Những chuyện linh thiêng ở lễ hội Phủ Dầy
Dẫu đã qua những ngày chính hội nhưng Phủ Dầy vẫn đông. Bên Phủ chính Tiên Hương, hàng ngày vẫn có hàng ngàn người dân đến chiêm bái Thánh Mẫu.
Hàng ngàn du khách đến lễ hội
Những câu chuyện kỳ bí
Mấy ngày nay câu chuyện của một nhà kinh doanh bất động sản được đồn râm ran trong những ngày lễ hội Phủ Dầy. Những người tin ở Mẫu kể lại một cách thành kính: Ông D. là nhà đầu tư xây dựng các khu chung cư cao tầng. Cách đây hai năm cũng nhân tiệc Mẫu (ngày 3/3 âm lịch) ông về lễ tại Phủ chính Tiên Hương. Giữa lúc công việc đang phát đạt, ông đang chuẩn bị khởi công một dự án lớn thì đêm hôm đó, ông D. được Mẫu báo mộng nói ông phải từ bỏ ngay tất cả chuyện kinh doanh về quê làm ruộng một năm, nếu không tuân thì hậu quả sẽ ghê gớm. Sợ quá, về đến Hà Nội, ông nhường lại dự án cho mấy đối tác, về quê trông coi mấy trang trại. Chính vì vậy nên khi thị trường bất động sản đổ vỡ, tài sản ông được bảo toàn, không bị phá sản.
Để xác minh, tôi đã tìm gặp ông D. nhà ở Hào Nam (Q. Đống Đa, Hà Nội). Ông lắc đầu: Câu chuyện không hẳn như vậy. Tôi có đi lễ, có nằm mơ như thế, nhưng theo tôi đó cũng là chuyện ngẫu nhiên thôi. Năm ấy, xem lại dự án thấy số tiền phải vay ngân hàng quá lớn, lãi suất lại cao nên mặc dù ngân hàng sẵn sàng cho vay nhưng tôi không dám làm. Không dám làm lại là may. Đối tác nhận dự án của tôi bây giờ đang phá sản, sợ còn vướng cả chuyện pháp luật. Nghĩ là may mắn nên tôi làm lễ tạ thôi…
Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam ịnh), là tên gọi chung quần thể 21 di tích thờ Bà chúa Liễu Hạnh. ây là quần thể di tích xây trong một khu vực địa lý có nhiều dấu vết của người tiền sử, với những di vật văn hóa thời kỳ đồ đá. Phủ Dầy là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thuần Việt đã xuất hiện và tồn tại gần 4 thế kỷ nay. Những chuyện thần thánh, cầu đảo, linh ứng từ mấy trăm năm nay đã kéo hàng triệu người đến lễ Mẫu Liễu Hạnh mỗi năm.
Hàng ngàn du khách đến lễ hội
Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh nguyên là công chúa Quỳnh Hoa, con gái Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc mà bị giáng xuống trần gian. ặc biệt tương truyền về sau, khi nương cửa Phật, nàng có công âm phù triều đình, dẹp yên giặc giã, giúp dân trừ dịch… Công chúa Liễu Hạnh đi nhiều nơi, tới đâu cũng làm điều thiện nên nhân dân tôn là Thánh Mẫu, Mẫu Liễu và lập đền thờ, xếp vào hàng Tứ bất tử trong điện thần Việt Nam, bên cạnh Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Tiên Chử ồng Tử. Nhưng nơi chính vẫn là Phủ Dầy, nơi Mẫu sinh ra. Di tích Phủ Dầy có giá trị rất cao về kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ở đây có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ tới mẫu Liễu Hạnh là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Ngoài ra còn có một di sản văn hoá phi vật thể độc đáo luôn hiện hữu nơi đây, đó là Hầu Bóng và hát Chầu Văn.
Video đang HOT
Phủ chính Tiên Hương và phủ ngoại Vân Cát
Theo các tài liệu lịch sử đã được kiểm chứng, truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh được lan truyền từ thế kỷ 16 và được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thuật lại trong cuốn Vân Cát thần nữ. Chuyện kể Mẫu Liễu Hạnh là công chúa con Ngọc Hoàng xuống trần đầu thai vào một gia đình họ Lê ở thôn An Thái, xã Vân Cát, huyện Vụ Bản (Nam Định), nay là thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, lấy chồng họ Trần ở cùng thôn. Hiện nay làng Tiên Hương còn có nhà thờ tổ (còn gọi là Phủ Nội) đã được xây dựng từ 200 năm trước, thờ các vị tiên tổ hai họ Trần, Lê. Trong Phủ Nội còn có bản gia phả ghi rõ Mẫu Liễu Hạnh được sinh ra tại thôn này có cha là ông Lê Thái Công, mẹ là Trần Thị Phúc. Tại thôn Tiên Hương còn có di tích Lăng Mẫu, được coi là nơi chôn cất xác phàm của Mẫu cùng các bậc tiên tổ của hai họ Trần, Lê. Như vậy truyền thuyết cũng như các di tích còn lại xác định Mẫu Liễu Hạnh được sinh ra tại thôn Tiên Hương.
Một cảnh trong lễ hội Phủ Dầy
Ngôi phủ thờ “Tam toà thánh mẫu” ở An Thái, huyện Thiên Bản còn đơn sơ, được xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671). Đó chính là Phủ Tiên Hương ngày nay. Sau này khi chia tách, thôn Vân Cát cũng xây phủ thờ Mẫu, đó chính là Phủ Vân Cát bây giờ. Theo các sắc phong, tài liệu và bi ký, Phủ chính Tiên Hương được triều đình cho phép xây lập đền thờ Năm Dương Hoà thứ 8 (1642). Phủ chính Tiên Hương xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) đến năm 1841 được chuyển thành công trình gạch ngói và năm Duy Tân thứ chín (1915) do tổng đốc Đoàn Triển cho xây dựng lớn như ngày nay. Hiện nay, Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ 15 đạo sắc phong thần cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đạo sớm nhất ghi ngày 10 tháng chạp năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730) phong Thánh Mẫu là Mã Vàng Công Chúa thượng đẳng thần, muộn nhất là đạo sắc ghi ngày 25/7/1924, năm Khải Định cửu niên phong Đức Thánh đệ Tam – Ngọc nữ Quang cung Quế Anh. Trong Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ nhiều cổ vật ghi rõ đây là phủ chính thờ Mẫu tại nơi Mẫu đầu thai. Đó là chiếc ấn đồng cổ đúc từ hàng trăm năm trước, trên ấn có hai chữ Hán ở lưng ấn: Phủ chính, nhiều cổ vật sứ cổ được khắc chữ nhấn mạnh đây là đồ tế tự của phủ chính…
Phủ Vân Cát được xây dựng sau này. Quá trình xây dựng và tu sửa phủ Vân Cát đã được tấm bia “Thánh Mẫu cố trạch linh từ bi ký” soạn năm Thành Thái Tân Sửu (1901) ghi như sau: “… chọn đất dựng nền từ đời Lê Cảnh Thịnh (1663 – 1671) làm đơn giản mà đẹp. Khoảng đời Cảnh Thịnh (1794 – 1800) hội nguyên Trần Gia Du, thiếu tả giám Trần Công Bản đã mở rộng ra. Đến năm Kỷ Mão (1879) đời Tự Đức, quan huyện Lê Kỳ đã sửa lợp lại. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) đền phủ bị hư hại nhiều vì mưa gió nên các quan huyện… cùng các bậc thân hào đứng ra sửa. Đến năm Thành Thái thứ 12 (1900) thì hoàn thành. Phủ nằm giữa đền làng và chùa Long Vân cùng chung một sân lớn, tạo thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu – Thần – Phật. Trong phủ Vân Cát hiện không lưu giữ một đạo sắc nào. Qua một số tư liệu trên, chúng ta khẳng định Phủ chính Tiên Hương chính là ngôi phủ tại làng An Thái được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 và là nơi thờ chính Mẫu Liễu Hạnh, được các triều đình phong kiến công nhận và nhiều triều đã phong thần cho chủ thần của phủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Vân Cát là phủ xây sau và cũng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Lễ hội Phủ Dầy được khôi phục năm 1994, phủ chính Tiên Hương đóng vai trò chính trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, thu hút hàng triệu khách từ cả nước đến chiêm báo Mẫu Liễu Hạnh.
Theo xahoi
Dân xì xụp khấn "miếu vỉa hè" Văn Miếu: Chính quyền và CA nói gì?
Phản ánh những thông tin về việc tồn tại một "miếu vỉa hè" gây mất mĩ quan thành phố và thiếu trang trọng với chính "đối tượng" được thờ (dù chỉ là các nhân vật mơ hồ) đến UBND và Công an Phường Quốc Tử Giám, PV Infonet nhận được rất nhiều ánh nhìn lo lắng, bất an về chuyện tâm linh.
Miếu vỉa hè, nhếch nhác mỗi tối
"Chúng tôi cũng sợ "tâm linh"
Khi nói đến "miếu vỉa hè" tự phát ở góc tường Văn Miếu, một số người làm trong cơ quan công an và UBND cũng tỏ thái độ "lo lắng" bất an. Họ cũng rất muốn làm để đảm bảo mĩ quan thành phố, đảm bảo trật tự giao thông và an toàn xã hội. Nhưng sự việc theo họ là vô cùng khó giải quyết. Khó ở chỗ chuyện tâm linh của người dân, động vào rất dễ sinh chuyện không hay. Nhiều người trả lời thẳng: "Chúng tôi cũng sợ &'tâm linh'".
Ngày 12/07, trao đổi với phóng viên Infonet, Trung tá Mã Đức Tố, Trưởng Công an Phường Quốc Tử Giám cho biết: "Sự việc này đã tồn tại từ lâu, chúng tôi đã cố gắng hết sức để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông mĩ quan đô thị. Nhưng việc này quả là khó vì nó liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng của người dân"
Ông cũng cho hay, việc này đã có chỉ đạo xử lý của UBND Quận Đống Đa. Trước đây công an phường phối hợp với các ban ngành tạo hàng rào chắn vỉa hè để ngăn không cho người dân xâm nhập vào khu vực này để hành lễ nhưng họ vẫn lách vào được. Khi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì hàng rào được gỡ bỏ, bây giờ vỉa hè rộng rãi hơn. Ngoài ra cũng có thời điểm cho người chốt chặn 24/24 để vận động khuyên giải người dân không nên cúng lễ ở đây.
Hiện tại phía công an cũng tích cực vận động nhân dân xung quanh không bán hàng mã tràn lan, không tụ tập, ký cam kết nhưng việc này cũng vẫn còn nhiều khó khăn vì những người bán vàng hương, lễ không chỉ có người dân phường Quốc Tử Giám mà còn có cả phường Cát Linh và các phường khác. Người đi lễ thì ở khắp nơi đến.
Ngoài ra, ông Tố cho biết thêm, thường khoảng 1,2 giờ đêm khi lực lượng rút, nhiều đôi trai gái, anh chị "tóc xanh tóc đỏ" đến đó tụ tập lễ bái, việc này khó kiểm soát. Ông cũng thừa nhận: "Nhìn từ góc độ văn hóa, văn minh đô thị thì cũng rất khó coi. Nhưng nó là vấn đề tín ngưỡng, chúng tôi cố gắng làm tốt nhưng khó triệt để ngay được. Nếu là những vấn đề khác mà ảnh hưởng đến trật tự đô thị, mĩ quan thành phố, chúng tôi sẽ làm kiên quyết ngay"
Chỉ có thể làm giảm, không thể triệt để vì đó là... "tín ngưỡng"?
PV tiếp tục sang UBND Phường Quốc Tử Giám, ông Lê Ngọc Tú- Chủ tịch UBND Phường cho biết: "Chúng tôi cũng rất muốn làm triệt để vấn đề này, đã giao cho Công an phường phụ trách giải quyết. Thực tế Công an phường đã mời nhiều người có mặt thường xuyên tại đây, những người bán vàng mã là dân của phường, vận động tuyên truyền cho họ, yêu cầu họ ký cam kết...Tuy chưa triệt để nhưng phải nói đã có phần nào đó giảm đi. Trước hiện tượng đốt vàng mã rất nhiều. Nhưng chúng tôi vận động yêu cầu người bán vàng mã chỉ bán cho họ ít thôi." Ông cũng kể: Trước họ đốt vàng mã nhiều lắm, có người đốt cả cái nhà to bằng cái bàn, lửa cháy đùng đùng rất to. Bây giờ đốt đã ít hơn nhiều. Nhiều người dân lễ họ cũng có ý thức, trước giờ lễ, họ quét dọn rất sạch sẽ mới mang bát hương đặt, giờ khác lại mang ra đặt.
Chủ tịch phường Quốc Tử Giám đang trao đổi với phóng viên Infonet
Kể về sự tích của Miếu hai cô, ông Tú cho biết có rất nhiều lý giải khác nhau vì đó là truyền miệng nhưng chủ yếu dân gian đồn đại nhau nói rằng có 2 cô gái bị tai nạn tàu điện chết ở đây. Sự việc xảy ra từ rất lâu, có ai đó đã tự lập miếu thờ tự phát nhưng khi quy hoạch Văn Miếu, bát hương đó đã được chuyển vào vị trí phía trong cách điểm thờ vỉa hè 20m. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghĩ rằng cúng ở bên ngoài linh nghiệm hơn nên họ tự phát lập bát hương.
Xung quanh câu chuyện "miếu hai cô", một người trong UBND phường Quốc Tử Giám (xin giấu tên) kể cho phóng viên nghe về câu chuyện liên quan đến một ông Phó công an phường đã lâu lắm rồi. Hồi đó, ông này vừa chỉ đạo thu giữ bát hương ở đây, một thời gian sau ngẫu nhiên trên địa bàn phường xảy ra trọng án, ông Phó công an phường nọ bị mất chức... Thế nên nhiều người yếu bóng vía đâm ra có tâm lý lo sự "linh ứng" mà ngại ngần khi xử lý triệt để vụ việc...
Ngoài ra, ông Tú cho biết thêm, khu vực này chính Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã có ý kiến chỉ đạo với quận xử lý. Quận đã chỉ đạo cho phường làm nhưng việc này rất khó, muốn làm không làm được. Chúng tôi không thể dùng sức mạnh dẹp chuyện tín ngưỡng được, chỉ có thể tuyên truyền vận động làm giảm chứ không thể hết được.
Phóng viên hỏi: "Sao UBND Phường không kiến nghị lên trên để giải quyết tận gốc vấn đề như: xin Thành phố cho một góc trong vườn hoa Văn Miếu để người dân có điểm thờ cúng tín ngưỡng của mình mà cứ để tình trạng như vậy?" Ông Tú thở dài: "Cũng khó anh ạ! Vì khuôn viên Văn Miếu đã quy hoạch ổn định rồi sao có thể mở cửa phụ để cho người dân vào được, rồi vấn đề quản lý ra sao?"
Qua trao đổi với chính quyền và công an phường Quốc Tử Giám, đơn vị trực tiếp quản lý khu vực, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề nan giải và tồn tại rất lâu mà cấp phường không thể giải quyết được. Nên chăng rất cần có sự can thiệp của thành phố để đảm bảo tình hình an ninh trật tự người dân. Nếu được chính quyền sở tại bố trí một điểm để họ được lễ bái nghiêm trang hoặc chí ít chỉ cần làm một biển với nội dung: "miếu 2 cô chuyển vào trong" và tạo điều kiện để họ lễ bái thì chắc chắn người dân sẽ không đặt miếu ở vỉa hè nữa. Mặt khác cần tuyên truyền vận động người dân để họ hiểu việc thờ cúng phải trang trọng, đảm bảo văn hóa không nên để việc này làm mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông, trật tự đô thị và mất an toàn cháy nổ.
Theo Infonet
Vén bức màn kỳ bí "miếu vỉa hè" bên tường Văn Miếu (Kỳ 2) Vì sao lại có nơi thờ cúng kỳ lạ ngay cạnh tường Văn Miếu - Quốc tử giám giữa lòng Hà Nội? Câu chuyện đằng sau là gì? PV báo điện tử Infonet tiếp tục tìm hiểu vén bức màn kỳ bí về chuyện "miếu vỉa hè" hút người cúng lễ. Những câu chuyện ly kỳ Quyết tâm tìm hiểu đến cùng, PV...