Những chim sơn ca ẩn mình
Họ là những ca sỹ nổi danh một thời, nhan sắc và giọng hát đã ít nhiều mang về những vinh quang. Thời gian qua đi họ không còn trẻ nữa, lâu lắm không thấy họ hát trên sân khấu hay xuất hiện trước công chúng.
Bây giờ những con chim sơn ca ấy đang làm gì? Bao năm qua họ ẩn mình để rẽ sang một lối đi khác, hay họ đang âm thầm chuẩn bị lóe sáng lên một lần cuối cùng như loài chim cất lên tiếng hót trong bụi mận gai rồi gục ngã.
Hẳn chúng ta chưa quên một Minh Châu với ” Con đường có lá me bay, Mimoza, Một thoáng quê hương…” những thập niên 80; một Kim Tiến với giọng hát mezo sopano mê hoặc lòng người qua các ca khúc: ” Biển hỏi của nhạc sỹ Dương Thụ, Thời hoa đỏ của nhạc sỹ Nguyễn Đình Bảng, Tình yêu không lời của nhạc sỹ Thuận Yến…”; một Hoài Phương duyên dáng và trẻ trung của ban nhạc “Đồng hồ báo thức” trong ca khúc ” nhắn tuổi hai mươi” năm 1997 – 2000.
Có câu: Thầy già – con hát trẻ, có vẻ như sự thực nghiệt ngã của nghề ca sỹ ấy vẫn đúng. Bởi khi nhan sắc phai tàn, ánh đèn sân khấu không đủ sức che đậy nỗi mệt mỏi của những người yêu nghề mà không thể sống bằng nghề, ấy cũng là nỗi niềm những ca sỹ mà tôi đã gặp…
” Tôi không hát nữa vì những người đàn ông tôi yêu…”
Cứ mỗi sáng vào lúc 8 giờ, mọi người đều dễ dàng nhận ra ca sỹ Kim Tiến, diễn viên Thu Hà và ca sỹ Hồng Hải ngồi trong quán cà phê 113 phố Trần Huy Liệu bên hồ Giảng Võ.
Họ ngồi nhàn tản, khi thì bàn luận xôn xao vì một cô gái bị chồng ngoại tình, khi thì trầm tư mỗi người một ý nghĩ, một tấm gương soi sửa soạn lại vài lọn tóc hay chấm lại đôi môi vừa nhạt màu son. Tôi đã gặp Kim Tiến ở đó, chị vẫn đẹp và hồng hào với đôi mắt đằm thắm và làn môi cong gợi cảm.
Chỉ khác rằng Kim Tiến có vẻ đẫy đà hơn, thùng thình hơn trong những bộ quần áo biết che dấu đi những nở nang quá cỡ của thời gian. Không còn là Kim Tiến của áo ngắn, quần cộc và những đôi bost khủng bố của cái thời chị hay chạy hát solo trên các sân khấu và tụ điểm ca nhạc như trước đây.
Lâu lắm không thấy chị hát vì sao thế?
Trước khi kết hôn tôi là kẻ yêu nghề hơn tất thảy… Tôi đã từng trừng mắt với bao gã nhà giàu (bây giờ người ta gọi là đại gia) khi dám đặt vấn đề bảo tôi ngừng hát để lấy hắn… Vì thế tôi đã chọn bố của các con tôi là một nhạc công sát cánh bên tôi từ khi còn là sinh viên trường Nghệ Thuật Quân Đội.
Video đang HOT
Anh nổi tiếng trong giới không phải vì đàn ghitar hay mà vì tận tâm với vợ. Những lúc không đàn cho tôi hát thì lại lóc cóc làm xe ôm cho vợ hết phòng thu nọ tới sân khấu kia. Kết quả tôi thành kẻ hoàn toàn không biết lái bất cứ một phương tiện nào, kể cả xe đạp… Ngày xưa sao mà hiếm ca sĩ thế… Tôi bầu bí tới chín tháng mà vẫn diễn ca nhạc thời trang với các người mẫu, sinh được 24 ngày bầu sô tới tận nhà “gạ gẫm” đi sô. Thế là mẹ đi diễn, bố ở nhà cho con… bú…bình…
Sắm được ôtô tôi thuê lái xe chu du khắp nước để hát. Nhưng rồi 2003 căn bệnh ung thư đã cướp mất anh, hai con tôi ngơ ngác… Cháu lớn 10 tuổi, cháu bé mới 5 tuổi không người đưa đi học. Tôi vừa làm bố vừa làm mẹ và ưu tiên số một lúc này dành cho các con chứ không phải sự nghiệp nữa. Cũng lúc ấy, sân khấu mỗi ngày thêm một trào lưu mới. Tôi thì mê mải với núi việc cho 2 con và những người đàn ông yêu thương tôi sau này đều không muốn tôi đi hát nữa… 37 tuổi, tôi mới chợt nhận ra rằng người đàn ông nào khi trở về nhà, câu đầu tiên họ hỏi là: “mẹ nó đâu?” “mẹ nó có nhà không?”.
Tôi thương chồng tôi quá. Ngày xưa anh cũng từng hỏi vậy nhưng phần lớn câu trả lời là: “cô ấy đi diễn” “cô ấy không có nhà”… Tôi cam tâm trở về với đời thường, làm bạn với hai con, lo toan thu vén gia đình. Không ít lần phải khai những giấy tờ vô thưởng vô phạt, tôi khai phần nghề nghiệp của mình là: nội trợ.
Chả lẽ trong chị niềm đam mê đàn ông lớn hơn nghiệp hát? Chị nghĩ về nghề ca sỹ như thế nào? Cái phân biệt đẳng cấp trong giới có đôi lúc làm chị chạnh lòng không?
Ba năm trôi qua trong sự giằng xé hát hay không hát nữa và tôi chọn vế sau… Tôi chính thức dừng sự nghiệp hát sô lô của mình ở tuổi 40 không phải như người ta thường nói vì nghề này bạc…
Không! Nghề này không hề bạc với tôi… Nhờ đi hát mà tôi từ một cô bé tỉnh lẻ 17 tuổi tay trắng về Hà Nội, 10 năm sau đã có nhà có xe, lo được cho cả bố mẹ lẫn các em từ Tuyên Quang trở thành người Hà Nội…
Nhờ có giải nhất tiếng hát phát thanh truyền hình toàn quốc lần I, nhờ một thời gian dài làm “công nhân” thường trực ở truyền hình mà 2/3 dân số Việt Nam biết đến tên tôi… Tôi cũng không bạc với nghề vì gần 20 năm qua tôi đã yêu và sống với nghề một cách nghiêm túc. Tôi luôn cống hiến hết mình cho khán giả thân yêu mà không một lần đòi hỏi thù lao phải thế này thế nọ.
Để nói ngắn gọn về nghiệp diễn thì đây là một nghề đặc biệt nhạy cảm, làm cho người ta luôn trọng mình là điều rất khó nhưng đã là nghệ sĩ thì phải cố làm. Tôi nghĩ rằng danh từ: Nghệ sỹ và con hát khoảng cách rất mong manh, nó cũng như sự sang – hèn. Có những ca sỹ trở thành diva hát toàn trong các show diễn lớn với thù lao cả ngàn đô.
Cũng nhiều ca sỹ chỉ chuyên hát phòng trà, quán ăn, bàn nhậu với chút thù lao vài trăm ngàn đồng… Nếu để phân biệt sự sang hèn kia thì nó khác nhau một trời một vực. Nhưng tôi cho rằng dù hát ở đâu catse bao nhiêu cái cuối cùng vẫn là do họ say nghề hát. Họ được hát bằng niềm đam mê của chính mình. Tất cả là do thái độ của ca sỹ và khán giả như thế nào. Hát ở đâu cũng đều đáng được trân trọng.
Có câu Thày già – con hát trẻ, theo chị câu này có đúng không? Tôi thấy nghề biểu diễn tuổi thọ rất ngắn, nhất là khi nhan sắc đã phai tàn, liệu họ còn tự tin không để đứng trên sân khấu. Có phải chị không hát nữa cũng vì chị thiếu tự tin vào bản thân?
Tôi cho rằng câu nói này vẫn có giá trị của nó, thế nên mới có từ thanh – sắc. Mặc dù thanh vẫn còn nhưng sắc đã hết thì cũng khó làm cho ta tự tin vào bản thân như ngày ta còn trẻ. Tôi cũng đã bước vào cái tuổi không còn ham hố những cái ngoài bản thân mình. Tất nhiên hào quang của ánh đèn sân khấu vẫn làm mê hoặc khối người vì thế nên chấp nhận sự dừng lại không hề đơn giản. Tôi thuộc tuýp người đàn bà dành cho gia đình.
NSƯT Kim Tiến.
Tôi rất sợ làm người đàn ông của tôi không vui. Những người đàn ông tôi yêu đã đóng cửa hết đam mê và những thú vui của tôi. Mặc dù có thể những đánh đổi kia đôi khi chẳng mang lại giá trị đích thực của hạnh phúc, nhưng con người tôi là thế rồi, khi yêu ai tôi chỉ muốn họ hài lòng về mình. Thế rồi thời gian trôi qua, đến một ngày tôi thấy ánh đèn sân khấu kia quá chói lóa, nó làm tôi lúng túng không biết che dấu cái thân hình đẫy đà của mình vào đâu.
Tôi không còn tự tin để hát nữa. Bây giờ tôi vẫn làm công việc của đoàn giao, là hát trong các chương trình theo phong trào và trong các dàn hợp xướng. Hát thế cũng để thỏa mãn chút đam mê nghề còn sót lại mà không sợ ai nhận ra một Kim Tiến đã sồ sề và không còn trẻ nữa…
Làm nội trợ với chồng có làm cho chị vui không? Có khi nào chị nghĩ mình lựa chọn thế là sai lầm trong khi những người cùng thế hệ chị như Thanh Lam, Hồng Nhung vẫn tỏa sáng và sống bằng nghề?
Tôi nghĩ vấn đề không phải là tôi không đủ tài, bằng chứng là tôi cũng đạt nhiều giải thưởng và được giới chuyên môn đánh giá tốt. Hơn nữa tôi cũng có những fan hâm mộ của riêng mình. Nhưng nói thật tôi cảm nhận nghề này sao mà nghiệt ngã và chỉ là những ảo ảnh phù du.
Sau đợt xét danh hiệu ưu tú năm 2002, tôi thấy có nhiều vấn đề, mặc dù giới chuyên môn đánh giá tốt nhưng khi đưa ra hội đồng thì tôi lại bị trượt. Rất nhiều đồng nghiệp cứ tưởng tôi đã được phong danh hiệu NSUT nên khi đi hát vẫn giới thiệu tôi như vậy làm cho tôi phải đình chính với khán giả. Mặc dù danh hiệu không phải là tất cả nhưng qua chuyện đó cũng để tôi nhận ra cái giá trị giả và thật. Một phần vì thế mà niềm đam mê ca hát trong tôi cứ cạn dần…
Tôi đã quyết định dừng lại không hát nữa. Đến giờ tôi cho rằng đó là một quyết định đúng, hãy biết dừng lại đúng lúc và vào lúc cần thiết…Còn mỗi người có một cách, làm được như Thanh Lam và Hồng Nhung không dễ đâu. Cũng phải trả giá đấy chứ, để có sự nghiệp thì đâu dễ có một đời sống gia đình bình yên…
Để được lựa chọn lại chị có làm ca sỹ nữa không?
Chắc là không, bởi với tôi mọi sự sẽ thay đổi nếu như ta bắt đầu vào đời bằng một cái nghề đơn giản hơn, cụ thể hơn và dễ phấn đấu hơn. Mặc dù như tôi đã nói nghề hát đã cho tôi nhiều thứ, từ con bé con tỉnh lẻ ngác ngơ tôi đã là một người đàn bà làm được nhiều điều ở cái mảnh đất phồn hoa này. Nhưng sự đảo thải của nghề luôn là nỗi ám ảnh cho những ai thực sự yêu nghề.
Tôi cũng như chị khi đi qua tuổi bốn mươi tôi thấy có được người đàn ông của mình vẫn sướng hơn những hào quang danh vọng trong sự nghiệp.
Xin cảm ơn chị, cầu cho chị hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.
Nó đòi hỏi phải phấn đấu không ngừng, phải thay đổi không ngừng, chỉ cần ta chậm một bước thôi là nó đã hất ta ra khỏi vòng quay của nó. Chính vì thế mà nó tạo ra một áp lực kinh khủng để ta không còn làm được gì khác. Nếu như tôi chỉ chăm chắm theo nghề chắc tôi sẽ không có được người đàn ông mà tôi yêu. Thôi thì mình chỉ nên chon lấy một. Mà đời đàn bà- chị nghĩ điều gì quan trọng hơn – Đàn ông hay sự nghiêp?
Theo PNN
Qua sông sửa chữa xe đạp, 2 học sinh chết đuối thương tâm
Sau khi được người thân cho tiền sửa xe đạp, hai chị em Linh Đan, Huỳnh Trân rủ thêm em Tuyết Ưng chở xe đạp qua sông bằng chiếc vỏ lãi để sửa chữa. Khi bơi giữa sông, chiếc vỏ bị lật, em Linh Đan và em Tuyết Ưng chết đuối thương tâm.
Thông tin từ UBND xã Tân Thạnh (huyện An Minh, Kiên Giang) cho biết, ngày 23/10, trên kênh xáng Xẻo Nhàu, thuộc ấp Thạnh Tiên đã xảy ra vụ chìm vỏ lãi khiến hai em nhỏ chết đuối thương tâm.
Trưa cùng ngày, em Huỳnh Thị Linh Đan (14 tuổi) - học lớp 7 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Xiện; em Huỳnh Trân (11 tuổi, em ruột Đan) - học lớp 4 Trường Tiểu học Thạnh Tiên và em Hồ Tuyết Ưng (12 tuổi -ở xóm với chị em Đan) bơi vỏ lãi ngang kênh xáng Xẻo Nhàu. Khi cách bờ 300 mét, chiếc vỏ bị lật úp rồi chìm xuống.
Dân miền Tây hay dùng chiếc vỏ lãi này để làm phương tiện đi lại (ảnh minh họa)
Lúc này, em Đan và Ưng chìm dần, còn em Trân được sóng đánh dạt vào bờ nên thoát chết và kêu cứu. Cùng thời điểm đó, có vỏ máy chạy ngang qua, thấy vụ việc nên dừng lại tìm vớt các em. Sau đó, nhiều người dân đến và lặn tìm hai em nhưng không có kết quả. 30 phút sau, người dân vớt được thi thể hai em Đan và Ưng.
Bà Nguyễn Thị Nương (62 tuổi) - bà nội em Đan cho biết, do nhà nghèo nên ban ngày, cha Đan là anh Huỳnh Văn Còn (36 tuổi), ngụ ấp Thạnh Tiên, xã Tân Thạnh đi làm thuê kiếm sống, còn chị Nguyễn Thị Bé Năm - mẹ Đan ở nhà chăm sóc con. Lúc chị Năm dọn dẹp nhà thì sự việc thương tâm xảy ra.
Được biết, trước đó người thân em Đan gom tiền cho em sửa xe đạp cũ để đi học. Đến 10h, ngày 23/10, Đan rủ Ưng và Trân bơi vỏ máy chở xe đạp qua sông để sửa thì xảy ra vụ tai nạn thương tâm.
Sau khi xảy ra vụ việc, hàng xóm quyên góp tiền để lo hậu sự cho cháu Linh Đan và Tuyết Ưng.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Phát hoảng vì những cách làm đẹp kinh dị của sao Các người đẹp nổi tiếng chấp nhận chi mạnh tay cho việc làm đẹp dù cho đó là những phương pháp kinh dị. Chăm sóc da bằng máu Phương pháp làm đẹp kinh dị này được Kim Kardashian thử nghiệm và công bố rộng rãi trên truyền thông, tuy nhiên, nhiều cô gái đã khóc thét trước cách làm đẹp rùng rợn này....