Những chính trị gia Hàn Quốc tự tử vì áp lực
Nhiều chính trị gia Hàn Quốc chọn cách kết liễu đời mình khi bị điều tra, chủ yếu là vì cáo buộc tham nhũng.
Thi thể Thị trưởng Seoul Park Won-soon được tìm thấy trong cánh rừng trên núi Bugak gần nhà vào rạng sáng 10/7. Cảnh sát đang điều tra sự việc theo hướng một vụ tự tử. Ông để lại di thư viết rằng “tôi luôn luôn cảm thấy có lỗi với gia đình, những người khổ sở khi ở bên tôi. Vĩnh biệt”.
Thị trưởng Seoul Park Won-Soon tại Seoul tháng 5/2014. Ảnh: AFP.
Ngày 8/7, cựu thư ký của ông Park nộp đơn khiếu nại cho cảnh sát về cáo buộc quấy rối tình dục. Cô nói rằng trong giờ làm việc, Park đòi cô ôm ông trong phòng ngủ liền kề phòng làm việc. Ông gửi cho cô “ảnh selfie khi chỉ mặc đồ lót và những bình luận dâm dục” trên một ứng dụng nhắn tin. Cái chết của Park đồng nghĩa với việc cuộc điều tra sẽ được khép lại.
Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới, ở mức 26,6 trên 100.000 người năm 2018, theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2017 cho biết tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc là 23 trên 100.000 người, khiến nước này có tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia phát triển là thành viên của nhóm này.
Việc các chính trị gia Hàn Quốc tự tử khi đối mặt cáo buộc không phải là điều xa lạ. Cựu tổng thống Roh Moo-hyun, giữ chức năm 2003 – 2008, là quan chức cấp cao nhất từng làm vậy.
Sau khi hết nhiệm kỳ tháng 2/2008, Roh trở về quê ở làng Bongha, Gimhae, chăn nuôi một trang trại vịt và sống cuộc sống bình dân. Ông thường chia sẻ về cuộc sống của mình qua trang blog.
Tang lễ của cựu tổng thống Roh Moo-hyun tại Gimhae tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Đầu năm 2009, Roh bị điều tra với cáo buộc nhận một triệu USD hối lộ từ một doanh nhân. Rạng sáng 23/5/2009, cựu tổng thống để lại thư tuyệt mệnh trên máy tính. “Quá nhiều người phải chịu đau khổ vì tôi”, ông viết và yêu cầu thi thể của mình được hỏa táng. Sau đó, ông nhảy xuống từ mỏm núi cao 45 m ở đằng sau nhà, kết liễu đời mình ở tuổi 62.
Tháng 10/2003, Thị trưởng Busan Ahn Sang-Young, 65 tuổi, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ 100 triệu won từ một công ty xây dựng và bị giam tại Nhà tù Busan. Tháng 1/2004, Ahn tiếp tục bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu won từ một công ty vận tải.
Ngày 4/2/2004, Ahn treo cổ tự vẫn trong tù bằng cách chế quần áo thành dây và treo lên quạt trần. Nhân viên nhà tù bị chỉ trích vì đã không giám sát hoạt động của Ahn. Các công tố viên cho rằng Thị trưởng Busan tự tử vì không thể vượt qua áp lực tinh thần do các cáo buộc mới.
Ngày 29/4/2004, Thống đốc tỉnh Nam Jeolla Park Tae-young, 63 tuổi, nhảy cầu tự vẫn tại Seoul. Khi đang đi qua cầu Banpo, ông yêu cầu tài xế dừng xe vì “cảm thấy chóng mặt, buồn nôn”. Ông sau đó gieo mình từ độ cao 450 m.
Hai ngày trước đó, Park bị thẩm vấn với nghi ngờ tham nhũng khi giữ chức giám đốc Tập đoàn Bảo hiểm Y tế Quốc gia năm 2000 – 2001. Ông bị nghi ngờ nhận 150 triệu won hối lộ và gây quỹ bất hợp pháp 30 triệu won khi tranh cử thống đốc.
Ngày 1/7/2015, một chiếc xe buýt chở nhân viên chính phủ Hàn Quốc lao ra khỏi một cây cầu ở thành phố Cát An, Cát Lâm, Trung Quốc, khiến 10 người Hàn Quốc và một tài xế Trung Quốc thiệt mạng.
Chiếc xe gặp nạn thuộc một đoàn 6 xe chở khoảng 140 người, chủ yếu là nhân viên chính phủ, trong một chương trình đào tạo do Viện Phát triển Quan chức Chính quyền Địa phương liên kết với Bộ Nội vụ và Hành chính công Hàn Quốc tổ chức.
Choi Doo-yeong, 55 tuổi, viện trưởng Viện Phát triển Quan chức Chính quyền Địa phương của Hàn Quốc tới Trung Quốc ngày 2/7/2015 để giải quyết hậu quả tai nạn. Rạng sáng 5/7, Choi ngã xuống từ phòng khách sạn ở thành phố Cát An.
Giới chức Trung Quốc xác định đây là một vụ tự tử. Cảnh sát phát hiện một mảnh giấy có vệt bút bi trên bàn trong phòng khách sạn của Choi nhưng nó không chứa thông điệp nào. Họ không tìm thấy thư tuyệt mệnh.
“Choi có thể đã cố viết điều gì đó bởi ông ấy, với tư cách là viện trưởng, cảm thấy có trách nhiệm nặng nề về tai nạn thảm khốc”, một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết.
Nghị sĩ Roh Hoe-chan ở Seoul năm 2017. Ảnh: Yonhap.
Roh Hoe-chan, nghị sĩ đảng Công lý cánh tả, ngày 23/7/2018 nhảy lầu tự tử khi đang bị điều tra với cáo buộc nhận 50 triệu won (42.000 USD) từ blogger Druking. Blogger này sử dụng các chương trình mạng bất hợp pháp để tạo ra một loạt các bình luận và lượt thích trực tuyến, nhằm thao túng dư luận theo hướng có lợi cho một chính trị gia hoặc đảng nào đó.
Trong thư tuyệt mệnh để lại ở căn hộ tại Seoul, Roh thừa nhận ông đã nhận 40 triệu won (33.000 USD) từ blogger nhưng nói rằng ông chưa làm gì cho Druking để “đền đáp” số tiền đó. Tuy nhiên, theo Đạo luật Quỹ chính trị của Hàn Quốc, hành vi nhận tiền vẫn bị coi là bất hợp pháp.
Sau khi Thị trưởng Seoul Park Won-soon chết, một số người đã bày tỏ lòng tiếc thương với ông. “Thị trưởng Park, ông là một chính trị gia xuất sắc. Nhưng một ngã rẽ số phận đã chấm dứt hành trình của ông. Tôi hy vọng ông yên nghỉ trên thiên đường”, một người bình luận trên mạng.
Trong khi đó, những người khác chỉ trích Park đã sử dụng quyền lực để quấy rối cấp dưới và sau đó tự kết liễu đời mình để tránh tội. “Tôi hy vọng ông Park ăn năn hối lỗi về những hành động sai trái của mình ở thế giới bên kia”, một người viết.
Thị trưởng Seoul chết vì tình hay tiền? Lời tuyệt mệnh của thị trưởng Seoul Chính giới Hàn sốc trước cái chết của Thị trưởng Seoul Buổi chiều định mệnh của thị trưởng Seoul.
Tìm thấy thi thể thị trưởng Seoul
Thi thể thị trưởng Park Won-soon được tìm thấy ở phía bắc thủ đô Seoul, nhiều giờ sau khi ông được báo cáo mất tích.
Cảnh sát cho biết thi thể thị trưởng Park Won-soon, 64 tuổi, được tìm thấy rạng sáng 10/7 (đêm 9/7 giờ Hà Nội) gần cổng thành cổ Sukjeongmun thuộc khu vực núi Bugak. Hai xe cứu thương đã được điều tới hiện trường.
Theo đánh giá ban đầu, ông Park có thể đã tự tử. Nguyên nhân chính xác cái chết của ông đang được điều tra.
Truyền thông Mỹ ban đầu nói rằng ông Park không dính đến bê bối chính trị nào gần đây, song đài SBS và MBC của Hàn Quốc sau đó đưa tin một trong những thư ký của ông Park nộp đơn khiếu nại cho cảnh sát tối 8/7 về cáo buộc quấy rối tình dục, như tiếp xúc thân thể không mong muốn, bắt đầu từ năm 2017.
Thư ký nói với các nhà điều tra rằng một số nhân viên nữ khác tại Tòa thị chính Seoul cũng bị ông Park quấy rối tình dục. Cô cũng giao tin nhắn của mình với ông Park cho cảnh sát để làm bằng chứng.
Cả cảnh sát Seoul và văn phòng của ông Park đều cho biết họ không thể xác nhận những thông tin này.
Thị trưởng Seoul Park Won-soon. Ảnh: Yonhap.
Trước đó, cảnh sát tổ chức tìm kiếm sau khi con gái ông Park chiều 9/7 thông báo cha cô để lại tin nhắn thoại như lời vĩnh biệt và rời khỏi nhà được khoảng 4-5 tiếng. Điện thoại của ông cũng tắt.
Hơn 770 cảnh sát, ba máy bay không người lái, 4 chó nghiệp vụ cùng xe cứu thương và xe cứu hỏa đã được huy động trong cuộc tìm kiếm. Cảnh sát tập trung tìm kiếm các khu vực xung quanh nhà của ông Park và gần ngôi đền Gilsangsa ở Seongbuk-dong, Seoul, nơi tín hiệu điện thoại di động của ông Park được phát hiện lần cuối.
Ông Park, một nhà hoạt động dân sự và luật sư nhân quyền lâu năm, kết hôn với bà Kang Nan-hee và có hai con, một trai một gái. Ông được bầu làm thị trưởng Seoul năm 2011 và đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 6 năm ngoái. Ông là thành viên của đảng Dân chủ của Tổng thống Moon Jae-in và được coi là ứng viên tổng thống tiềm năng trong cuộc bầu cử năm 2022.
Trong thời gian đầu nhiệm kỳ, ông Park tự coi mình là một đối thủ cứng rắn của cựu tổng thống Park Geun-hye. Ông công khai ủng hộ hàng triệu người biểu tình trên đường phố cuối năm 2016 và 2017 để kêu gọi bãi nhiệm bà Park. Cựu tổng thống Hàn Quốc bị cách chức tháng 3/2017 và hiện thụ án tù vì tội nhận hối lộ và một số tội danh khác.
Cảnh sát tìm kiếm thị trưởng Seoul Park Won-soon trong một khu rừng chiều 9/7. Ảnh: Yonhap.
Hàn Quốc chia rẽ sau cái chết của Thị trưởng Seoul Park Won-soon, quan chức có lý lịch ấn tượng, gây tranh cãi trong dư luận Hàn Quốc vì cáo buộc quấy rối tình dục và cái chết đầy bất ngờ. Thị trưởng Seoul Park Won-soon từng được đánh giá là quan chức quyền lực thứ hai Hàn Quốc, đồng thời là ứng viên tổng thống tiềm năng, gây ấn tượng nhờ phong cách...