Những chuyến hàng viện trợ đầu tiên đến Gaza sau hai tuần xung đột Israel Hamas
Ngày 21/10, 20 chiếc xe tải chở theo hàng viện trợ đã tiến vào Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah do Ai Cập kiểm soát.
Đây là lần đầu tiên cửa khẩu Rafah – cửa khẩu duy nhất không chịu sự kiểm soát của Israel – mở cửa kể từ khi xung đột Israel – Hamas bùng nổ.
Xe chở hàng viện trợ xếp hàng ở cửa khẩu Rafah nằm trên biên giới giữa Ai Cập và Dải Gaza. Ảnh: AP
Ngay sau khi 20 chiếc xe chở hàng viện trợ nêu trên đi qua, cửa khẩu Rafah đã đóng lại trong khi vẫn còn hơn 200 chiếc xe khác vẫn nằm ở bên phía Ai Cập.
Tuy vậy, Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths tin rằng chuyến hàng này sẽ là khởi đầu cho một nỗ lực bền vững nhằm cung cấp nhu yếu phẩm, bao gồm thực phẩm, nước, thuốc men và nhiên liệu – cho người dân Gaza một cách an toàn, đáng tin cậy, vô điều kiện và không bị cản trở.
Ông Griffiths nhấn mạnh: “Đoàn xe đầu tiên này không phải là đoàn xe cuối cùng”.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 21/10, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết thêm sự kiện nêu trên diễn ra sau nhiều ngày đàm phán sâu sắc và căng thẳng với tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng hoạt động viện trợ vào Gaza được nối lại nhanh nhất có thể và với các điều kiện phù hợp.
Hai tuần kể từ khi bắt đầu chiến sự giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine, tình hình nhân đạo ở Dải Gaza – vốn đã bấp bênh – nay phát triển tới mức thảm khốc.
Theo OCHA, cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục làm họ thất vọng bởi vì người dân Gaza đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ đau khổ.
Căng thẳng Israel – Hamas bùng phát từ hôm 7/10 với các cuộc tấn công trả đũa lẫn nhau giữa hai bên và sau đó cả căng thẳng ở biên giới giữa Israel và Liban, nơi có lực lượng Hezbollah.
Theo thông báo ngày 20/10 của Cơ quan Y tế Palestine, ít nhất đã có 4.137 người Palestine thiệt mạng và 13.000 người bị thương do các cuộc tấn công nhằm vào dải Gaza.
Phía Israel cũng có hàng trăm người thương vong. Chưa kể tới những thiệt hại vật chất ở cả hai bên do nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy, trong đó có cả bệnh viện, trường học…
Người dân Palestine sơ tán tránh chiến sự ở Dải Gaza ngày 13/10/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Ngày 17/10 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh bệnh và lo ngại về khoảng 350.000 người ở Dải Gaza mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường đang vật lộn để tiếp cận chăm sóc y tế.
Phát biểu trong cuộc họp cùng ngày, quan chức phụ trách vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp của Liên Hợp Quốc, bà Joyce Msuya nhấn mạnh, tình hình nhân đạo tại dải Gaza đang ngày một xấu đi.
“Ước tính có tới 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đến các khu vực khác của Gaza. Trên thực tế, dân thường không có nơi nào để đi, không có nơi nào để trốn bom và tên lửa, không nơi nào để tìm nước uống, thực phẩm hoặc để thoát khỏi thảm họa nhân đạo đang diễn ra”, bà Msuya nói.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hàng chục nghìn người Palestine đã sơ tán về phía Nam Dải Gaza sau khi Israel ban hành lệnh sơ tán vào tối 12/10.
Phía Israel cho người dân Gaza 24 giờ để sơ tán khỏi phía Bắc dải đất này nhằm tránh thương vong trước một cuộc tấn công trên bộ của Israel.
Trước khi có lệnh sơ tán, hơn 400.000 người Palestine đã phải rời bỏ nhà cửa do các cuộc giao tranh khốc liệt.
Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông António Guterres, cảnh báo cuộc sơ tán ở Gaza có thể dẫn đến “thảm họa nhân đạo”.
Theo ông Gueterres, việc sơ tán hơn một triệu người qua khu vực chiến sự đông dân tới nơi không có thức ăn, nước uống và chỗ ở trong bối cảnh khu vực này bị phong tỏa là điều “vô cùng nguy hiểm và bất khả thi trong một số trường hợp”.
Xung đột Hamas - Israel: Moody's xem xét hạ bậc tín nhiệm của Israel
Ngày 19/10, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã tiến hành xem xét hạ bậc tín nhiệm A1 của Chính phủ Israel, viện dẫn cuộc xung đột bạo lực hiện nay giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas.
Xe bọc thép của Israel bắn hơi cay trong chiến dịch quân sự ở thành phố Jennin, Bờ Tây. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Moody's nhận định xung đột quân sự đang làm gia tăng rủi ro địa chính trị với Israel. Mức độ nghiêm trọng của xung đột làm tăng khả năng ảnh hưởng lớn và lâu dài hơn đến bậc tín nhiệm. Theo Moody's, trong khi xung đột trong thời gian ngắn vẫn có thể tác động đến bậc tín nhiệm, do đó khi xung đột quân sự kéo dài và nghiêm trọng hơn nhiều khả năng sẽ dẫn đến tác động lớn đối với hiệu quả chính sách, tài chính công và nền kinh tế.
Moody's lưu ý rằng Israel chi khoảng 4,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho lĩnh vực quốc phòng, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Với xung đột hiện nay, Israel dự kiến sẽ tăng chi tiêu quốc phòng. Hãng cảnh báo sẽ hạ bậc tín nhiệm của Israel nếu cuộc xung đột quân sự nhiều khả năng làm suy yếu đáng kể các thể chế của Israel, đặc biệt là hiệu quả trong việc hoạch định chính sách, sức mạnh tài chính hoặc kinh tế của nước này.
Trước đó, trong tuần này, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cũng cảnh báo tình trạng leo thang xung đột hiện nay có thể khiến Israel bị hạ bậc tín nhiệm.
5 'cơn đau đầu' của Tổng thống Biden khi xung đột Israel-Hamas leo thang Bạo lực gia tăng ở Trung Đông đặt ra cho Tổng thống Mỹ Joe Biden 5 vấn đề lớn cần giải quyết, trước mối đe dọa về một cuộc xung đột rộng lớn hơn, nguy hiểm hơn đang rình rập ở miền nam Israel và Gaza. Tổng thống Joe Biden phát biểu về các cuộc tấn công nhằm vào Israel ngày 7/10/2023. Ảnh:...