Những chính sách nào tác động đến ngành xe ô tô từ tháng 1/2021?
Nhiều xe ô tô từ châu Âu về nước được giảm thuế nhập khẩu, áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới, thu lệ phí trước bạ 50% hết hiệu lực… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/2021.
Xe nhập khẩu có nguồn gốc từ châu Âu được giảm thuế nhập khẩu
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) giai đoạn 2020 – 2022, thuế suất thuế nhập khẩu của nhiều loại xe ô tô có xuất xứ từ lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Công quốc Andorra và Cộng hoà San Marino sẽ bắt đầu giảm đáng kể từ ngày 1/1/2021.
Theo biểu thuế Chính phủ Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 111/2020/NĐ-CP, các dòng xe có xuất xứ từ châu Âu hiện đang áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 70,9% sẽ giảm xuống còn 63,8% từ ngày 1/1/2021. Các dòng xe có thuế suất hiện hành 70,2% sẽ giảm xuống còn 62,4%. Một số dòng xe đang chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu 67,2% sẽ giảm xuống còn 60,5%.
Cũng theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu tại biểu thuế trên, các mức thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ châu Âu sẽ tiếp tục giảm xuống kể từ ngày 1/1/2022. Các mức thuế suất phổ biến áp dụng trong năm 2020 sẽ từ 53,8% đến 56,7%.
Như vậy, từ ngày 1/1/2021, thuế nhập khẩu ô tô có nguồn gốc từ châu Âu sẽ giảm từ 6,7 đến 7,8% so với năm nay. Điều này kéo theo giá bán của các mẫu xe có nguồn gốc từ châu Âu nhập về Việt Nam như BMW, Audi, Mercedes-Benz sẽ giảm đáng kể.
Áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới
Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản gửi các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc, yêu cầu sẵn sàng triển khai áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới đối với xe ô tô được sản xuất trong thời gian từ năm 1999 đến hết năm 2008.
Theo quyết định 16/2019 của Thủ tướng về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng mức 1.
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất từ năm 1999 đến hết năm 2008 áp dụng mức 2 từ ngày 1/1/2021.
Video đang HOT
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất sau năm 2008 áp dụng mức 2 từ ngày 1/1/2020.
Xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén đã qua sử dụng nhập khẩu áp dụng mức 4 kể từ ngày 15/5/2019.
Mức thu lệ phí trước bạ trở lại theo Nghị định số 20/2019/NĐ-CP
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 28/6/2020.
Theo Nghị định, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước có mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019.
Tuy nhiên kể từ ngày 1/1/2021, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định cũ tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP.
Bổ sung thêm nội dung khi thi sát hạch để cấp bằng lái ô tô
Tại khoản 28 Điều 1 Thông tư 38, các Trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1/1/2021.
Theo đó, từ năm 2021, người thi bằng lái ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (máy tính có phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái xe ô tô).
Cụ thể, thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng.
Đại lý ô tô tấp nập sau chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô nội
Ngay sau khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực, các đại lý, showroom ô tô tấp nập khách đến làm thủ tục ký hợp đồng mua bán để đi đăng ký xe, hưởng ưu đãi.
Ngày 28/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP (Nghị định 70) quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.
Theo đó, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước từ 28/6 đến hết ngày 31/31/2020 bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ quy định trước đó. Từ ngày 1/1/2010 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ quay trở lại mức thu cũ.
Nhiều khách hàng chọn đặt cọc trước thời điểm chính sách giảm lệ phí trước bạ để hưởng ưu đãi về giá
Showroom quá tải vì khách quá đông
Theo khảo sát của phóng viên, ngay những ngày đầu chính sách có hiệu lực, các đại lý, showroom ô tô đã tấp nập khách, các nhân viên bán hàng phải làm việc hết công suất.
Không chỉ lượng khách đến xem xe, ký hợp đồng mua mới mà các đại lý còn căng mình phục vụ lượng khách đã ký hợp đồng đặt cọc giữ xe từ trước đó nhưng nay mới đến ký hợp đồng mua bán chính thức và hồ sơ đi làm đăng ký.
Trưởng phòng Kinh doanh một đại lý Hyundai chia sẻ, ngay từ thời điểm tháng 5, nhất là trong tháng 6, khi có thông tin về việc Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, rất nhiều khách hàng có nhu cầu mua xe đã đến ký hợp đồng đặt cọc và chờ đợi thời điểm chính thức giảm phí.
"Ngày 28/6 vừa qua, Chính phủ chính thức ký Nghị định 70, thì đến ngày 29 - tức là đầu tuần - hàng loạt khách hàng đã đến thanh toán để ký hợp đồng mua bán, đồng thời rút hồ sơ để đi đăng ký. Riêng đại lý chúng tôi phải xử lý khoảng 200 hồ sơ của khách hàng đã ký chờ trước đó, nhân viên xoay như chong chóng" - đại diện đại lý này cho biết.
Tương tự, tại showroom Hyundai Đông Đô (Mỹ Đình), lượng khách cũng tăng mạnh. Ông Đinh Văn Trọng - Giám đốc showroom này cho biết lượng khách hàng đến giao dịch trong ngày 29/6, sau khi chính sách có hiệu lực, tăng gần gấp 3 so với những ngày trước đó.
Anh Nguyễn Đình Dũng, đại lý Nissan trên đường Phạm Hùng cũng cho biết kể từ đầu tuần, rất nhiều khách hàng đã gọi điện để đặt lịch nhận xe đối với các hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua bán đã ký trước đó. "Chỉ riêng buổi sáng 1/7, chúng tôi đã giao gần 20 chiếc xe cho khách hàng" - anh Dũng cho biết.
Theo các đại lý ô tô, sở dĩ khách hàng chọn thời điểm ký hợp đồng đặt cọc mua xe vào thời điểm tháng 5, tháng 6 thay vì chờ đến khi chính sách giảm phí chính thức có hiệu lực, là bởi vì thời điểm này các đại lý đồng loạt đưa ra các chính sách chiết khấu, giảm giá, quà tặng... để kích cầu tiêu dùng trong giai đoạn dịch bệnh, do đó khách hàng được hưởng ưu đãi "kép".
Đơn cử như tại Hyundai, đa phần các mẫu xe các đại lý cho biết đều chấp nhận bán hòa vốn, thậm chí một số mẫu xe giá rẻ như Grand i10 còn phải chấp nhận lỗ do lượng khách mua xe chạy dịch vụ giảm mạnh.
Vì vậy, nếu khách hàng ký hợp đồng đặt cọc thì sẽ được hưởng mức giá cũ, đến khi Nghị định 70 có hiệu lực khách hoàn tất hợp đồng mua bán thì sẽ được hưởng thêm chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ.
Theo tính toán, với mức giảm lệ phí như hiện nay, giá thành xe lăn bánh đối với các khách hàng tại Hà Nội sẽ được giảm 6% giá thành xe. Đơn cử như một chiếc Hyundai Santafe có giá hơn 1,2 tỷ đồng thì khách hàng sẽ được giảm hơn 70 triệu đồng. Các dòng xe "cỏ" có giá 300 đến hơn 400 triệu, khách hàng sẽ được giảm khoảng 18 đến 25 triệu đồng; các mẫu cao cấp có giá trên 2 tỷ, mức giảm có thể lên đến trên 120 triệu đồng mỗi xe.
Một số dòng xe nhúc nhích tăng giá
Cũng theo các đại lý ô tô, hiện nay, đa phần các dòng xe vẫn giữ chính sách giá và khuyến mại cũ. Tuy nhiên nhiều dòng xe ăn khách đã bắt đầu được các đại lý điều chỉnh nhích tăng giá và cắt giảm khuyến mại để "cắt lỗ"
Ví dụ, tại một đại lý Honda, chiếc Honda City bản 1.5 TOP đã được điều chỉnh tăng 10 triệu đồng so với tháng trước, lên 570 triệu đồng. Tương tự, mẫu Vios 1.5G của Toyota cũng được một đại lý cũng tăng thêm 10 triệu đồng, lên 550 triệu đồng, các chính sách quà tặng bị cắt giảm.
Mẫu Mazda 3 sản xuất năm 2020, phiên bản Luxury có giá 769 triệu, thời điểm này khách mua đang được giảm 30 triệu tiền mặt cùng chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của hãng. Như vậy, nếu mua xe thời điểm này, khách sẽ không phải đóng lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, chương chình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của hãng cũng chỉ áp dụng đến ngày 4/7 tới.
Nhiều mẫu xe khác như Toyota Innova, Hyundai Kona... thời điểm này cũng đã tăng giá khoảng trên dưới 10 triệu đồng, hoặc giảm bớt các khuyến mại, phụ kiện đi kèm...
Lý giải việc cắt giảm các chương trình khuyến mại, các đại lý ô tô cho biết, trong những tháng trước do ảnh hưởng dịch bệnh, doanh thu bán hàng sụt giảm mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp ô tô phải giảm giá, tăng khuyến mãi, thậm chí chấp nhận lỗ một số dòng xe để giảm hàng tồn.
Nhưng hiện nay, lượng khách tăng, họ phải điều chỉnh nhằm giảm lỗ. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mại sẽ cắt giảm từ từ để tránh tâm lý hụt hẫng của khách hàng.
Mua ô tô trước thời điểm 28/6 chưa đăng ký có được giảm 50% phí trước bạ? Các trường hợp mua xe trước thời điểm 28/6 nhưng chưa xuất hóa đơn, hay xuất hóa đơn nhưng chưa kê khai nộp lệ phí trước bạ, chưa đăng ký xe... thì có được giảm phí trước bạ theo Nghị định mới hay không? Ngày 28/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ bằng...