Những chú khỉ bị xiềng xích, chân tay rướm máu
Hàng trăm con khỉ thuộc danh sách động vật nguy cấp cần bảo vệ bị người dân nuôi nhốt, xiềng xích. Có cá thể bị đứt tay chân, hôi thối và ruồi nhặng bu kín.
“Bao giờ tôi được tự do” là tên gọi bộ ảnh của anh Trần Hữu Vỹ (ngụ TP Đà Nẵng, giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh) vừa công bố.
Bộ ảnh gồm 101 bức hình về các cá thể khỉ bị người dân bắt, nuôi nhốt mà anh chứng kiến trong quá trình công tác.
Một trong những con khỉ mà anh Vỹ ghi nhận trong chuyến đi Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Con vật này bị người dân xích cổ, cùm chân. Ở chân trái của nó có vết cắt rất to, nhiễm trùng.
Năm 2009, trong chuyến đi nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Chưmonray (Kon Tum), anh cùng đồng nghiệp thấy một chú khỉ bị dính bẫy dây, treo trên không giữa thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Vết xích ở cổ chân của chú khỉ bị sưng, ruồi nhặng bắt đầu bu kín. Anh Vỹ và người bạn quyết định đưa nó ra ngoài rồi thả về rừng.
Video đang HOT
Một lần khác, trong chuyến đi công tác ở cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum), anh thấy một chú khỉ mặt đỏ đã già, mới bị dính bẫy, người dân mang về nhà nuôi. “Tôi thuyết phục người dân vệ sinh vết thương cho nó cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng và khuyên họ thả về với thiên nhiên”, anh cho biết.
Hàng chục năm công tác trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã, tác giả bộ ảnh chứng kiến hàng trăm con khỉ bị người dân bắt nhốt, thậm chí giết thịt.
Một cá thể khỉ bị thương ở tay vì dính bẫy của người dân. Vết thương này không được chăm sóc nên mở to, nhiễm trùng.
Hầu hết cá thể khỉ bị xích mà anh Vỹ ghi lại đều thuộc loài động vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Quyết định công bố những bức ảnh này, tác giả mong muốn góp phần nâng cao ý thức của người dân, chung tay bảo vệ động vật hoang dã. “Đừng thấy loài khỉ còn nhiều mà thờ ơ. Nếu không bảo vệ thì chúng sẽ bị tuyệt chủng trước một số loài động vật trong danh sách nguy cấp”, anh Vỹ nói.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh cũng cho biết, sẽ thành lập nhóm những người yêu khỉ để trao đổi thông tin về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
Theo_Zing News
Thấy có súng, đạn nhưng voi chết vì sao không biết
Từ năm 2008 đến nay đã có mấy chục cá thể voi chết không rõ nguyên nhân. Có vụ thấy súng, đạn nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm.
TS Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) bày tỏ lo ngại như trên tại hội nghị "Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp bảo tồn voi Việt Nam", do Tổng cục Lâm nghiệp và Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWW VN) tổ chức tại Hà Nội, ngày 24-4.
Nhiều cá thể voi tại Việt Nam chết không rõ nguyên nhân (ảnh WWW cung cấp)
Ông Liên cho biết, những chính sách về bảo tồn voi không thiếu, thậm chí còn được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhưng trên thực tế, số lượng voi lại đang bên bờ tuyệt chủng.
PGS-TS Nguyễn Xuân Đặng, chuyên gia tư vấn thực hiện nghiên cứu về bảo tồn voi châu Á tại Việt Nam cho biết, Việt Nam từng là quốc gia có nhiều voi sinh sống. Tuy nhiên do sinh cảnh bị mất và suy thoái cùng tình trạng săn bắt, sát hại voi ngày một tăng cao nên quần thể voi bị suy giảm nghiêm trọng.
"Vào giữa những năm 1980 Việt Nam có 1.000 con voi nhưng đến năm 2013 chỉ còn khoảng 70-130 cá thể. Xung đột giữa người và voi trong 10 năm gần đây càng càng gia tăng. Nhu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ voi và xung đột giữa người và voi là hai nguyên nhân chính gây ra các vụ sát hại voi. Thậm chí voi trong khu vực bảo tồn cũng bị sát hại", PGS -TS Nguyễn Xuân Đặng phân tích về nguyên nhân suy giảm nhanh chóng của quần thể voi ở Việt Nam.
Ông Đặng cho biết thêm, hiện nay voi phân bố ở 8 tỉnh, tập trung nhiều tại ba tỉnh Đăk Lăk, Đồng Nai, Bình Phước. Tuy nhiên, nhiều nơi lại có nhiều đàn nhỏ lẻ chỉ vài ba cá thể nên công tác bảo tồn rất khó khăn.
TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWW VN lo lắng: "Tê giác Việt Nam đã tuyệt chủng. Với quần thể mong manh ngoài tự nhiên loài hổ cùng đang bên bờ tuyệt chủng. Còn quần thể voi - chỉ với số lượng không quá 150 cá thể cũng giảm dần số lượng. Vì thế chúng ta phải làm mọi cách để cứu chúng. Nếu không voi sẽ cùng chung số phận như tê giác và hổ".
TRUNG THANH
Theo_PLO
Bắt được con khỉ đuôi lợn "đại náo" đỉnh Bàn Cờ Chiều 23/3, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng cho hay đã bắt được con khỉ đực thuộc loài khỉ đuôi lợn xuất hiện ở khu vực đỉnh Bản Cờ (bán đảo Sơn Trà) gây lo lắng cho du khách trong mấy ngày qua. Theo đó, nhận được tin báo của Ban quản lý bán đáo Sơn Trà và các bãi biển du lịch...