Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7
Trưng câu y dân vân đê quan trong vê chủ quyên, giam thuê nhiêu dong xe ôtô hay nơi điêu kiên nhâp khâu may moc cu… la nhưng quy đinh co hiêu lưc tư ngày 1/7.
Tư 1/7, các dòng xe ôtô có dung tích dưới 1.5 lít sẽ được giảm thuế từ 45% xuống 40%. Anh minh hoa: Ba Đô
Quy đinh vê tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
Theo Luât Quân nhân chuyên nghiêp, công nhân va viên chưc quôc phong, tiền lương, phụ cấp, nhà ở đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đươc xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp…
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nâng lương nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đủ thời hạn nâng lương. Mỗi lần chỉ được nâng một bậc; trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ sẽ được nâng lương trước thời hạn hoặc vượt bậc…
Trưng cầu ý dân vấn đề quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ
Luật Trưng cầu ý dân gồm 8 chương 52 điều quy định Quốc hội có quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân các vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ, về đối ngoại… có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
Kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực từ ngày công bố. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.
Video đang HOT
Nới điều kiện nhập khẩu máy móc cũ
Thông tư số 23 quy định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng “có tuổi” không quá 10 năm, được sản xuất phù hợp quy chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và môi trường.
Với các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng, trong đó có nhu cầu dịch chuyển dây chuyền máy móc từ nước ngoài vào Việt Nam, nếu hồ sơ dự án có đề cập mong muốn thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ có quyền quyết định mà không phải thực hiện theo yêu cầu của thông tư.
Giam thuê vơi nhiêu dong xe ôtô
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sưa đôi và Luật Quản lý thuế co nhiêu thay đôi trong ap thuê vơi nhưng dong xe ôtô khac nhau.
Cụ thể, các dòng xe có dung tích dưới 1.5 lít sẽ được giảm thuế từ 45% xuống còn 40%. Ngược lại, thuế của các dòng xe dung tích lớn sẽ tăng mạnh. Với các dòng xe có dung tích trên 2.5-3 lít, thuế sẽ tăng lên 55%, dòng xe 3-4 lít có mức thuế 90%, xe từ 5 đến 6 lít là 130%, xe trên 6 lít thuế áp dụng mức 150%. Đây được xem là mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao kỷ lục áp dụng với các dòng xe này khi thuế suất áp dụng hiện hành chỉ 60%. Các xe phổ thông cỡ lớn hoặc xe sang, siêu sang, xe thể thao là những phương tiện sử dụng những loại động cơ cỡ lớn trên.
Tiền phạt chậm nộp thuế giam tư 0,05 xuông 0,03%/ngày
Theo Luât sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Thuê gia tri gia tăng, Luât Thuê tiêu thu đăc biêt va Luât Quan ly, người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Mưc nay đa giam so vơi quy đinh trươc là 0,02%/ngay.
Trong trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguôn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không bị phạt nộp chậm.
Ba Đô
Theo VNE
Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công...
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, việc sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định đến việc phát triển các ngành sản xuất then chốt của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với một số bộ, ngành để xem xét các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Sáng 22/6 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với một số bộ, ngành để tìm hiểu thực trạng, đồng thời xem xét các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Tham dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng để cung cấp cho sản phẩm hoàn chỉnh.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hỗ trợ quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoàn chỉnh, đặc biệt là vấn đề làm chủ công nghệ và năng lực tay nghề của người lao động.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, việc sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định đến việc phát triển các ngành sản xuất then chốt của nền kinh tế.
Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã được ưu tiên đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, mới chỉ một số lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu.
Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất ô tô, mặc dù được đánh giá là thị trường rất tiềm năng, nhưng cho đến nay theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng còn yếu kém, chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Xác định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp phụ trợ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, sẽ tập trung hỗ trợ và ưu đãi 6 ngành ưu tiên phát triển: Dệt-may, da-giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao. Các chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ, phát triển thị trường.
Nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng đã được áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Chẳng hạn, nếu thuộc đối tượng ưu đãi, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm (Luật Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Nhà nước cũng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất; được vay với lãi suất ưu đãi...
Tuy nhiên, những chính sách hiện hành hiện vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, do đó chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Tại cuộc họp, các bộ, ngành đã đưa ra một số giải pháp, cơ chế, chính sách trước mắt và lâu dài để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Xuân Tuyến
Theo NTD
Sách nhiễu doanh nghiệp nhỏ, có thể bị xử hình sự Các doanh nghiệp nhỏ rất cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước để vượt khó, nâng cao sức cạnh tranh. Bộ KH&ĐT mới đây đã đưa ra dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) để lấy ý kiến cộng đồng DN. Dự thảo luật này sẽ hoàn thiện để trình ra kỳ họp Quốc hội dự...