Những chiêu trò “lừa đảo” tại cây xăng
Những tình huống mà kẻ gian dàn dựng để có thể lừa và lấy cắp tài sản của những người đi xe tại các cây xăng.
Có lẽ chưa bao giờ, người điều khiển phương tiện giao thông ở đô thị lớn Việt Nam lại cảm thấy nhiều mối lo như vậy khi ra đường. Ngoài đối diện với nạn tắc đường kẹt xe, thì một việc là đi đổ xăng xe cũng tiềm tàng những hiểm nguy không ngờ tới.
Khi đi đổ xăng tại các cây xăng hiện nay, những người chủ xe luôn phải tìm hiểu xem những cây xăng nào có nghi vấn về sự gian lận trong quá trình bán hàng để tránh bị mất tiền oan, luôn phải cảnh giác với những chiêu trò mà những nhân viên bán xăng “biến chất” có thể diễn để móc tiền của mình một cách không hợp pháp. Thế nhưng, người đi mua xăng còn phải đối phó với nhiều tình huống không an toàn khác nữa cho bản thân cũng như tài sản của mình.
1. Giả vờ thiếu tiền – “xin đểu”
Cách đây không lâu, đây là một thủ đoạn khá được những kẻ xấu sử dụng tại các cây xăng. Ban đầu, chúng cũng vào đổ xăng như mọi người, nhưng trước khi đến lượt đổ thì phát hiện bị thiếu tiền nên sẽ quay sang người bên cạnh hỏi xin vài nghìn cho đủ tròn tiền đổ xăng.
Theo phản ánh của chị L.T.P tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh thì tại cây xăng số 70 Trương Định, phường 7, quận 3. thành phố Hồ Chí Minh thường xuất hiện một người đan ông trung niên tìm cách xin tiền những người đổ xăng khác với lý do xe hết xăng dọc đường không đủ tiền đổ xăng.
Cũng có một trường hợp khác tại cây xăng trên đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), một thanh niên cũng đã sử dụng chiêu trò này để xin tiền từ những người đổ xăng khác. Tuy nhiên, người thanh niên này đã không đổ xăng mà lại lùi ra và tiếp tục tiến vào để xin tiền của những người tiếp theo.
Tất nhiên, số tiền mà họ xin không lớn, chỉ vài nghìn lẻ thì nhiều người sẽ không mảy may để ý và rút ví ra hỗ trợ người đồng hành đang gặp nạn. Nhưng qua những bài báo phản ảnh việc có người cứ loanh quanh tại cây xăng để tìm cách xin tiền đổ xăng từ những người khác thì mọi người mới giật mình phát hiện ra đây là trò “xin đểu” của những kẻ xấu.
2. Cướp giật ngay tại cây xăng:
Đối với các dòng xe máy hiện nay, đa phần là đặt nắp bình xăng phía dưới yên ngay sau cốp xe nên việc những người lái xe đi đổ xăng – đặc biệt là các chị em phụ nữ hay để túi và tài sản bên trong cốp – rất dễ trở thành mục tiêu của những kẻ xấu.
Trong khi mọi người đang tập trung vào việc đổ xăng thì chúng sẽ nhanh tay “nẫng gọn” tài sản quý giá bên trong cốp xe và nhanh chóng nhảy lên xe đồng bọn chờ sẵn để bỏ chạy. Hành vi cướp giật này gây bất ngờ cho tất cả trong cây xăng vì lúc này đa phần các vị khách đã tắt máy xe nên rất khó để đuổi theo những tên cướp. Trên các mạng xã hội và internet có chia sẻ rất nhiều video clip cảnh báo hiện tượng cướp giật ngay tại cây xăng như vậy
Video đang HOT
Ngay cả trong trường hợp là xe ô tô , chị Hoa – nhà tại Ciputra – cũng chia sẻ rằng chị đã từng bị kẻ gian cướp giật ngay khi chị đang chuẩn bị đổ xăng. Khi đến cây xăng, chị Hoa tắt máy, cài số P để chuẩn bị ra ngoài đổ xăng thì kẻ gian bất ngờ mở cửa ghế phụ và “nẫng” mất chiếc túi xách có tiền, điện thoại, và giấy tờ ở bên ghế phụ. Như vậy, ngay cả người lái xe ô tô cũng chưa chắc đã được an toàn khi gặp các đối tượng xấu như vậy.
3. Giả vờ tai nạn xin tiền đổ xăng
Cách đây ít ngày, một thành viên tại Hà Nội của diễn đàn chuyên về oto xe máy đã chia sẽ về việc gặp một người đàn ông ở gần cây xăng gặp tai nạn bị bật móng chân và bị lừa móc hết ví tiền. Vì cảm thương cho hoàn cảnh của người đàn ông nên anh đã giúp đỡ người đàn ông này sơ cứu vết thương và đổ xăng giúp.
Hình ảnh một thanh niên vì lòng tốt đã nhiệt tình giúp đỡ được cộng đồng mạng rất hoan nghênh.
Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, một thành viên khác của diễn đàn đã đưa ra những hình ảnh về người đàn ông khá giống với nhân vật được giúp đỡ trước đó với áo phông kẻ ngang, mũ bảo hiểm xanh, Nouvo biển 89 H9 – 455* với chiêu bài tương tự là tai nạn và bị lừa móc ví. Điều này khiến nhiều người hoang mang vì lòng tốt cũng bị đem ra lừa dối.
Nhưng chỉ ít ngày sau, “nạn nhân đáng thương” này đã bị người khác bóc mẽ là kẻ lừa đảo chuyên nghiệp khi đóng kịch để lấy lòng thương của những người đi đường.
Có thể thấy rằng người tham gia giao thông đang hàng ngày đối mặt với ma trận “thập diện mai phục” của những rủi ro ngày nay khi tham gia giao thông nói chung và đổ xăng tại các cây xăng nói riêng. Và khi còn có những kẻ xấu lợi dụng sơ hở, lòng thương hại của mọi người để tiến hành lừa đảo, cướp giật thì những người lái xe chỉ có cách nâng cao tinh thần cảnh giác để tránh việc trở thành miếng mồi ngon béo bở cho những kẻ xấu.
Theo Phap luât Xa hôi
Bánh Trung thu ế về đâu?
Năm nay lượng bánh Trung thu tiêu thụ khá chậm, hàng loạt cửa hàng, đại lý đã tìm cách giảm giá, bán tháo. Tuy nhiên, điều dư luận đặt câu hỏi là một lượng lớn bánh Trung thu còn thừa, ế sẽ đi đâu? Việc giám sát tiêu hủy, thu gom lượng bánh này sẽ như thế nào?
Sau rằm, bánh Trung thu được bán tháo với giá rẻ.
Tìm cách bán tháo hàng ế
Chỉ 1 ngày sau lễ rằm Trung thu, hàng loạt cửa hàng bày bán bánh Trung thu trên các tuyến phố như Phố Huế, Lò Đúc, Hàng Bài, Bà Triệu, Lê Văn Lương, Trương Định... đều đã treo biển giảm giá để giải phóng hàng tồn.
Ghi nhận của phóng viên trưa ngày 9/9 tại một cửa hàng bán bánh Trung thu Kinh Đô trên đường Bà Triệu đang treo biển: "Đại hạ giá". Tuy nhiên, ở đây không còn chiếc bánh nào thương hiệu Kinh Đô nữa, mà chỉ có những loại bánh đóng gói trơn, không ghi đơn vị sản xuất trên bao bì.
Bánh nướng loại nhỏ được bán đổ đồng giá: 15.000 đồng, bánh to 20.000 đồng, bánh dẻo hình cá: 10.000 đồng...
"Chúng tôi đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về lượng bánh tồn. Việc báo cáo này sẽ phải hoàn tất trước ngày 20 Âm lịch". Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Hà Nội Hồ Quốc Khánh
Khi được hỏi mua bánh Trung thu của nhà sản xuất Kinh Đô, nhân viên cửa hàng cho biết: "Hãng đã thu hồi bánh từ mấy tiếng trước rồi, còn việc nhà sản xuất vận chuyển bánh về đâu cửa hàng không rõ".
Tại một số cửa hàng bánh treo biển "hạ giá" trên phố Trương Định, nhiều loại bánh Trung thu được giảm giá từ 48.000 đến 56.000 đồng/chiếc xuống chỉ còn 8.000 đồng/chiếc.
Trong ngày 9/9, các nhà sản xuất bánh Trung thu có thương hiệu như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà... cũng đã bắt đầu thu hồi các sản phẩm còn tồn trên thị trường.
Tại các cửa hàng, các đại lý, nhân viên các hãng đã dỡ vỏ hộp hoặc bán hộp cho đồng nát, còn bánh được đóng vào các hộp vuông, chờ xe tải đến chở về kho. Lần theo một xe tải của Hải Hà Kotobuki, chúng tôi có mặt tại kho bánh Trung thu của công ty này trên phố Trương Định.
Trong vai một nhóm từ thiện, chúng tôi đặt vấn đề mua thanh lý bánh Trung thu tồn với số lượng lớn, thì được một nữ nhân nhân viên cho biết: "Lượng bánh tồn sau ngày rằm được thu về sẽ phát cho cán bộ, công nhân viên công ty sử dụng. Phần còn lại sẽ gửi cho các cơ sở làm từ thiện. Chúng tôi không giảm giá, không bán bánh còn tồn ra ngoài".
Theo nữ nhân viên này, đây là chính sách giữ giá, giữ thương hiệu cho sản phẩm bánh Trung thu của nhà máy trong các mùa sau. Khi chúng tôi hỏi, nếu lượng bánh tồn quá nhiều thì sẽ được xử lý ra sao?
"Thường lượng bánh sản xuất đều được căn cứ trên nhu cầu của thị trường hàng tuần. Nếu bán được nhiều thì làm nhiều chứ không phải làm hàng loạt để sẵn đấy", nữ nhân viên giải thích.
Tại kho hàng tập kết bánh kẹo ở phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), hàng loạt xe tải đang lần lượt tập kết để thu gom bánh tồn từ các cửa hàng về. Khi chúng tôi đặt vấn đề mua với số lượng lớn bánh Trung thu tồn mang hiệu Kinh Đô, đại diện quản lý kho hàng ở đây nói: "Nếu lấy với số lượng lớn trên 100 hộp có thể được thanh lý, giảm 20%". Vị đại diện này cũng cho hay, các loại bánh Trung thu tồn sau ngày rằm cần phải được tiêu thụ sớm.
"Vì tất cả bánh Trung thu, kể cả sản xuất từ 8/9 cũng chỉ có hạn đến ngày 13 hoặc ngày 15/9. Đến hạn này không lấy, chúng tôi sẽ tiêu hủy toàn bộ bánh", vị này nói.
Ai giám sát bánh Trung thu ế?
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y Tế Hà Nội cho biết, thực tế năm nay các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu ít hơn mọi năm vì vậy lượng hàng tồn sau ngày rằm không còn nhiều. "Sau ngày rằm, chúng tôi sẽ giám sát các sản phẩm trên thị trường. Các loại bánh Trung thu quá hạn sử dụng sẽ không được phép bày bán, cơ sở nào bày bán bánh quá hạn sử dụng sẽ bị xử lý ngay", ông Cường nói.
Đại diện Sở Y tế cũng cho rằng, do sản xuất bánh theo thời vụ nên ngoài các cơ sở sản xuất lớn, có thương hiệu thì đến gần Tết Trung thu xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất bánh thủ công, nhỏ lẻ khó kiểm soát. Bên cạnh đó, cũng có tình trạng sản xuất bánh Trung thu giả về nhãn mác, chất lượng, nguồn gốc hay sản xuất bánh chỉ ghi hạn dùng đến ngày nào đó mà chưa ghi ngày sản xuất nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho biết: "Đối với vấn đề sản xuất, hiện nay chúng tôi đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về lượng bánh tồn. Việc báo cáo này sẽ phải hoàn tất trước ngày 20 Âm lịch".
Theo ông Khánh, thường lượng bánh Trung thu tồn, ế sau ngày rằm Trung thu sẽ được các cơ sở sản xuất tìm cách giải phóng bằng nhiều cách. "Hàng tồn có thể được họ bán đại hạ giá cho người có nhu cầu hoặc có nơi mang đi các tỉnh bán với giá rẻ. Việc này họ được quyền, nếu sản phẩm còn hạn sử dụng. Còn việc thu hàng tồn về để tái chế biến thành sản phẩm khác thì tôi nghĩ không có đâu", ông Khánh phân tích.
Tuy nhiên, vị cán bộ này cũng thừa nhận, không thể giám sát được việc các cơ sở sản xuất thanh lý và tiêu hủy bánh Trung thu ế.
"Các cơ quan chức năng chỉ xử lý hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng quá đát, quá hạn sử dụng ghi trên bao bì. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất đang tự kê khai và tự chịu trách nhiệm việc xử lý, tiêu hủy bánh Trung thu tồn không tiêu thụ được", vị cán bộ này nói.
Theo Tú Anh - Trần Hoàng
Tiền phong
Gái gọi mở "chợ tình" trên Facebook Không chỉ tự trưng ảnh của mình lên mạng chào mời khách mua dâm, Huyền còn đưa thêm cả những ảnh của gái bán hoa khác lên facebook để quảng cáo và môi giới mại dâm. Và sau đó, khi khách đã chọn "hàng" thì Huyền sẽ thông báo mức giá mỗi lần mua dâm. ảnh minh họa Cách đây chưa lâu, Công...