khỏi Trung tâm an ninh sân bay Nội Bài với quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng.
Nhiều hành khách vẫn không chú ý đến những quy định hàng không
Giới tiếp viên ngán nhất là những phát biểu linh tinh liên quan đến bom mìn khi khách đã ở trên máy bay và đang chuẩn bị cất cánh. Tiếp viên Phương Anh (VNA) nhớ như in cảm giác của mình trên chuyến bay ngày 18-7-2013: “Dù đã được huấn luyện, nhưng khi nghe ông khách nọ bảo: “Trong hành lý có bom”, tự nhiên tôi thoáng rùng mình”.
Phương Anh kể lại: lúc 20g20, chiếc máy bay Airbus 321 mang số hiệu VN 1340 từ TP.HCM bắt đầu lăn bánh chuẩn bị bay đi Đà Nẵng. Cả tổ bay đang sắp xếp lại lần cuối hành lý để máy bay chuẩn bị cất cánh. Phương Anh tiến về phía hàng ghế 14 để xếp lại hành lý trên hộc.
Chị đang loay hoay thì bỗng nghe thấy điều mà chẳng tiếp viên nào muốn nghe: “Coi chừng trong hành lý của tôi có bom đấy”. Đó là một nam hành khách ngồi ghế 14E. Phương Anh báo ngay với tiếp viên trưởng Nguyễn Nguyệt Quỳnh. Thế nhưng ông khách cười hì hì và bảo là đùa.
Sự việc được báo ngay cho cơ trưởng Pegg Ronald Ian. Lúc này máy bay đã ra đến gần đường băng nhưng ngay lập tức quay lại sân đậu. An ninh sân bay tiếp cận máy bay, lập biên bản, mời cả hai hành khách ngồi ghế 14 D, 14 E rời khỏi máy bay. Toàn bộ hành lý xách tay trên máy bay được soát lại. Mãi đến 21g48 máy bay mới cất cánh. Chuyến bay bị trễ gần 90 phút.
Xếp lại hành lý trước khi máy bay cất cánh
“Anh ơi, ví dụ giỏ xách em có bom…”
Ông Phạm Văn Bình, đội trưởng đội an ninh soi chiếu Trung tâm an ninh sân bay Nội Bài, kể không ít ông khách tỏ ra khó chịu khi bị các nữ nhân viên soi chiếu kiểm tra an ninh, nhưng có người lại thích trêu ghẹo các cô nên khi máy kiểm tra kim loại rà đến gần thắt lưng lại buột miệng nói: “Chỗ đấy có bom đấy”. Đã theo quy trình, khi nghe có bom uy hiếp an toàn hàng không, các biện pháp an ninh lập tức được triển khai thì các ông “hồn xiêu phách lạc”, đến khi nhận biên bản xử phạt thì “suy sụp hoàn toàn”.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Nội Bài cho biết quy định này đã thành quy định quốc tế, ngành hàng không VN cũng không thể bỏ qua những lời đùa cợt kiểu này. Và có hẳn một quy trình xử lý phải áp dụng khi có thông tin “bom, mìn”: nếu phát hiện ở nhà ga thì ứng phó thế nào, trên chuyến bay thì sao… Giới hàng không VN vẫn còn nhớ như in vụ dọa có bom mà cả hai người đùa bị phạt hơn 500 triệu đồng, bị cấm bay và bị tuyên mức án cả năm tù treo.
Mới đây ngày 23-7-2012, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt nữ hành khách H.T.T. (ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) mức án 15 tháng tù cho hưởng án treo và đền bù cho VNA hơn 100 triệu đồng vì hành vi “cản trở giao thông hàng không”.
Trước đó lúc 15g50 ngày 9-7-2011, khi chuyến bay của VNA từ Hà Nội đi Đà Lạt đang lăn bánh ra đường băng, một nam tiếp viên thấy hành khách T.T. vẫn để hành lý xách tay trên người nên nhắc nhở và yêu cầu nữ hành khách để túi lên hộc để đồ. T.T. đồng ý nhưng lại buột miệng nói: “Anh ơi, ví dụ trong giỏ xách của em mà có quả bom, để trên đó nó giồng giồng như vậy thì có nổ không?”. Cơ trưởng người Ấn Độ được báo và quyết định hoãn chuyến bay, cho máy bay quay lại để kiểm tra an ninh. Vụ việc này làm ảnh hưởng đến ba chuyến bay khác của VNA.
Theo Tuổi Trẻ
Chạm trán "vàng tặc" trên đỉnh núi
Bên cạnh các gốc cây và thân cây bị chặt phá, trên đỉnh núi lộ ra nhiều lỗ đất to nhỏ cùng các hầm vàng khoét sâu. Đó là dấu hiệu của "vàng tặc" đang trú ẩn ngày đêm ở vùng lõi VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
Truy tìm "vàng tặc"
Chúng tôi thực hiên hành trình đây khó khăn lên đỉnh núi Đằm Cỏ với độ cao chừng 800 mét, cách hiện trường phá rừng chừng hơn 1 tiếng đi bộ và leo dốc đứng. Lên tới đỉnh núi, quả nhiên chúng tôi đã chạm mặt "vàng tặc". Các đối tượng nhanh chóng bỏ chạy hoặc nhảy vào bụi rậm rồi biến mất, bỏ lại la liêt dụng cụ khai thác vàng như đục, cuốc, xẻng, ống nước, máng đãi...
Dấu vết những lỗ khai thác vàng trên đỉnh núi.
Tại hiện trường này, chúng tôi thấy có hàng chục lỗ nhỏ to nhỏ khác nhau chi chít; đây là các hố "thám sát", nghĩa là đào xuống ở một độ sâu nhất định xem có vàng hay không rôi mới khai thác. Bên cạnh đó có 4 đến 5 hố to là nơi khai thác vàng chính và 1 hố vuông để lắng đọng vàng.
Những hố khai thác vàng chính sâu đến 7-8m, có một số ngách phụ ở dưới. Bên cạnh đó, có những hố đào xuống và rẽ ngang sâu vào trong lòng núi chỉ đủ 1 người chui lọt. Chính những hố sâu này đã phá vỡ kết cấu địa chất của lòng núi.
Ngoài những hố vàng mới, có khá nhiều hố vàng cũ chứng tỏ việc khai thác vàng ở tại vùng lõi Vườn quốc gia Bạch Mã đã diễn ra khá lâu.
Sau môt hôi nghe ngóng, biêt chúng tôi không phải là cán bộ kiểm lâm, các đối tượng đã quay trở lại dọn sạch vật dụng. Một người dân chăn trâu khu vực phía ngoài rừng cho biết: "Một đoàn đi khai thác vàng có khoảng 5-6 người. Mỗi lần khai thác cũng được tầm 5 cây vàng. Họ đem lương thực ăn uống, và ở lại trên đó luôn không về. Trời mưa làm gỗ, trời nắng họ làm vàng".
Lâm tặc tự do vào rừng, phóng viên phải xin phép?
Từ cuối năm 2012, báo chí đã ghi nhận các trường hợp phá hoại VQG Bạch Mã ở vùng đệm bên ngoài. Đến nay, hoạt động phá hoại này không hề giảm mà còn lân sâu vào vùng lõi VQG Bạch Mã - nơi đáng lẽ phải được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt bởi các cơ quan, lực lượng quản lý rừng.
Ông Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc VQG Bạch Mã, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bạch Mã, trong buôi trao đôi mới đây với nhóm phóng viên, có nêu yêu câu: "Các anh vào rừng phải xin phép, nếu không có thể bị xử phạt". Phóng viên hỏi ngược lại: "Báo chí vào phải xin phép, còn lâm tặc, vàng tặc không cần xin phép vân vào tân vùng lõi phá rừng?". Ông Kéo im lặng rôi phân trân: Nêu báo chí thông báo và đi cùng kiêm lâm vào rừng sẽ đỡ nguy hiêm hơn.
Ông Huỳnh Văn Kéo trong buôi trao đôi với phóng viên
Chúng tôi đặt câu hỏi: "Có hay không tình trạng phá rừng và đào vàng trái phép trong VQG?". Thay mặt giám đốc, ông Lê Văn Tự, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Bạch Mã, cho hay, về phá rừng thì từ năm 2012 đến nay chỉ có... 1 vụ. Lâm tặc làm thủ công, cưa thành các phách gỗ nhỏ để vận chuyển bằng thuyền qua hồ Truồi. "Không có phá rừng mức độ lớn. Việc khai thác lâm sản trái phép đã giảm" (!?) - ông Tự nói.
Về khai thác vàng, cơ quan đã phát hiện, lập biên bản xử lý 2 vụ vào ngày 12/1 và ngày 13/2 năm 2013 tại khu vực Khe Mù. Phạt 3 đối tượng ở vụ 1 với mức phạt 1 triệu đồng/người, vụ 2 phạt 2 người, mỗi người 1,5 triệu đông.
Nhóm phóng viên liên đưa ra những bằng chứng chứng minh vùng lõi rừng Bạch Mã đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi lâm tặc và vàng tặc, ông Kéo liên đứng dậy "lớn tiếng" với cấp dưới: "Giờ tôi đặt mình vào vị trí nhà báo. Các cậu trả lời tại sao nhà báo vào thấy nhưng các cậu không thấy?". "Dạ, chúng em có vào nhưng không thấy nên rút ra". "Vào mấy ngày?". "Dạ, một ngày xong trở ra". "Vậy tôi yêu cầu các anh em vào rừng phải lâu, cả tuần, để trực xem có tình trạng trên không".
Rôi ông Kéo lại quay sang các phóng viên phân trân: "Việc bảo vệ rừng không đơn giản. Đôi lúc tôi la anh em nhiều. Nhưng việc chảy máu rừng không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà còn các chỗ khác. Dân quá khổ và nghèo, lấy gì mà sống. Mấy anh vào được thì dân cũng vào được. Hàng trăm, hàng ngàn kiểm lâm chúng tôi cũng không quản lý nổi".
Ông Kéo (đứng) lớn tiêng mắng nhân viên: "sao nhà báo thây mà các câu không thây?"
Ông Huỳnh Thế Phương, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Lộc Hòa, Phú Lộc (thuộc Hạt Kiểm lâm Bạch Mã, nơi xảy ra vụ việc), than vãn: Đơn vị quản lý đến 6 tiểu khu với diện tích hơn 4.000 hecta nhưng chỉ có 8 người, trong đó có 2 người chốt chặn lòng hồ Truồi. Nhưng rât khó kiểm soát vì một số đối tượng vờ là khách du lịch.
Ông Kéo nói thêm, thông tin phóng viên phản ánh, ông sẽ chỉ đạo anh em vào kiểm tra ngay. Nếu đúng có lâm tặc, vàng tặc sẽ truy đuổi hết.
Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Số: 117/2009/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2009) Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và bảo tồn thiên nhiên ... 4. Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường. 5. Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường gây suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường.
Đại Dương - Anh Việt
Theo Dantri
Những công văn, quy định "lạ lùng"! Từ việc Cục CSGT đường bộ - đường sắt ra công văn quy định "phải xin phép mới được ghi hình CSGT", nhiều người nhớ lại những thông tư, quy định khác "lạ lùng" không kém, gây xôn xao và bất bình trong dư luận. Phạt người đội mũ bảo hiểm rởm Vì loay hoay giữ an toàn cho dân nên 4 Bộ...