Những chuyện li kì nơi “hầm thần của”
“ Hầm thần của” ở xã Thanh Tâm (Thanh Liêm, Hà Nam) là một di tích cổ bí ẩn mà cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc cũng như thời gian ra đời ở một vùng quê hẻo lánh. Tuy nhiên, dọc theo “hầm thần của” đầy bí ẩn, những câu chuyện vừa hư vừa thực từng một thời làm xáo động cả vùng quê chiêm trũng.
Từng có một giai thoại khi đàn cò vàng xuất hiện ở một ngôi chùa cổ vùng Nam Định đã kéo theo biết bao tay săn đồ cổ đến “hỏi thăm”. Cách đó không xa, ở Hà Nam lại xuất hiện đàn lợn vàng trên vùng Trà Trâu Núi thuộc xã Thanh Tâm (Thanh Liêm, Hà Nam). Điều lạ lùng nhất là đàn lợn vàng có liên quan đến “hầm thần của” và câu chuyện “ lộc trời”.
Lợn vàng trời cho
Cách trung tâm xã Thanh Tâm gần 2km về hướng Đông Bắc là dãy Trà Trâu Núi rộng lớn thuộc thôn Thong và thôn Chè núi. Đây là nơi xuất hiện di tích “hầm thần của” đầy bí ẩn mà dường như chưa ai giải mã được.
Khu đồi xuất hiện đàn lợn vàng
Người địa phương cho rằng, “hầm thần của” là nơi chôn giấu vàng và kho báu của phú hào thời xưa, cũng có thể là nơi cất giấu vàng của người Trung Quốc thời cổ. Có điều, do “hầm thần của” được yểm bùa nên không ai có thể phát hiện và lấy đi kho báu đó.
Chính những bí ẩn chưa có lời giải nên hàng loạt giai thoại vừa hư vừa thực cứ thế lan truyền ở xã Thanh Tâm. Như câu chuyện xuất hiện đàn lợn vàng cho đến nay vẫn như chuyện cổ tích có thật.
Cửa “hầm thần của”
Trước “hầm thần của” có một bụi tre um tùm gai góc mà chính các cao niên trong làng cũng không biết nó có từ bao giờ. Đây là cổng cửa hầm dẫn sâu vào trong núi nên đàn lợn vàng cũng từ đó đi ra. Cụ Lê Đình Bảng cho hay: “Đó là một bụi tre thiêng, cứ đến giữa trưa là cuốn xuống, hễ ai bước qua là tự bật lên như để bảo vệ cho hầm mộ…”.
Vào mỗi đêm trăng sáng đứng bóng, một đàn lợn vàng khoảng hơn chục con nối đuôi nhau đùa giỡn trên Trà Trâu Núi. Trong số ấy, con cuối đàn bị què nên chậm chạp, lặng lẽ theo sau. Có người nhiều lần nhìn thấy liền đuổi theo để bắt nhưng đàn lợn đều chạy đến chân đồi rồi mất hút.
Một nhân chứng mà chúng tôi gặp để kiểm chứng chuyện này là ông Nguyễn Viết Cường. Ông Cường công nhận việc nhìn thấy và đuổi theo đàn lợn vàng. Ông cho biết thêm, lúc đầu định bắt con lợn què nhưng rồi lại thôi nên lộc trời không đến.
Cùng ý kiến với ông Cường là trưởng thôn Chè Núi – ông Bùi Ngọc Ký. Ông Ký cho hay, chuyện về đàn lợn vàng là có nhiều người nhìn thấy. Tuy nhiên, đó có phải là “lộc trời” hay không thì chúng tôi không chắc. Chỉ biết rằng, đàn lợn thường xuyên xuất hiện tại khu vực “hầm thần của”. Nhiều tay săn đồ cổ, có cả đội săn lùng kho báu ở xa đến hỏi thăm dùng bẫy bắt nhưng không thành.
Đến đôi rắn canh hầm mộ
Trưởng thôn Chè Núi, ông Bùi Ngọc Ký tâm sự, trước đây có hai cao niên là cụ Đỗ Văn Đặt (đã mất) và cụ Bùi Ngọc Sổ đi lên khu “hầm thần của” thì bất ngờ gặp đôi rắn hổ mang to như thân cây, đầu có mào rất dữ tợn nằm vo tròn canh hai bên cổng hầm.
Video đang HOT
Cửa hầm được xây dựng vững chắc
Đôi rắn nhìn thấy người thì bành mang phì phì đe dọa. Quá sợ hãi, hai cụ chạy một mạch về nhà mà không dám kể lại cho ai biết. Mãi sau này, sợ con cháu gặp bất trắc khi lên “hầm thần của” nên hai cụ mới kể lại câu chuyện để cảnh báo. Không biết chuyện đôi rắn khổng lồ có thực hay không nhưng nó đã có tác dụng khi một số tay chuyên đi đào bới đồ cổ phải khiếp sợ khi đến cửa hầm.
Người trong thôn còn kể lại rằng, sau lưng nhà ông Lê Đình Bảng là miệng cửa hầm. Trước đây, lúc nào cũng thấy hàng trăm con cóc hình thù kỳ lạ đứng ngoài miệng hang. Thấy lạ, ông Bảng và con cháu mới bắt đổ ra chỗ khác nhưng vẫn không hết. Đàn cóc cứ bị đổ đi lại mò về càng lúc càng nhiều. Nhưng bỗng nhiên, những năm 2000 khi người dân đào bới, xâm phạm hầm thì đàn cóc không còn lấy một con. Ông Bảng suy đoán, có lẽ đàn cóc thấy động đã bỏ vào trong núi.
Điện Quan Sơn
Chưa hết, trước đây có một người làng Chè Núi tên là Sảnh đem trâu lên cọc ở miệng hầm. Ngay lập tức, con trâu to khoẻ bỗng dưng lăn đùng ra chết như bị trúng độc của rắn. Ông Sảnh cho rằng, vì cọc trâu ở miệng hầm xâm phạm đến “thần của” nên đôi rắn đã lao ra cắn chết trâu.
Ông Ký cho biết, vào đêm giao thừa các năm, ông có nhiệm vụ giữ trật tự an ninh cho thôn. Khi đứng gần khu vực miếu thờ Điện Quan Sơn (nơi thờ “thần giữ của” – PV) đã bị rất nhiều đất đá không biết từ đâu ném vào người nhưng không bao giờ thấy đau. Ông Ký khẳng định, vùng Điện Quan Sơn rất hoang vu, đường lên dốc khúc khuỷu nên không có chuyện trẻ làng trêu đùa.
“Hầm “thần của” ở xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, Hà Nam là ngôi mộ Hán cổ, xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ I – III (Công Nguyên), tức là giai đoạn 1.000 năm Bắc thuộc. Những ngôi mộ này thường thấy ở các khu vực thuộc vùng văn hóa Đông Sơn. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những ngôi mộ cổ tương tự tại các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc. Riêng tại Việt Nam những ngôi mộ thế này xuất hiện nhiều, như Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên…”.
PGS.TS Lâm Mỹ Dung (Giám đốc Bảo tàng Nhân học, Đại học KHXH&NV)
Theo Trần Hòa (Bee.net.vn)
Thăm ngôi chùa cổ hơn 900 năm tuổi
Tọa lạc trên trên núi Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) là ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn hay còn có tên chữ là Sùng Thiên Diên Linh. Đây là ngôi chùa cổ mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ lịch sử mà có thể nhiều người chưa biết tới.
Chùa Long Đọi Sơn nhìn từ cổng vào
Chùa cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 8 km về hướng Bắc. Tương truyền, chùa Long Đọi Sơn nằm trên thế đất Cửu Long, bởi lẽ toàn cảnh núi Đọi trông xa giống như một con rồng đất lớn nằm giữa một dải đất rộng bằng phẳng của vùng chiêm trũng, đầu núi Đọi hơi nhô cao về hướng Thăng Long. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy 9 con đường, sông chạy về giống như 9 con rồng. Mắt rồng là 9 cái giếng hiện nằm xung quanh dãy núi Đọi trong các khu dân cư, dưới chân núi.
Đường lên chùa với hơn 300 bậc đá uốn lượn hình con Rồng
Tam quan chùa Long Đọi Sơn
Đường lên hai bên cổng để tới chùa chính, xen lẫn nét rêu phong cổ kính
Theo sử sách ghi lại, chùa Long Đọi Sơn do vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054. Đến đời Lý Nhân Tông, vị vua này tiếp tục xây dựng và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh vào năm 1121.
Đến đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa bị phá hủy nhiều. Mãi tới cuối thế kỷ XVI vào khoảng 1591, nhân dân địa phương mới sửa sang, trùng tu lại ngôi chùa.
Tấm bia đã trải qua hàng trăm năm, kỷ vật quý giá của chùa
Cây đào tiên có tuổi thọ đã trăm năm tuổi trong khuôn viên chùa
Vào năm Tự Đức thứ 13, Chùa được trùng tu sửa sang tiền đường, thượng điện, nhà tổ, gác chuông...Đến năm 1864, chùa tiếp tục được trùng tu hành lang, đúc tượng Dị Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh.
Hai bên chùa là 18 gian hành lang thờ thập bát La Hán. Ngay ngõ vào là hai dãy nhà đắp cảnh thập điện. Ngoài ra, chùa còn có nhà tổ, nhà khách, tăng phòng... tất cả có tới khoảng trên 100 gian phòng.
Khu lăng mộ tổ
Quang cảnh bên ngoài chùa chính
Chùa Long Đọi Sơn là một trong số ít những ngôi chùa hiện này còn lưu giữ được nhiều hiện vật mỹ thuật thời Lý có giá trị. Nổi bật trong đó như bia Sùng Thiện Diên Linh cao hơn 2,5m, rộng hơn 1,65m, dày 0,3m. Bệ bia là khối đá hình chữ nhật dài 2,4m tạc hình hai con rồng uốn khúc. Mặt bia được chia làm hai nửa, tạc hình hai con rồng, đuôi ở đoạn sau, xoắn thành 4 khúc. Đây là một trong số ít những bia thời Lý còn đến tận bây giờ.
Ngoài những tác phẩm thời Lý, chùa Long Đọi Sơn vẫn còn lưu giữ rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật ở các giai đoạn sau như: Tượng Quan Âm Thị Kính, tượng Dị Lặc bằng đồng nặng 1 tấn đúc vào 1864, toàn bộ pho tượng được đặt vào thế ngồi thoải mái...bộ mặt được diễn tả thành công thể hiện sự no đủ, vui tươi...
Chiếc chuông đồng linh thiêng treo trong gian phòng trước dãy bàn thờ
Bàn thờ Tổ Đường
Chùa Long Đọi Sơn đã trải qua nhiều lần trùng tu, bên cạnh những kiến trúc pho tượng cũ, các kiến trúc pho tượng mới cũng được sắp đặt kỳ công và giữ được nét cổ kính lâu đời của ngôi chùa. Đã gần 1.000 năm qua chùa Long Đọi Sơn cùng với Đất nước, con người Việt Nam chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và vẫn đứng sừng sững giữa đất trời làm rung động lòng người, thu hút khách tham quan du lịch.
Bảo tàng cổ vật giá trị trong chùa Long Đọi Sơn
Giờ đây chùa Long Đọi Sơn là một quần thể kiến trúc khang trang, với khuôn viên xây dựng rộng hơn 10.000 m2 , giữa diện tích rừng rộng hơn 1ha. Hệ thống đường lên từ cổng chùa dưới chân núi Đọi lên đến Tam Quan được xây bậc tam cấp bằng bê tông đá cứng với khoảng 317 bậc uốn lượn nhiều khúc tựa như con rồng đang nằm nghỉ bên sườn núi.
Ngắm cảnh đẹp từ Chùa Long Đọi Sơn xuống vùng đồng bằng dưới chân núi
Trong những năm qua, lễ hội Tịch Điền được phục dựng lại sau khi đã thất truyền hơn 100 năm, trong lễ hội Tịch Điền diễn ra vào đầu tháng giêng (âm lịch) hàng năm với nhiều nghi thức tôn nghiêm...Đây là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ uy nghiêm của chùa Long Đọi Sơn.
Theo Dân Trí
Về xứ Kinh Bắc xem "Bụt" làm tiền (Kỳ I) Từng kinh qua nhiều cô đồng, thầy bói có tiếng để "xác minh" thực tài của các bậc thầy này nhưng khi về Thuận Thành, Bắc Ninh gặp "thầy" Bút, phóng viên không khỏi bất ngờ bởi "trình hút" tiền của ông thầy này. "Thầy" tên Bút, nhưng nhiều người gọi "thầy" là Bụt bởi phong thái của thầy lúc nào cũng bay...