Những chuyện khó đỡ của Tổng thống Mỹ và phụ tá ngày đầu ở Nhà Trắng
Đi nhầm phòng, không biết nơi để bút hay nhà vệ sinh là những vấn đề mà tổng thống và phụ tá từng gặp khi mới vào Nhà Trắng.
Khi một tân tổng thống vào Nhà Trắng, có rất nhiều việc cần thực hiện để ông và phụ tá lãnh đạo quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như tìm văn phòng, biết nơi cất bút hay sử dụng thiết bị văn phòng.
Các nhân viên chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã nhớ lại những ngày làm việc đầu tiên đầy bỡ ngỡ tại Nhà Trắng, theo Time. “Chúng tôi cuống cuồng hỏi người bên cạnh những câu như: “Này Gary, cậu có biết dùng cái máy in này như thế nào không? Có ai có biết gọi đồ ăn như thế nào không? Lấy bút ở đâu ấy nhỉ?”,Yohannes Abraham, phụ tá của Obama về vấn đề công và liên chính phủ, kể.
Tổng thống Obama từng bỡ ngỡ khi mới vào Nhà Trắng. Ảnh: Wiki
Thư ký báo chí Josh Earnest cho biết anh đã bỏ lỡ gần như toàn bộ bữa tiệc gặp mặt nhân viên mà tổng thống và đệ nhất phu nhân tổ chức vì bận ở văn phòng báo chí để tìm hiểu cách gửi link video cho bài phát biểu hàng tuần của tổng thống vào ngày hôm sau.
Jason Furman, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế, kể lại rằng khi ông và đồng sự lên kế hoạch sắp xếp ai ngồi ở văn phòng nào, họ đã xem sơ đồ nhà và định sắp xếp cho cả hai cấp phó của giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Summers ngồi tại Cánh Tây (gồm các văn phòng điều hành chính của tổng thống). “Sau đó, khi đến Cánh Tây chúng tôi mới phát hiện ra nơi chúng tôi tưởng là văn phòng thực ra là tiền phòng của nhà vệ sinh nữ. Kế hoạch sắp xếp chỗ ngồi ban đầu đổ bể”, ông kể.
“Chúng tôi nhìn thấy những bảng tên đã được dán sẵn ở cửa ra vào. Văn phòng ở phía đối diện trông có vẻ tốt hơn văn phòng của chúng tôi rất nhiều, vì vậy, chúng tôi đã nảy ra ý định tráo bảng tên. Nhưng cuối cùng, chúng tôi quyết định đó không phải là cách hay để lấy lòng các đồng nghiệp mới”, Furman nói thêm.
Video đang HOT
“Trong vài ngày đầu tiên, tôi gần như toàn ngồi xổm trong một hành lang ở tầng hai của Cánh Tây”, Brian Deese, cố vấn cấp cao cho tổng thống, cho biết.
Donald Trump và phụ tá có thể cũng sẽ mất một thời gian mới quen được cách sắp xếp và văn phòng trong Nhà Trắng. Ảnh: Anadolu
Jen Psaki, giám đốc truyền thông kể lại rằng ông và đồng nghiệp thậm chí còn không biết nhà vệ sinh ở đâu. “Tôi còn không biết là có một nhà vệ sinh ở tầng một cho đến năm thứ hai làm việc ở đây”, ông nói.
Psaki kể thêm rằng vào ngày làm việc đầu tiên, khi Tổng thống Obama ra khỏi phòng Bầu dục và bước vào khu vực báo chí để gặp Robert Gibbs trong văn phòng thư ký báo chí, một số phóng viên lúc đó đang đi ra. Ông nói: “Ồ đợi đã, họ có thể vào đây à?”. “Tổng thống cũng không rõ mọi việc được thiết lập như thế nào”, Psaki nói.
Lisa Brown, thư ký hành chính, thì cho biết vào ngày làm việc thứ hai, Tổng thống Obama đã đi nhầm vào văn phòng của bà vì ông còn chưa rõ đường đi lối lại trong tòa nhà.
Katie McCormick Lelyveld, cựu thư ký báo chí cho Đệ nhất phu nhân Michelle Obama thì cho biết: “Khi chúng tôi đến Nhà Trắng, Đệ nhất phu nhân gọi tất cả chúng tôi vào phòng Đông để gặp các nhân viên cố định của Nhà Trắng như người hướng dẫn chỗ ngồi, đầu bếp và những người giúp việc khác. Bà nói với chúng tôi rằng: ‘Họ là những nhân viên cố định ở đây, họ thông thạo mọi việc và biết lịch sử ở đây. Trách nhiệm của chúng ta là làm theo họ, hỏi họ nếu có thắc mắc và nghe theo chỉ dẫn của họ’”.
Tổng thống Obama từng bỡ ngỡ khi mới vào Nhà Trắng. Ảnh: Wiki
Theo Phương Vũ (VNexpress)
Vì sao liên tục chỉ trích Obama nhưng Kim Jong Un lại chưa hề nhắc tới Trump?
Do Triều Tiên coi Donald Trump là một nhân vật khó nắm bắt và không muốn Trump có lý do để công kích nên nước này sẽ kiềm chế trong các phát ngôn, giáo sư Hàn Quốc nhận định.
Mới đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gọi Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama là "kẻ thua cuộc" trong cuộc đối đầu với Triều Tiên nhưng ông lại không hề nhắc tới Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ngày 17/1 bình luận, sau khi Kim Jong Un thông báo Bình Nhưỡng đã bước vào giai đoạn cuối của việc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong thông điệp năm mới, ngay lập tức ngày 2/1 Trump đã lên Twitter khẳng định Triều Tiên sẽ không thể phát triển tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ.
Cũng theo tờ này, cho đến nay nhà lãnh đạo Kim Jong Un vẫn chưa đã bất kỳ phản ứng nào.
Đa chiều (Mỹ) nhận định, động thái này của Bình Nhưỡng là bước thăm dò chính sách đối với Triều Tiên của chính quyền Trump trước khi những chính sách này được cụ thể hóa.
Tờ này cũng dẫn nguồn tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết: "Theo truyền thống, Triều Tiên sẽ xây dựng "thời kỳ trăng mật" với hai chính phủ mới sắp ra mắt của Mỹ và Hàn Quốc. Sau khi đối phương chính thức lên nhậm chức, Bình Nhưỡng sẽ tiến hành dò la trong một khoảng thời gian.
Đặc biệt đối với chính quyền Trump - với &'cuộc hội đàm humburger' từng được ông nhắc tới trong thời gian tranh cử - Triều Tiên dường như đang ấp ủ một sự hy vọng nào đó".
Trước đó, theo Yonhap (Hàn Quốc), sau khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui trong cuộc gặp mặt không chính thức với phía Washington tại Geneva, Thụy Sỹ đã tuyên bố:
"Trước khi nắm rõ chính sách của chính quyền Trump đối với Triều Tiên, [Triều Tiên] sẽ không tiến hành những hành động gây tổn hại đến quan hệ hai nước".
Giáo sư Kim Hyun Jung thuộc Đại học Dongguk (Hàn Quốc) cho rằng, do Triều Tiên coi Donald Trump là một nhân vật khó nắm bắt và không muốn Trump có lý do để công kích nên nước này sẽ kiềm chế trong các phát ngôn.
"Nhưng bằng cách thông báo Bình Nhưỡng đã bước vào giai đoạn cuối của việc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, Triều Tiên đã nhấn mạnh sự tồn tại của mình và hiện đang quan sát diễn biến sau đó", Đa chiều dẫn lời Giáo sư Kim.
Trong khi đó, theo Giáo sư Trương Liễn Khôi - chuyên gia người Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại Anh thì theo tình hình hiện tại, rất có khả năng hai nước Mỹ-Triều sẽ tiến hành đối thoại.
Trương nhận định, khác với chính sách "nhẫn nại", "từ chối đối thoại với Triều Tiên" của chính quyền Tổng thống Barack Obama, ông Trump lại khẳng định, muốn trực tiếp gặp mặt, mời ông Kim đến Mỹ, cùng ăn humburger và thảo luận chấm dứt vấn đề hạt nhân.
Theo Trương, dù sau Tổng thống đắc cử Mỹ có rút lại lời nói này thì từ một phương diện nào đó cho thấy, sau khi chính thức lên nhậm chức, ông có khả năng sẽ tiến hành tiếp xúc với chính quyền Kim Jong Un, thậm chí tiến hành những cuộc gặp chính thức cấp cao.
Còn xét từ góc độ Triều Tiên, phát triển vũ khí hạt nhân mang một mục đích quan trọng: Buộc Mỹ phải đối xử bình đẳng với Triều Tiên, cùng ngồi bàn đàm phán tiến hành thương lượng; sau đó cải thiện quan hệ song phương trong bối cảnh tồn tại vũ khí hạt nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Washington.
(Theo Soha News)
Lễ nhậm chức 8 năm trước của Obama Cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày nhậm chức của ông Obama năm 2009 khi ông sẽ rời Nhà Trắng để Donald Trump tiếp quản vào ngày 20/1. Ngày 20/1/2009 là một ngày lịch sử của nước Mỹ, khi ông Barack H. Obama trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành tổng thống. Sự kiện nhậm chức của...