Những chương trình truyền hình thực tế gây chết người
Từ ồn ào của chuyện “Quyền Linh bị bắt vì tàng trữ hàng cấm” đến những thử thách nguy hiểm trong “Cuộc đua kỳ thú” ở trong nước, nhìn ra thế giới để thấy, ngoài ánh hào quang của sự nổi tiếng, truyền hình thực tế còn tàn nhẫn và khắc nghiệt hơn nhiều người có thể nghĩ.
Ai cũng hiểu và nhìn thấy được sức hút mới mẻ và hấp dẫn mà các chương trình truyền hình thực tế đã mang lại cho khán giả truyền hình khắp thế giới trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hạnh phúc khi có không ít số phận bị đánh cắp vì theo đuổi những ước mơ hão huyền hoặc gặp nguy hiểm đến tính mạng từ những thử thách ngiệt ngã.
Expedition: Robinson ( Chuyến thám hiểm: Robinson)
Năm 1997, Sinisa Savija (34 tuổi) đã được xác minh là tự tử khi bất ngờ nhảy ra khỏi đoàn tàu đang di chuyển với tốc độ cao tại Norrkoping, Thuy Điển. Đáng đau buồn hơn, khi người này là một thí sinh của chương trình Expedition: Robinson, và ông vừa là thí sinh bị loại khỏi cuộc chơi đầu tiên cách đó một tháng.
Sinisa là một sinh viên trường Luật, di cư từ Bosnia đến Thụy Điển. Khi trông thấy một mẫu quảng cáo tuyển người chơi cho một chương trình truyền hình mới được kỳ vọng là sẽ mang lại “nhiều đột phá”, ông đã không ngần ngại đăng ký ngay lập tức, với mong muốn “khẳng định những gì những gì thuộc về bản thân”.
Không may, Sinisa không những không đạt được mục tiêu đó, mà còn bị các thí sinh khác xa lánh vì giọng nói không chuẩn, cũng như quá yếu kém để vượt qua được những thử thách của cuộc thi.
Bà Nermina – vợ ông đã lên tiếng tố cáo chương trình đã gây ra cái chết của chồng. Theo cáo buộc của bà, những gì mà Sinisa phải trải qua trong cuộc thi khiến ông có cảm giác là người xấu và không tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
Expedition: Robinson sau những lùm xùm đầu tiên đã trở nên thành công tại nước này, sau đó đã được sản xuất tại Mỹ dưới tên gọi Survivor (Người sống sót).
Extreme makeover ( Hoán đổi sắc đẹp)
Khi một chương trình truyền hình thực tế hứa hẹn với một phụ nữ đang bị xâm phạm lòng tự trọng vì bị gia đình, người thân chê cười vì răng hô, hàm lệch, sẽ đem lại cho cô một nụ cười giống như siêu mẫu Cindy Crawford, rồi ngay sau đó hủy bỏ lời hứa vào phút cuối. Điều gì tệ nhất có thể xảy ra? Với đài ABC, đó sẽ là một vụ tự tử, hay bản kiện cáo trị giá 1 triệu đô?
Video đang HOT
Vụ kiện ghi rõ: “Deleese Williams (28 tuổi), đến từ bang Texas (Mỹ) đau khổ vì luôn bị trêu chọc là quá xấu xí, và một bác sĩ đến từ chương trình truyền hình thực tế Extreme makeover trên kênh ABC đã hứa hẹn sẽ mang lại cho Deleese một nụ cười giống như Cindy Crawford. Và để chuẩn bị cho chương trình, phía sản xuất đã gửi một đội quay hình đến Texas vào tháng 1/2004 để phỏng vấn Deleese và gia đình của cô”.
Luật sư cũng cáo buộc chương trình đã điều khiển Kellie, em gái của Deleese buông lời xúc phạm ngoại hình của chị.
Nhưng ngay trước khi Deleese bắt đầu bước vào quá trình giải phẫu, nhà sản xuất đột ngột thông báo họ sẽ hủy chương trình vì không phù hợp với mục tiêu mà họ hướng đến. Deleese được trả về nhà, nhưng sau đó, em gái của cô – Kellie đã quẫn trí tự vẫn vì hối hận về những điều đã nói về chị gái của mình ngày trước.
Khatron Ke Khiladi (Thách quỷ)
Anja Khan.
Trong buổi công bố ra mắt chương trình truyền hình thực tế mới mang tên Khatron Ke Khiladi ( Dare devils) của Ấn Độ, một người đàn ông tên Anjar Khan (22 tuổi) đã được chọn để tham gia vào một thử thách, mà trong đó, người chơi được thách đố phải đứng dưới nước trong một bể kính khổng lồ càng lâu càng tốt.
Tuy nhiên, khi Khan thực hiện thử thách của mình được vài phút, ban tổ chức nhận ra có điều gì đó không ổn và ngay lập tức, anh được kéo ra. Tuy nhiên, sau khi cố gắng tự di chuyển được vài bước, Khan ngã gục rồi được đưa vào bệnh viện gần đó. Lúc này, nhịp tim và huyết áp của anh đã rơi vào trạng thái cực kỳ nguy hiểm. Rất may, Khan đã được các bác sĩ cứu sống, nhưng phải sử dụng đến máy hô hấp.
Sau đó, dư luận càng thêm giận dữ khi biết được ban tổ chức không hề sắp xếp bác sĩ hoặc đội cứu hộ tại nơi xảy ra vụ tai nạn. Thậm chí, chương trình được diễn ra mà không có bất cứ một giấy phép nào.
3 thành viên trong ban tổ chức chương trình truyền hình này ngay sau đó đã bị bắt giữ để điều tra về tội cố tình gây nguy hiểm cho người khác.
Wife swap (Đổi vợ)
Simon và Jane Foster.
Năm 2008, khi tham gia game show Wife swap, Simon Foster được tìm thấy đã chết tại Brighton (Anh) vì sử dụng thuốc quá liều. Theo kịch bản cuộc chơi, Simon và vợ là Jane, vốn là một người lưỡng tính đều đồng ý có bạn gái sống chung.
Sau khi chương trình được phát sóng vào tháng 10, hình ảnh Simon được phơi bày trên nhiều tờ báo lá cải ở Anh, trở thành trò cười cho công chúng. Và khi người vợ quyết định ly dị và mang 2 con đến sống hẳn với người đàn bà lưỡng tính (là cô gái tham gia sống chung với vợ chồng anh trong chương trình), Simon bị trầm cảm nặng, trở nên nghiện ngập rượu, mất việc làm và trở thành người vô gia cư. Và ông đã quyết định tự sát.
Một người bạn của Simon Foster kể lại: “Chương trình đã đặt anh ấy vào tâm trạng cực kỳ đau khổ và căng thẳng. Anh ấy không còn là một người như trước. Nhìn thấy vợ mình hạnh phúc với một người đàn bà khác khiến anh ấy trở thành một trò cười”.
Trả lời về điều này, nhà sản xuất chương trình cho biết: “Tất cả những người tham gia Wife swap đều được hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như thế chất trong suốt khoảng thời gian quay hình và cả những vấn đề có thể gặp phải sau đó. Và sự chăm sóc này không bao giờ được Simon để mắt tới”.
The Amazing Race (Cuộc đua kỳ thú)
Claire Champlin (áo tím) và bạn đồng hành.
Mùa 17 của The Amazing Race, thí sinh Claire Champlin đã gặp phải một sự cố hy hữu. Dù chịu nhiều đau đớn, nhưng Claire vẫn phải tiếp tục phần chơi của mình nếu không muốn bỏ cuộc và đánh mất cơ hội giành giải thưởng béo bở 1 triệu USD.
Trong một thử thách, Claire phải sử dụng súng cao su khổng lồ để phóng những quả dưa hấu với tốc độ cao để có thể quật ngã được những kỵ binh mặc áo giáp sắt đứng cách đó không xa. Mọi chuyện có vẻ như không mấy suôn sẻ, nên trong lần thử thứ 3, cô kéo căng khẩu súng để có thể phóng xa hơn, không may, mọi cố gắng đã trở nên phản tác dụng khi quả dưa hấu này đã bay ngược lại và đập mạnh vào mặt của Claire.
“Tôi không cảm giác được mặt của mình. Đầu của tôi đau quá” – Claire vừa nói vừa run lẩy bẩy. Khi được người bạn đồng hành động viên phải hoàn thành thử thách, Claire thốt lên: “Cái gì? Tôi thậm chí còn không nhìn thấy gì cả”. Nhưng cuối cùng, thí sinh kém may mắn này vẫn phải cố gắng gượng dậy để thực hiện tiếp tục chặng đua.
Tai nạn hy hữu của The Amazing Race.
Khi tập này được phát sóng, nhiều khán giả đã tỏ ra nghi ngờ tính chân thật của tai nạn này và cho rằng đây là màn dàn dựng của ban tổ chức để kéo rating cho chương trình. Ngay lập tức, Claire đã phải lên tiếng rằng đó hoàn toàn là sự thật và cô cảm thấy rất may mắn vì đã được đội cứu hộ chăm sóc kịp thời, cũng như không gặp phải điều gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều này vẫn không xoa dịu được phẫn nộ của dư luận bởi họ cho rằng ban tổ chức đã không lường trước được mức nguy hiểm của trò chơi. Trước đó, đài CBS thậm chí còn dùng đoạn clip ghi lại tai nạn này để quảng bá cho chương trình.
Britain”s Got Talent (Tìm kiếm tài năng phiên bản Anh)
Alyn James, một nha sĩ về hưu đến từ miền Nam xứ Wales, sau khi tham gia Britain”s Got Talent đã có ý định tự vẫn khi bị chế giễu trong show truyền hình thực tế này.
Alyn James tin rằng ông được nhà sản xuất chương trình chọn vì họ tin ông sẽ bị khán giả cười nhạo. James cũng nói thêm rằng ông đã thông báo với nhà sản xuất chương trình rằng các chuyên gia y tế đã từng nhận định ông có nguy cơ tự sát cao, nhưng các nhà sản xuất vẫn chọn để đẩy ông vào vòng thử giọng phát sóng truyền hình. Và đúng như James lo lắng, ông được yêu cầu ngừng hát giữa chừng và bị khán giả la ó, chế giễu.
Màn trình diễn của ông được yêu cầu ngừng chừng và bị khán giả la ó, chế giễu.
Trước đó, phía sản xuất chương trình có gửi một nhà tâm lý học đến để kiểm tra James, nhưng “Chúng tôi đã dành một tiếng rưỡi trên điện thoại, và anh ta bắt tôi liệt kê tất cả các loại thuốc tôi đã và đang dùng. Đó là tất cả những gì anh ta quan tâm”, James kể lại.
James đã cố nói với nhà tâm lý rằng, ông đã từng được đưa vào viện tâm thần bị xếp vào nhóm nguy cơ tự sát và đã cố làm điều này đến 6 lần. Mặc dù vậy, James vẫn được lựa chọn để thử giọng và ghi hình tại trường quay cho chương trình Got Talent. “Tôi nghĩ rằng họ có những người giỏi nhất và tệ nhất, và tôi đã ở đó để làm người tệ nhất, được mời đến để làm trò cười và bị chế nhạo”, James nói.
Sau khi biểu diễn tại buổi thử giọng, James đã lại phải đi điều trị và lại muốn tự sát.
Theo Infonet.vn
V-Pop: Vô vọng "càn quét" tài năng?
Rất nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát, nhưng Vpop không nhờ thế mà được cải thiện, chưa thể thuyết phục đông đảo khán giả để họ thừa nhận là một tài năng ca hát thật sự.
Đã nhiều năm nay những cuộc thi ca hát "truyền thống" có phạm vi tuyển sinh trên toàn quốc có thể kể như: Sao Mai, Sao Mai Điểm hẹn (SM-ĐH), Ngôi sao tiếng hát truyền hình, Tiếng ca học đường. Từ 2007 có thêm Vietnam Idol và năm nay thêm 2 chương trình Ngôi nhà âm nhạc và Giọng hát Việt nhập cuộc. Đó là chưa kể Vietnam's Got Talent vừa kết thúc - một cuộc thi tìm kiếm tài năng nói chung mà trong đó tỷ lệ ca hát chiếm phần lớn.
Tuy nhiên, những tài năng được tìm kiếm qua các cuộc thi thì vẫn "làng nhàng", có người mất bóng trong đời sống âm nhạc. Không chinh phục được khán giả Việt Nam chứ đừng nói là tỏa sáng trên trường quốc tế.
Ngậm ngùi tài năng từ các cuộc thi
Có lẽ sẽ quá khập khiễng khi so sánh người đoạt giải Vietnam Idol và American Idol. Thế nhưng cũng có một chút ngậm ngùi khi quán quân của họ thì "nổ tung" trên thế giới, còn quán quân của Việt Nam thì như... bom xịt. Ở American Idol 2002 , sau khi Kelly Clarkson đăng quang ngôi vị quán quân, liên tiếp các album của ca sĩ này làm mưa làm gió trên US Billboard (album Thankful chiếm vị trí quán quân, album Breakaway ngay tuần đầu tiên đã nằm ở vị trí thứ 3) và 4 năm sau Kelly Clarkson giành được giải Album nhạc pop của năm và Nữ nghệ sĩ trình diễn xuất sắc nhất của Grammy 2006.
Nữ quán quân American Idol 2005 Carrie Underwood thì chỉ 2 năm sau đoạt giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất của Grammy (2007). Những "idol" thường thường bậc trung của American Idol như quán quân Davik Cook, á quân David Archuleta cũng tạo được ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới và đã đến Việt Nam biểu diễn trong sự trọng vọng của showbiz Việt.
Uyên Linh và Văn Mai Hương là hai điểm sáng hiếm hoi mà khán giả tìm thấy ở các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình.
Hiện tượng Susan Boyle, dù cô không đoạt giải gì trong Britain's Got Talent 2009 (chương trình có phiên bản như Vietnam's Got Talent), nhưng bài hát I Dreamed A Dream mà cô trình diễn trong cuộc thi sau khi tung lên mạng YouTube nó đã trở thành cơn sốt thực sự, khi chưa đầy 1 tuần đã có gần 50 triệu lượt nghe.
Nói lên điều đó để thấy rằng cái "nền tảng cơ bản" về ca hát của các nước là khá cao, rất khác với ở Việt Nam. Vì vậy, có lẽ điều cần làm nhất là làm cách nào để nâng cao "nền tảng cơ bản đó", khi trình độ của phong trào ca hát đạt đến ngưỡng cao thì mới mong có những tài năng đích thực.
Tuy nhiên, nhiều năm qua và hiện nay, việc nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc đại trà của công chúng, cũng như việc mở ra những khoa, trường dạy nhạc nhẹ một cách bài bản và đúng nghĩa, không được chú trọng. Chẳng ai quan tâm đầu tư đến việc đào tạo mà chỉ chăm chăm đi tìm kiếm nhân tài với những cuộc thi, đó là một nghịch lý, nhưng nó đã và đang diễn ra.
"Càn quét" tài năng trong vô vọng?
Có thể ví như một hồ cá, không có thời gian nuôi dưỡng, đầu tư cho cá mà những người chài lưới cứ thay nhau liên tục thả lưới càn quét. Ban đầu được cá lớn sau đó cá bắt được càng lúc càng bé dần và có khi không có con cá nào đáng để bắt.
Những cuộc thi cũng tương tự như thế, ví dụ ca sĩ SM-ĐH lứa đầu tiên (2004) có Tùng Dương, Ngọc Khuê đầy cá tính và nhiều gương mặt khá chất lượng khác như Kasim Hoàng Vũ, Nguyễn Ngọc Anh, Lưu Hương Giang, Thái Thùy Linh... Đến mùa SM-ĐH 2006, chất lượng giảm đi một chút với những gương mặt như Phạm Anh Khoa, Hà Anh Tuấn, Nguyễn Hoàng Hải... Đến SM-ĐH 2008 thì không thể tìm được gương mặt nào để trao giải của Hội đồng nghệ thuật. SM-ĐH 2010, hai gương mặt nổi bật nhất: Minh Chuyên (giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật) và Lương Viết Quang (giải thưởng do khán giả bình chọn) trong gần 2 năm qua họ không có một tác động nào đáng kể trên thị trường âm nhạc.
Nguyễn Trần Trung Quân - Một thí sinh của Sao Mai điểm hẹn 2012
Nhiều cuộc thi ca hát khác đa số cũng lâm vào tình trạng tương tự. Có lẽ nhiều người biết điều này nhưng lực bất tòng tâm?
Tuy nhiên, các nhà sản xuất chương trình thì vẫn "say máu" với chuyện bắt cá, nhiều chương trình được xem là "khủng", mua format từ nước ngoài với giá hàng triệu USD, tổ chức cuộc thi rình rang hàng tháng trời. Hầu như việc tìm kiếm được tài năng ca hát hay không, không còn là mối bận tâm đối với các nhà sản xuất. Tất cả đang bị cuốn vào trào lưu truyền hình thực tế của ngành truyền hình Việt Nam trong thời gian gần đây. Miễn là chương trình hấp dẫn (kể cả tạo nên những scandal để chương trình được chú ý), thu hút được đông đảo khán giả xem đài, kéo theo việc thu hút lượng quảng cáo lớn với giá cao ngất trời và đó cũng là mục đích cuối cùng của những cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát?
Với thực tiễn như hiện nay, các chương trình tìm kiếm tài năng ca hát thực chất chỉ là những gameshow kiếm tiền trên truyền hình, chứ tài năng ca hát đâu ra mà tìm kiếm?
Theo TTVH
Bộ đôi Opera tài năng giành hợp đồng thu âm 33 tỉ VNĐ Một sự "đền đáp" xứng đáng cho bộ đôi tài năng. Bộ đôi Opera tài năng giành hợp đồng thu âm 33 tỉ VNĐ Britain's Got Talent 2012 nhưng bộ đôi Opera - Jonathan Antoine vàCharlotte Jaconelli lại được "đền đáp" bằng một phần thưởng vô cùng đáng giá, đó chính là một hợp đồng thu âm với công ty danh tiếng Syco...