Những “Chúa Chổm” phiên bản 2012
5Tập đoàn kinh tế- 5 “ông lớn” được phân bổ tiền từ ngân sách nhà nước- hóa ra lại là một trong những tin nóng, dù số tiền vỏn vẹn 3.700 tỉ đồng- ít đến “không bõ dính răng”.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng
Dường như cách nhìn nhận của báo chí, sự quan tâm của cử tri không chỉ đơn thuần là câu chuyện tiền thuế của dân được phân bổ cho các tập đoàn – dù gắn danh nhà nước thì bản chất vẫn là những doanh nghiệp.
Sáng nay (16.11), khi Quốc hội thảo luận về Hiến pháp sửa đổi, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam công bố một số con số tài chính của Tổng Công ty XNK xây dựng Vinaconex: Tồn kho gần 8.000 tỉ đồng; vay và nợ ngắn hạn 5.541 tỉ; vay và nợ dài hạn 5.714 tỉ đồng; lỗ 9 tháng 707 tỉ đồng. Với tình trạng vừa nợ, vừa lỗ, vừa tồn kho như thế, không biết “cánh chim đầu đàn” sẽ còn đủ sức mà bay! Và bay đi đâu (?!).
Nhưng Vinaconex chỉ là “một ví dụ” trong tình trạng nợ chồng chất của các doanh nghiệp nhà nước. Trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH, Bộ Tài chính cho biết số nợ của các tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty nhà nước đến cuối 2011 là 1.292.400 tỉ đồng- tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Đặc biệt, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó, có 8 đơn vị có tỉ lệ trên 10 lần, 10 doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 – 5 lần.
VnEconomy dẫn lời Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định: Các TĐKT, TCty NN “đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp”.
Video đang HOT
Những cái tên được nêu như những điển hình về nợ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng (EVN cũng đang nợ nước ngoài 99.260 tỉ đồng). Tập đoàn Dầu khí ( PVN) đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng. Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 24.027 tỉ đồng.
Nếu có một phiên bản đương đại về “Chúa Chổm”, thì đó hẳn nhiên phải là thành ngữ “nợ như tập đoàn”.
3.700 tỉ đồng được phân bổ cho 5 “ông lớn” kh ông lớn, nhưng về bản chất, đó là tiền từ thuế của dân, từ tài nguyên của đất nước được phân cho các doanh nghiệp, chỉ hơn các DN khác ở hai chữ “chủ đạo” trong Hiến pháp.
Có thể, còn quá sớm để nghĩ đến chuyện bỏ đi hai chữ “chủ đạo” của thành phần kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, thành phần kinh tế nào, doanh nghiệp nào cũng chỉ gắn với hiệu quả nếu chúng được đưa vào một cơ chế cạnh tranh thực sự. Mà sự cạnh tranh phải bắt đầu bằng việc bình đẳng về nguồn vốn, việc sử dụng tài nguyên, về cơ chế trách nhiệm; bắt đầu bằng việc bình đẳng trong việc vay nợ, và tất nhiên là việc trả nợ.
Theo laodong
Thủ tướng, Thống đốc trả lời chất vấn đầu tuần tới
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, UB Thường vụ đã thống nhất danh sách các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cùng 3 Bộ trưởng khác sẽ đăng đàn kỳ họp này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) trao đổi với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong giờ nghỉ giữa buổi họp Quốc hội.
Trong số 3 Bộ trưởng được "chốt" trả lời chất vấn có 2 người nằm trong danh sách của Đoàn thư ký kỳ họp gửi xin ý kiến đại biểu ít ngày trước. Đó là Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dù không được Đoàn thư ký đề xuất nhưng lại có tên trong danh sách chính thức các thành viên Chính phủ đăng đàn trong phiên chất vấn tới. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được nhiều đại biểu kiến nghị giải trình nhiều nội dung. Được biết, trong bản tổng hợp các chất vấn các đại biểu gửi đến Đoàn Thư ký tới thời điểm này, số lượng câu hỏi dành cho Bộ trưởng Công Thương đứng hàng thứ 3.
Phiên chất vấn sẽ bắt đầu vào sáng thứ 2 tuần tới (ngày 12/11/2012) với phần báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, thứ 3 do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày. Bản báo cáo này của Chính phủ được tổng hợp từ nội dung báo cáo việc thực hiện lời hứa của 9 Bộ trưởng đã đăng đàn trong 2 kỳ họp trước. Phiên chất vấn dự kiến kéo dài 2,5 ngày.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết một số nhóm vấn đề sẽ đưa ra chất vấn đối với các thành viên Chính phủ đăng đàn lần này.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời về vấn đề quản lý, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng dư nợ tín dụng thấp mà doanh nghiệp không vay được vốn để sản xuất kinh doanh, tình trạng nợ xấu, giải pháp căn bản xử lý nợ xấu quản lý nhà nước về thị trường vàng miếng thực trạng các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn và điều kiện tiếp cận vốn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình là người nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu nhất, cho đến thời điểm này. Ông Bình sẽ lần thứ 2 đăng đàn kể từ khi nhậm chức (tháng 7/2010) tđến giờ.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được chọn đăng đàn kỳ này theo kiến nghị của nhiều đại biểu.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời các nội dung liên quan đến việc giải quyết hàng tồn kho, quản lý thủy điện, nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân...
Bộ trưởng Xây dựng sẽ giải đáp về các giải pháp xử lý tồn đọng bất động sản và giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới chất lượng các công trình xây dựng, trong đó có thủy điện Sông Tranh 2.
Bộ trưởng Y tế trả lời về trách nhiệm trước những tiêu cực, sai phạm ở một số bệnh viện việc giáo dục nâng cao y đức ý thức trách nhiệm nghề nghiệp việc quản lý tiền chất, dược phẩm yếu kém để lợi dụng sản xuất, điều chế ma túy trái phép tình trạng giá viện phí mới quá cao, giá thuốc trong nước cao hơn giá thuốc thế giới nhiều lần...
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhận được câu hỏi về việc trong thời gian qua, nhiều thai phụ, trẻ em dưới 3 tuổi tử vong, nhiều bệnh viện cho bệnh nhân xuất viện trong tình trạng bệnh nhân chưa hoàn toàn bình phục tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên và hiện tượng mất cân bằng giới tính ở mức cao gây nhức nhối trong xã hội, tình trạng quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm yếu kém...
Cuối cùng, theo thông lệ, tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đăng đàn giải trình thêm các vấn đề về công tác điều hành của Chính phủ, trực tiếp trả lời các câu hỏi của đại biểu tại hội trường.
Theo Dantri
Quốc hội yêu cầu giải quyết hàng hóa tồn kho và nợ xấu Với 91,77% phiếu thuận, Quốc hội khóa XIII, sáng nay (8.11) đã biểu quyết thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Thép là một trong những mặt hàng có lượng tồn kho lớn. Ảnh: Báo Hải Quan. Nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội yêu cầu Chính phủ từ nay đến cuối năm tập trung chỉ đạo...