Những chiêu trò dễ dính ở cây xăng
Một cư dân mạng bức xúc chia sẻ thủ đoạn thối tiền gian của nhân viên cây xăng: “Đổ xong 100 ngàn xăng, mình đưa tờ 500 ngàn. Anh chàng nhân viên cầm một cọc tiền bên tay phải, cố ý đếm và tách rõ ràng cho mình thấy 1, 2, 3, 4 tờ tiền 100 ngàn qua tay trái để thối lại rồi nhanh chóng định quay đi đổ xăng cho người khác. Theo phản ứng tự nhiên mình kiểm tra lại thì chỉ còn 3 tờ. Bị lật tẩy ngay nên hắn lặng lẽ đưa thêm một tờ.”
Dù quen hay lạ vẫn nên cảnh giác.
Thối tiền thiếu
Một cư dân mạng bức xúc chia sẻ thủ đoạn thối tiền gian của nhân viên cây xăng: “Đổ xong 100 ngàn xăng, mình đưa tờ 500 ngàn. Anh chàng nhân viên cầm một cọc tiền bên tay phải, cố ý đếm và tách rõ ràng cho mình thấy 1, 2, 3, 4 tờ tiền 100 ngàn qua tay trái để thối lại rồi nhanh chóng định quay đi đổ xăng cho người khác. Theo phản ứng tự nhiên mình kiểm tra lại thì chỉ còn 3 tờ. Bị lật tẩy ngay nên hắn lặng lẽ đưa thêm một tờ.”
Chiêu bài ở đây là cố ý đếm rõ ràng cho khách thấy số tiền thối lại, nhưng khi đưa tiền thối cho khách thì dùng ngón tay làm trò ảo thuật kéo giữ lại một tờ gộp chung vào cọc tiền. Vì tai nghe, mắt thấy nên khách cứ thế yên tâm nhét tiền thối vào túi mà không biết mình bị lừa.
Cần đếm lại tiền thừa được thối để tránh gian lận
Kêu khách hàng dắt xe ra chỗ khuất bảng điện tử
Khi đông khách, nhân viên sẽ bắt bạn dắt xe lên chỗ khuất bảng điện tử, nếu không để ý người tiêu dùng có thể mất tiền như chơi. Mỗi lần như vậy bình xăng sẽ hụt khoảng 1/3 so với lượng tiền bỏ ra để mua xăng. Ví dụ như mua 60 ngàn là đầy bình thì lúc xong nhìn bảng đo chỉ được 2/3 bình.
Khi không thể quan sát được bảng điện tử, cách tốt nhất là khách hàng nên để nhân viên trạm xăng thực hiện nhiệm vụ. Còn mình nên rời chỗ khuất để quan sát, hành động này sẽ khiến nhân viên nào muốn gian lận cũng khó thực hiện hoặc e ngại không dám làm.
Video đang HOT
Đứng khuất bản điện tử thế này thì chẳng thấy gì
Một nhân viên bơm xăng, một nhân viên tranh thủ bấm
Một trong những chiêu thức gian lận được nhiều nhân viên của các cây xăng áp dụng là bấm số “ảo” nhằm qua mắt người tiêu dùng. Trong lúc một nhân viên đổ xăng, một nhân viên khác sẽ đứng áp sát khu vực đồng hồ điện tử để quan sát, khi có cơ hội thuận tiện sẽ bấm thật nhanh cho đồng hồ chạy lên con số mà khách hàng muốn đổ.
Những trạm xăng quá đông đúc rất dễ xảy ra gian lận
Khách hàng cần lưu ý khi thấy cây xăng có đến hai nhân viên tại một trạm , mà một nhân viên chỉ đứng không làm việc thì nên cẩn thận đề phòng, nếu không muốn mất tiền oan.
Bấm cò
Chiêu ăn gian này chuyên áp dụng cho những khách hàng đổ xăng theo số tiền chẵn như 30.000, 40.000, 50.000 đồng,… Nếu khách hàng vào cây xăng yêu cầu đổ 50.000 đồng thì khi đổ tới 30.000 đồng, nhân viên bán xăng chỉ cần bấm cò hai cái sẽ nhảy lên 50.000 đồng.
Đề tránh mánh khóe này thì chúng ta nên đổ xăng theo lít, còn nếu đổ xăng theo tiền thì tránh đổ chẵn tiền, số dễ ăn gian nhất là 35.000 đồng còn số khó ăn gian nhất là 31.000, 32.000, 45.000, 65.000 đồng.
Khách hàng cần cẩn thận với chiêu bấm cò
Đổ chồng
Với cách này, sau khi đổ xăng cho khách, đáng lẽ nhân viên phải reset máy trở về 0 để bơm cho xe khác. Nhưng ở những cây xăng gian họ sẽ không làm thế mà đổ đè lên số lượng xăng của xe vừa đổ. Giả dụ một khách hàng vừa đổ 30.000 đồng, sau khi đổ xong, tiếp tục có một khách hàng đổ 100.000 đồng, nhân viên sẽ kéo luôn dây và bấm cò cho xăng chạy tiếp tới 100.000 đồng thì ngừng chứ không phải là 130.000 đồng.
Khách hàng nên tránh cho phép “đổ chồng”
Một cán bộ quản lý thị trường cho hay, tại buổi kiểm tra rất bất ngờ khi phát hiện nhiều đinh ốc gắn kèm trên các cột bơm xăng tại đây. “Tôi nghi ngờ đinh ốc này được nhân viên bơm xăng sử dụng để phục vụ cho việc gác cò bơm xăng kênh lên. Với mục đích giữ cho máy bơm xăng ở chế độ chờ để bơm nối số để móc túi người tiêu dùng”, vị cán bộ này phân tích.
Ông Nguyễn Đắc Lộc- Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trả lời báo Tiền Phong: hiện nay chưa có quy định cụ thể, thậm chí chưa đưa vào chế tài nên hành vi nhân viên bán hàng xăng dầu gian lận bằng việc bán nối số chưa xử lý được. Theo ông Lộc, khi bơm xăng người tiêu dùng cần phải yêu cầu nhân viên đưa số về 0 trước khi bơm, hay đủ số lượng thì mới thanh toán.
Theo Đất Việt
Khai tử phải có lộ trình
Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc phục, cải tạo thì phải di dời, không cho hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng phải cân nhắc, tính toán một cách kỹ lưỡng.
Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc phục, cải tạo thì phải di dời, không cho hoạt động.
"Đồng ý với việc di dời các cây xăng ra ngoài khu vực nội thành, nhưng phải có lộ trình và tính toán, bởi sẽ gây khó cho người dân vì hiện nay các cây xăng trong khu vực nội thành Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu của người dân". Ông Trần Đắc Xuân - Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực 1 đã khẳng định như vậy trước đề xuất của Sở Công thương Hà Nội về "đóng cửa" một loạt cây xăng tại Hà Nội.
Ông có đồng ý với đề xuất của Sở Công thương Hà Nội về việc di dời, chấm dứt hoạt động của 12 cây xăng trên địa bàn, chủ yếu trong khu vực nội thành?
Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất này của Sở Công thương. Bởi hiện nay, có những cây xăng nằm ở vị trí không thuận lợi về giao thông, gần khu dân cư, hoặc thậm chí chưa đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định. Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc phục, cải tạo thì phải di dời, không cho hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng phải cân nhắc, tính toán một cách kỹ lưỡng.
Nếu đã mất an toàn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì còn phải tính toán gì nữa, thưa ông?
Sở dĩ phải tính toán vì hiện mật độ cửa hàng xăng dầu trong nội thành vốn đã rất thưa. Có lẽ chẳng đâu như Việt Nam khi mua xăng phải xếp hàng. Chưa kể, thời gian qua, khi thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng, cây xăng thường phải chịu thiệt, nhường cho các dự án khác, chứ không có chuyện dự án nhường cây xăng.
Một năm qua, các dự án mở đường, làm nhà cao tầng đã "lấy mất" 18 cây xăng. Nếu thực hiện việc dừng hoạt động một số cây xăng, chủ yếu trong khu vực các quận nội thành thì một số khu vực sẽ quá tải, ví dụ như cây xăng ở địa chỉ số 9 Trần Hưng Đạo.
Hoặc như khu vực quận Hoàn Kiếm hiện có 4 cây xăng, tất cả đều quá tải, nếu thực hiện như đề xuất của Sở Công thương, quận này sẽ mất đi thêm 1 cây xăng thì mức độ quá tải sẽ càng lớn. Có khi chỉ đến 15h chiều hàng ngày là hết xăng. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Do đó, việc "khai tử" cần cân nhắc, có lộ trình.
Vậy theo ông thì nên làm thế nào?
Hiện nay, 70% nhu cầu sử dụng xăng dầu là tại khu vực nội thành, trong khi các cửa hàng xăng dầu trong khu vực này chỉ chiếm 1/5 tổng số cây xăng trên toàn địa bàn thành phố. Người dân phải xếp hàng, chen chúc nhau mới mua được. Trong khi đó, ở khu vực các huyện ngoại thành, có những nơi, cây xăng dày đặc nhưng có người mua đâu.
Theo tôi, cần rà soát lại theo hướng tạo điều kiện cho những cây xăng khắc phục vi phạm để hoạt động tiếp, sau đó sẽ "khai tử" dần. Bởi nếu dừng ngay, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong vấn đề giải quyết vốn đầu tư, hợp đồng mua hàng, việc làm của người lao động... Trong khi, người dân có nhu cầu phải đi xa hơn, hoặc doanh nghiệp sản xuất phải mua xăng tích trữ giống như thời bao cấp. Đó là chưa kể đến tình huống sẽ "mọc" lên nhiều cây xăng bán thủ công thì càng nguy hiểm hơn.
Nhưng biết đâu, đề xuất của Sở Công thương lần này sẽ tạo điều kiện để quy hoạch mạng lưới cây xăng hợp lý hơn, an toàn hơn?
Để xây dựng một cây xăng trung bình phải mất 4 - 5 năm. Thậm chí, kể cả có trong quy hoạch thì quy hoạch đó cũng rất chung chung hoặc chỉ mang tính định hướng về khu vực chứ không cụ thể. Có khi tìm đến nơi thì mới biết vị trí đó lại thuộc đất dự án khác, chứ làm gì có đất "sạch" để xây dựng cây xăng.
Ngoài ra cũng cần tính đến tương lai, người dùng xe ô tô sẽ nhiều lên, những cửa hàng nhỏ, không đảm bảo hoạt động, ATGT... thì phải di chuyển, dừng hoạt động hoặc chỉ cung cấp xăng cho người đi xe máy và điều này cũng phải tính toán trong quy hoạch.
Cảm ơn ông!
Theo Giao Thông Vận Tải
Hà Nội "xóa sổ" 12 cây xăng Sở Công thương vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội "xóa sổ" 12 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn không đảm bảo điều kiện, quy chuẩn hiện hành trong tháng 10/2013. Sở Công thương Hà Nội vừa có báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện kế hoạch kiểm tra các cửa hàng kinh doanh...