Những chuyên gia sản xuất tiền giả trong “thế giới ngầm”
Theo giới chức Mỹ, Peru là quốc gia sản xuất tiền USD giả lớn nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm 2012, cảnh sát nước này đã bắt giữ tổng cộng 17 triệu USD tiền giả.
Raul Salazar, Giám đốc Cảnh sát quốc gia Peru cho biết, bọn tội phạm có kế hoạch buôn lậu một số lớn tiền USD giả sang Mỹ hay các quốc gia sử dụng đồng tiền này như Ecuador.
Vào đầu tháng 8-2012, cảnh sát Peru tuyên bố đã bắt giữ 2,3 triệu USD tiền giả mệnh giá 50 USD được cho là gia đình mafia Quispe Rodriguez sản xuất và tiêu thụ. Theo hồ sơ cảnh sát Peru, người đàn ông bị bắt giữ tên là Luis Alfredo Obando Paredes thuộc gia đình mafia Quispe Rodriguez do Joel Rodriguez Quispe hay Nique lãnh đạo – người đã bị bắt giữ và truy tố ra trước pháp luật.
Số tiền giả và công cụ để sản xuất chúng như là giấy và mực in đặc biệt được tìm thấy trong căn nhà của Obando Paredes ở thủ đô Lima của Peru. Trước đó, hai người thân của Obando Paredes cũng bị bắt giữ cùng với gần 7 triệu USD tiền giả, với số lượng nhỏ tiền Euro và Nuevo sol của Peru.
Số USD giả bị bắt giữ ở Peru.
Theo Cesar Cortijo – lãnh đạo phòng điều tra tội phạm của cảnh sát quốc gia Peru, các mánh khoé được dùng để gửi tiền giả ra nước ngoài cũng tương tự như cách làm của bọn tội phạm buôn lậu ma tuý – tức là giấu tiền vào những nơi bất thường để tránh bị phát hiện hay được phủ bằng lớp giấy carbon để tia X không nhìn thấy được.
Khi Joel Quispe Rodriguez – người điều hành các thành viên trong gia đình buôn lậu những số tiền giả khổng lồ ra nước ngoài từ năm 2009 – bị cảnh sát tóm cổ vào năm 2011 tại một quán bar ở miền tây bắc Peru, nhiều người tin rằng mạng lưới sản xuất và tiêu thụ tiền USD giả sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, hai lần trong năm 2012 – ngày 17-7 và 1-8 – gia đình lại bị buộc tội liên quan đến tiền giả. Antonio Ramirez, quan chức Ngân hàng Dự trữ trung ương Peru (CRB), đánh giá khoảng 0,5% lượng tiền lưu thông ở Peru, bao gồm USD, là tiền giả của gia đình Quispe Rodriguez sản xuất.
Video đang HOT
Jorge Gonzalez, nhà kinh tế Peru chuyên nghiên cứu về tiền giả, kêu gọi chính quyền nên tiến hành nhiều chiến dịch bắt giữ những ông trùm tội phạm trong nước hay ở nước ngoài, bởi vì hiện tại, chỉ những tên vận chuyển tiền giả qua đường hàng không mới bị bắt giữ hơn là những kẻ cầm đầu. Jorge Gonzalez cũng nhấn mạnh sự hợp tác đa quốc gia và chia sẻ thông tin tình báo sẽ mang lại hiệu quả chống tội phạm cao hơn.
Ở miền bắc thành phố Naples của Italia có một “nhà nước” nhỏ bé vô hình không có chính quyền, biên giới hay ngân hàng nhưng một lượng khổng lồ tiền euro giả được in ấn tại đây.
Các xưởng in bất hợp pháp của bọn tội phạm sản xuất tiền euro giả tập trung đông đảo trong bán kính khoảng 20km quanh thị trấn nhỏ bé Giugliano thịnh vượng, thành trì của mafia Naples, ở miền nam Italia. Khoảng trên một nửa lượng tiền euro giả lưu hành tại 17 quốc gia trong khu vực đồng euro được in ấn tại khu vực này, theo lực lượng cảnh sát châu Âu (Europol).
Kể từ năm 2002, khoảng 5,5 triệu tờ giấy bạc giả – tương đương 400 triệu euro – được phát hiện và thu hồi ở châu Âu. Con số này dường như không đáng kể so với 14,4 tỷ tiền thật đang lưu thông ở Liên minh châu Âu (EU). Nhưng, theo nguồn của Europol, số lượng tiền giả tịch thu được chỉ là phần nổi của tảng băng.
Theo ước tính của các chuyên gia, lượng tiền giả chưa được phát hiện là rất lớn – gấp 3 hay 4 lần số được tịch thu – và những nơi tiêu thụ euro giả nhiều nhất là vùng Bắc Phi, Colombia và Trung Đông. Điều gây lo sợ nhất cho EU hiện nay không chỉ là số lượng tiền giả khổng lồ mà là chất lượng y như thật của tiền euro được làm giả ở Giugliano.
Số chuyên gia làm tiền giả biết bắt chước những yếu tố an ninh trên mọi loại giấy bạc chỉ đếm được trên đầu ngón tay nên họ được bọn tội phạm có tổ chức quý như vàng. Khi phát hiện được một chuyên gia in tiền giả chất lượng như thật, bọn tội phạm sẽ đeo bám đến cùng, và sẵn sàng tung tiền để sở hữu được người này. Một nhóm sản xuất tiền giả bao gồm 3 người và một cơ cấu phân chia lao động chặt chẽ.
Thứ nhất là chủ xưởng in, thường là người của bọn mafia, chịu trách nhiệm cung cấp máy in (máy in màu hiện đại nhất có giá đến 500.000 euro), mực, giấy in bạc giả và mọi thứ cần thiết khác. Kế đến là thợ in tay nghề cao đảm trách phần sản xuất bạc giả.
Cuối cùng là người phân phối chịu trách nhiệm tổ chức một kho chứa tuyệt đối bí mật và an toàn nằm cách xa xưởng in và đây cũng là người tiếp xúc với khách hàng tiêu thụ tiền giả. Tiền giả được phân phối theo cùng kênh với ma tuý. Các “đại lý bán sỉ” được hưởng lời 10% theo mệnh giá từ nhà phân phối tiền giả của mafia.
Sau đó bọn tội phạm địa phương hay nước ngoài (thường là người Estonia hay Lithuania) làm trung gian mang những chiếc va ly chứa đầy tiền giả sang Tây Ban Nha, Bỉ và Lithuania. Thậm chí dân nhập cư bất hợp pháp cũng tiếp tay tiêu thụ tiền giả tại các nhà ga ở Rome hay Naples để kiếm lời.
Những tờ giấy bạc euro giả giống hệt như tiền thật đang đang gây lo lắng cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và mọi lực lượng cảnh sát quốc tế cũng như bắt đầu đe dọa sự ổn định của đồng tiền chung này.
Di An
Theo cand.com.vn
Úc: Soi đồng hồ trong nhà tắm, phát hiện bị chủ nhà quay lén khỏa thân
Người thuê nhà hết sức bất ngờ khi phát hiện camera giấu tinh vi bên trong những chiếc đồng hồ mà chủ nhà để sẵn trong phòng tắm và phòng ngủ.
James Maxwell bị bắt giữ với 11 cáo buộc.
Theo Daily Mail, cảnh sát Úc bắt giữ James Maxwell, 49 tuổi, sau khi người thuê nhà kiểm tra đồng hồ đặt trong phòng tắm.
Sự việc xảy ra khi người thuê nhà tình cờ đọc được một bài viết về các thiết bị theo dõi. Kết quả là người này tìm thấy camera nhỏ xíu phía sau số 6 trên mặt đồng hồ.
Maxwell đã lắp camera bí mật trong phòng ngủ và phòng tắm của hai căn hộ mà ông ta cho thuê ở Pyrmont, Sydney, Úc.
Camera được giấu tinh vi ở góc số 6 trên đồng hồ.
Maxwell được cho là đã mua những chiếc đồng hồ mới vào giữa năm 2017 và đặt chúng ở phòng tắm, phòng ngủ. "Tôi cảm thấy ghê tởm", người thuê nhà phát hiện camera nói.
Một người bạn cũ nói Maxwell có cuộc sống giàu sang, thường đi du lịch ở khắp nơi trên thế giới. Kiểm tra điện thoại của Maxwell, cảnh sát phát hiện một ứng dụng cho phép ông ta truy cập từ bất kỳ đâu vào video do camera ghi lại.
Maxwell truy ứng dụng điện thoại để có nhìn thấy ảnh camera truyền về.
Maxwell sang Úc sinh sống trong hơn một thập kỷ qua từ một quốc gia tại quần đảo Caribe. Nghi phạm bị bắt với 11 cáo buộc cố ý ghi lại hình ảnh người khác mà không được phép, theo News.com.au.
Cảnh sát cũng phát hiện Maxwell tàng trữ 50 video ghi lại hình ảnh nhạy cảm của người thuê nhà. Maxwell đã ra tòa hồi tháng trước nhưng không rõ bị kết án bao nhiêu năm tù giam.
Theo Danviet
Costa Rica-Tây Ban Nha hợp tác điều tra vụ bắt cóc công dân Mỹ AP đưa tin, ngày 12/1, cảnh sát tại Costa Rica và Tây Ban Nha cho biết đã bắt giữ 12 người bị cáo buộc có dính líu đến vụ bắt cóc một công dân Mỹ tại Costa Rica. (Nguồn: 21noticias.com) Việc bắt giữ các nghi phạm người Costa Rica này hôm 11/1 nằm trong một chiến dịch chung của cảnh sát cả hai...