Những chuyến đò thảm khốc ngày cận Tết
Vụ đắm đò trên sông Lô khiến nhiều người gợi nhớ đến thảm họa tương tự từng xảy ra trong những ngày cận tết trên bên sông Gianh vào những ngày cuối năm 2009.
Niềm vui dìm dưới đáy sông
Phiên chợ Tết cuối năm 2009, khi nào cũng nhộn nhịp không ngờ lại biến thành thảm họa trên sông Gianh, đoạn qua địa bàn xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chuyến đò chở 80 người rộn ràng đi chợ Tết qua sông Gianh, từ bờ nam đoạn xã Quảng Hải sang xã Quảng Thanh đã chìm lúc 7h30 sáng 25/1/2009 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch) khiến 40 người tử nạn.
Người dân Quảng Bình từng phải chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày cận tết
Trên chuyến đò ấy cũng giống như vụ tai nạn tại dòng sông Lô, chiếc đò nhỏ bé nhưng đã chở quá trọng tải với nhiều xe đạp, hàng hóa, một con bò và khoảng 80 người dân, đa số là phụ nữ và trẻ em.
35 người may mắn thoát chết, một số bơi vào bờ, số còn lại được các thuyền câu cứu sống và đưa về cấp cứu tại các bệnh viện, số còn lại vĩnh viễn nằm dưới dòng sông, chưa kịp vui với manh áo mới, đón đêm giao thừa.
Hàng chục quan tài nhanh chóng được chuyên chở qua sông để kịp thời mai táng cho người tử nạn (theo phong tục của người dân xã này). Có gia đình có tới 5 thân nhân bị nạn trên chuyến đò tử thần.
Nổi đau của người dân trên các bến đò miền Trung lại chợt ùa đến đối với người dân vùng núi tỉnh Tuyên Quang.
Giờ, bài học “chủ quan” vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh những chủ đò và người dân Tuyên Quang. Vụ chìm đò này được dự báo trước nhưng những người dân vẫn bất chấp, dùa cợt với tính mạng trên dòng sông Lô
Trong phút chốc, mười mấy sinh mạng đã bất chấp tính mạng, vẫn cố liều lên chuyến đò ngang, nào đâu biết trước định mệnh.
Vụ tai nạn cũng đã xảy ra, số người chết trong vụ đắm đò sông Lô vẫn hiện hình đó, nhưng bài học chủ quan về tính mạng trong các vụ đắm đò dường như vẫn chưa đủ “độ nóng” để cảnh tỉnh những người chủ đò.
Video đang HOT
Để những sự việc đau lòng như trên xảy ra là một nỗi đau không chỉ riêng những người dân trên bến sông Lô trưa ngày 12/1, tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố Tuyên Quang mà còn là một tiếng chuông cảnh báo sự kém hiệu quả của chính quyền trước những vấn đề dân sinh thiết thực.
Điều quan trọng không chỉ là giải quyết hậu quả mà là làm tất cả những gì có thể để hạn chế một cách thấp nhất những tai họa đang rình rập với người dân.
Hỗ trợ các gia đình gặp nạn
Chính quyền địa phương vẫn đang khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích, cứu chữa các nạn nhân may mắn sống sót. Chính quyền đã hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người đối với nạn nhân tử nạn có hộ khẩu trên địa bàn Tuyên Quang và 3 triệu đồng/người đối với nạn nhân không thuộc địa bàn.
Tính đến chiều ngày 13/1, vụ chìm đò này đã làm 3 người chết, gồm: Nguyễn Thị Chúc, (SN 1968, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Hà Thị Hồng Ngọc (SN 2006, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và La Thị Đức (58 tuổi, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc).
Chính quyền địa phương sẽ rút ra được những gì từ các vụ đắm đò thảm khốc?
6 nạn nhân còn mất tích đã được xác định danh tính, gồm: Nguyễn Đình Chiểu (SN 1989, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Đại (SN 1987, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Năm (SN 1963, ở xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), La Thị Sáu (SN 1965, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Tám (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang) và Nguyễn Thị Sáu (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang).
Thân nhân những người gặp nạn đang ngóng chờ đợi người thân vẫn nằm dưới đáy sông Lô.
4 người may mắn được cứu sống là: Hà Hữu Bình (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang), Lê Văn Đăng (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Mận (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) và Lê Văn Xuân (SN 2007, ở xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
Hiện ông Bình đang bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Giang Uyên- Hà Duy
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi đau 'thấu trời xanh' của đứa bé mất hết người thân
Trong đám tang vội tiễn đưa giữa tiết trời lạnh buốt, nỗi đau chồng chất hằn in trên khuôn mặt thất thần của những người còn sống của gia đình chủ đò.
Chiều trên bến sông Lô, phảng phất nét buồn tê tái đến hoang dại. Bến đò ấy, một thời theo dấu chân anh Hà Văn Bình, xã Viễn Châu, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nối liền qua đôi bến bờ; Bến đò ấy, thời ấu thơ đã gắn chặt với những trưa hè ngụp lặn theo đám bạn giữa tiết trời nắng rát; Bến đò ấy theo anh qua thời thơ ấu và đến giờ, cũng trên bến đò hằng ngày anh vẫn đi qua lại chôn chặt đau thương.
Nỗi đau của người dân trên bến sông Lô
Vụ tai nạn thảm khốc trong ngày cận tết của những người đi dự đám hỏi về như vết cứa thêm vào nỗi đau mà anh, gia đình, những người may mắn sống xót phải gánh chịu.
Bến sông Lô, chiều nay như một dải tang trắng bồng bềnh tiễn đưa hai mẹ con, vợ chủ đò xấu xố.
Có thể, lúc này nhiều người sẽ thầm oán trách chủ đò Hà Văn Bình, nhưng tận trong tâm can của người đàn ông ấy, giờ đây, phía sau cánh cửa phòng tạm giữ của công an, anh Bình sẽ còn phải đau khổ, dằn vặt mình nhiều lắm.
Đau vì chính anh đã "vô tình" gián tiếp làm nhiều người liên lụy; Đau vì chính sự chủ quan ấy đã cướp đi vợ và đứa con nhỏ của mình; Đau vì trong ngày tiễn đưa vợ con về "cõi vĩnh hằng", anh cũng không có cơ hội được tự tay thắp nén nhang, nhìn mặt vợ con lần cuối cùng.
Nhiều người khóc cho số phận hẫm hiu của gia đình chủ đò trong buổi chiều tiễn đưa chị sáu và đứa con nhỏ ra nghĩa trang
Gia đình anh Bình có 2 người con, trước đây khi chưa xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng này gia đình anh cũng gặp muôn vàn éo le.
Anh Bình làm phụ hồ, vợ làm ruộng buôn bán nhỏ lẻ, cuộc sống nhà nông vốn chẳng khả dĩ khi dựa vào mấy đồng thu nhập còm cõi khiến gia đình anh thuộc dạng túng quẫn của xã.
Khó khăn là vậy nay còn khó khăn hơn khi trong vụ đắm thuyền định mệnh đã cướp đi mất vợ và con gái là chị Nguyễn Thị Sáu và bé Hà Hồng ngọc, 5 tuổi.
Nhìn nước mắt thơ gây thơ của đứa trẻ vì mất mẹ mất em gái, trong lúc đau thương này người cha bị tạm giam, chúng tôi cũng không cầm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh cậu bé dáng người nhỏ thó, đầu quấn khăn tang, gục khóc bên chiếc quan tài của hai người thân.
Thành- tay chống gậy, nước mắt ứ đọng đưa tiễn mẹ và em gái ra nghĩa trang
Cậu bé ấy tên Hà Văn Thành, 12 tuổi, giờ đang phải bơ vơ, khi mất đi chỗ dựa lớn nhất của cuộc đời.
Bến đò Đất trong chiều đông lạnh giá, Thành- tay chống gậy, nước mắt ứ đọng đưa tiễn mẹ và em gái ra nghĩa trang.
Đôi lúc bước chân Thành như sụp đổ, cậu bé phải nhờ người thân đi cùng dìu mới có thể bước tiếp.
Giờ đây nỗi đau mất người thân không thể kể bằng lời. Nay gia đình chỉ còn bé Hà Văn Thành bỗng chốc trở thành "trụ cột".
Chuyện của Thành, đứa bé vô cớ "không người thân" cũng đầy ải bi kịch. 12 tuổi, Thành trông nhỏ con như chú bé chừng lên 8.
Rồi đây, không biết cuộc đời của Thành sẽ đi về đâu trước ngã rẽ nghiệt ngã của số phận. Ảnh: Hà Duy
Không kịp theo đuổi con chữ do hoàn cảnh quá khó khăn, Thành đã tạm gác giấc mơ đến trường, gói ghém tất cả con chữ theo đám bạn, bám đuôi trâu, bò trên những cánh đồng làng.
Nay, trong căn nhà ấy, Thành sẽ phải tập sống tự lập bởi mẹ, em gái mất, bố bị tạm giữ, cả gia đình chỉ còn bà ngoại ốm yếu, bạo bệnh gần bên kia sườn dốc cuộc đời yếu. Hơn lúc nào hết, cậu bé Thành sẽ phải làm "điểm dựa" cho bà ngoại.
Nhiều người khi đến đưa tang cũng ngấn lệ cho số phận hẩm hiu của Thành.
Rồi đây, không biết cuộc đời của Thành sẽ đi về đâu trước ngã rẽ nghiệt ngã của số phận....
Hà Duy- Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tiếng gào thét xé lòng sau cơn lũ dữ "Con kêu cha, răng cha không trả lời! Con gọi mẹ, mẹ mần chi mà im lặng rứa?"... Tiếng gào thét xé lòng của Liên bên hai chiếc quan tài của cha mẹ mình đặt cạnh nhau trong căn nhà tồi tàn khiến mọi người đau xé lòng. Cha mẹ Liên là anh Nguyễn Hoàng Phương (SN 1963) và chị Hà Thị Thủy...