Những “chiêu” tính toán CỰC HAY mà sách giáo khoa không hề có, mẹ dạy con kiểu gì bé cũng thành THẦN ĐỒNG
Có những mẹo tính toán hay giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách đơn giản hơn so với việc áp dụng các công thức được học trong sách giáo khoa.
Dưới đây là những mẹo tính toán hay giúp cho việc học của chúng ta trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Hãy chia sẻ điều này với bạn bè của mình nhé.
1. Đổi từ độ F sang độ C và ngược lại (con số không chính xác tuyệt đối)
Ảnh Internet
2. Bí quyết đơn giản với các phép nhân lớn
Ảnh Internet
Ảnh Internet
4. Bí quyết để nhớ được giá trị của số Pi
Bạn có thể nhớ được giá trị của số Pi bằng cách đếm các chữ cái trong câu: “May I have a large container of coffee” (3,1415926).
Ảnh Internet
5. Mẹo tính cộng trừ bằng phương pháp hình con bướm
Ảnh Internet
6. Bảng cửu chương nhân 9 có qui luật ngược chiều
Ảnh Internet
7. Cách nhân của học sinh Nhật Bản
Video đang HOT
Ảnh Internet
8. Cách tính phân số
Ảnh Internet
Những mẹo tính toán cực hay mà trường học không hề dạy bạn
Từ xa xưa, con người đã biết cách tính toán hay xác định thời gian bằng một số mẹo hết sức đơn giản. Hãy cùng khám phá những thủ thuật có vẻ đang bị lãng quên này.
1. Xác định thời gian còn lại trước khi mặt trời lặn
Ảnh Internet
Khép các ngón tay lại với nhau và đặt bàn tay sao cho mặt trời “nằm” trên ngón tay trỏ. Lúc này, hãy đếm số ngón tay từ mặt trời tới đường chân trời. Mỗi ngón tay tương ứng với khoảng 15 phút cho đến khi mặt trời lặn.
2. Biết số ngày trong một tháng
Ảnh Internet
Nắm bàn tay lại và đếm các tháng theo các khớp nối. Mỗi khớp nổi lên và đoạn lõm xuống nối khoảng cách giữ các khớp được tính là một tháng riêng biệt. Nếu bạn đếm trên một bàn tay, sau khi hết lượt, bắt đầu lại ở khớp nối của ngón tay trỏ. Tháng nằm trên khớp nổi thì có 31 ngày, còn nằm ở khoảng cách thì có 30 ngày hoặc ít hơn.
3. Biết mặt trăng đang tròn hay khuyết dần
Ảnh Internet
Để xác định giai đoạn của mặt trăng, hãy sử dụng ba chữ cái: D, O và C. Trăng tròn là O, trăng tròn dần là chữ D và chữ C là đang khuyết dần.
4. Kiểm tra chất lượng pin
Ảnh Internet
Thật dễ dàng để kiểm tra xem một cục pin còn dùng tốt hay không. Để pin rơi từ độ cao khoảng 1-2 cm, nếu nó nảy lên và rơi xuống có nghĩa là đã hết năng lượng.
5. Làm phép nhân với các ngón tay
Thông thường trẻ em có thể ghi nhớ dễ dàng các phép nhân với con số nhỏ, nhưng các phép nhân với các con số từ 6, 7… trở lên khiến không ít trẻ phải bối rối. Lúc này, bạn hãy dạy chúng cách đơn giản dưới đây.
Ảnh Internet
Xòe bàn tay trước mặt. Số mỗi ngón tay, bắt đầu từ ngón út, tương ứng với một số từ 6 đến 10. Theo đó, ngón út, ngón tay đeo nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái lần lượt đại diện cho số 6, 7, 8, 9 và 10.
Tính từ điểm kết nối hai ngón tay muốn làm phép nhân, số ngón tay nằm phía dưới đại diện cho hàng chục, nhân số ngón tay ở phía trên của hai bên lại sẽ ra số của hàng đơn vị. Ví dụ, để làm phép tính 78: có 5 ngón tay phía dưới; nhân 3 ngón tay bên trái với 2 ngón tay bên phải sẽ được kết quả là 6. Vậy, 78=56.
Ảnh Internet
Đối với phép tính nhân với 9, giữ các ngón tay hướng lên trên. Để nhân một số bất kỳ với 9, chỉ cần uốn cong ngón tay tương ứng. Các ngón tay nằm phía trước có nghĩa là hàng chục, phía sau là hàng đơn vị. Ví dụ: 79, số ngón tay phía trước là 6 và 3 ngón tay phía sau, chúng ta nhận được câu trả lời: 7 9 = 63.
6. Đo chiều dài
Ảnh Internet
Nếu bạn cần đo độ dài của một vật nhưng không có thước đo trong tay, bạn có thể sử dụng các ngón tay của một bàn tay. Với tỷ lệ của một người bình thường, khoảng cách giữa ngón tay cái và ngón trỏ khoảng 18 cm, khoảng cách giữa ngón cái và ngón út là khoảng 20 cm.
Tất nhiên, phương pháp này không hoàn toàn chính xác bởi mỗi người có một kích cỡ tay khác nhau. Tuy vậy, nó có thể rất hữu ích trong trường hợp cần đo một độ dài lớn với một chiếc thước nhỏ.
7. Đo độ của một góc
Ảnh Internet
Xòe các ngón tay càng rộng càng tốt và đặt bàn tay lên bề mặt bạn muốn đo. Ngón út nằm dưới cùng nghĩa là 0. Góc giữa ngón cái và ngón tay út sẽ đại diện cho 90, các góc giữa ngón út và các ngón tay khác là 30, 45 và 60.
Theo abaza
Chuyên gia ngôn ngữ chỉ ra hạn chế của phương pháp dạy tiếng Việt theo "Công nghệ giáo dục"
Đánh giá "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại rất công phu, nhưng GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - cho rằng, tài liệu này còn nhiều hạn chế.
GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Chưa phù hợp với năng lực của trẻ 6 tuổi người Việt
Giữa những tranh cãi trái chiều về tài liệu "Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại, ngày 13.9, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam đã tổ chức buổi thuyết trình khoa học để có cơ sở đánh giá việc dạy-học đánh vần tiếng Việt hiện nay.
Trong buổi thuyết trình này, GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, chuyên gia hàng đầu về ngữ âm học - đã có những phân tích, chỉ ra điểm hạn chế trong cuốn sách "Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại.
Toàn cảnh buổi thuyết trình khoa học do Viện Ngôn ngữ học tổ chức.
GS-TS Nguyễn Văn Lợi cho biết, ông không bàn đến việc đúng sai về mặt tâm lý sư phạm của các mô hình dạy học tiếng Việt từ âm đến chữ (chương trình Công nghệ giáo dục) và mô hình dạy từ chữ đến âm (cách dạy học tiếng Việt truyền thống), mà chỉ phân tích về mặt ngôn ngữ.
"Mô hình dạy đi từ âm đến chữ là đi từ trừu tượng đến cụ thể. GS Hồ Ngọc Đại và nhóm tác giả làm sách nhấn mạnh rất nhiều đến việc phân biệt âm là vật thật và chữ là vật thay thế. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng mối quan hệ giữa âm và chữ, vật thể và vật thay thế cũng chỉ mang tính chất tương đối...
Ngoài ra, sự hình thành kỹ năng nghe-nói-đọc-viết của trẻ diễn ra từ từ, trong quá trình phát triển có sự bắt chước từ cha mẹ và người xung quanh.
Trong tâm thức của trẻ 6 tuổi, hệ thống ngữ âm, âm vị học chưa thực sự hoàn thiện. Vốn từ của trẻ 6 tuổi chỉ khoảng vài ngàn từ. Vì vậy, việc dạy học và đánh vần đi từ trừu tượng đến cụ thể (phương pháp trong sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại) là chưa phù hợp với năng lực của trẻ 6 tuổi người Việt" - GS Nguyễn Văn Lợi nhận định.
Tài liệu Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại
Ông cho rằng, nếu dạy tiếng Việt theo phương pháp trong sách "Công nghệ giáo dục", người biên soạn phải giải thích các khái niệm trừu tượng, phức tạp của ngữ âm học bằng các từ ngữ khái niệm thông thường, điều này là không dễ.
Những vấn đề chuyên sâu về ngữ âm học này, kể cả người lớn không có kiến thức đầy đủ về ngữ âm học cũng rất khó để hiểu, chưa nói đến việc đem nó dạy cho trẻ 6 tuổi.
Ngoài ra, GS Nguyễn Văn Lợi cũng cho rằng tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" yêu cầu phân biệt giữa âm và chữ, nhưng chính các tác giả đã nhầm lẫn giữa các khái niệm âm với chữ, vần và âm...
"Tôi lấy làm tiếc khi qua hai vòng thẩm định của Hội đồng quốc gia mà tài liệu Công nghệ giáo dục lại vẫn còn những hạt sạn như thế"- GS Nguyễn Văn Lợi chia sẻ.
Về phát ngôn của những người làm sách, cho rằng học sinh dân tộc thiểu số học theo "Công nghệ giáo dục" chỉ vài tháng là đọc thông viết thạo, không viết sai chính tả, theo GS Lợi, điều này chưa được chứng minh bằng khảo nghiệm một cách khoa học, khách quan.
Sách có thể còn sạn, nhưng phương pháp dạy tốt
Trao đổi lại với những ý kiến của GS Nguyễn Văn Lợi, cô Bùi Thanh Hoa - Trường Đại học Tây Bắc - đặt ra vấn đề: Liệu có giải thích nào cho việc cách xác định âm và vần của sách "Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục" bị nhầm lẫn, nhưng kết quả cuối cùng là học sinh học theo sách vẫn viết được chính tả và đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Đặc biệt, những học sinh từng học chương trình "Công nghệ giáo dục" cũng có phản hồi là họ học rất vui, không hề cảm thấy áp lực, hay kiến thức khó hiểu.
Về điều này, GS Nguyễn Văn Lợi cho biết, ông đánh giá những hạn chế, ưu việt của tài liệu "Công nghệ giáo dục" đứng trên quan điểm của người nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu tiếng Việt, chứ không biết trong nhà trường dạy như thế nào.
GS Lợi cũng đưa ra một lý lẽ: "Cháu tôi không học đánh vần cũng đã đọc được chữ. Nên tôi nghĩ ở đây không cần một cơ sở ngôn ngữ học nào để giải thích cho việc cách dạy không phù hợp nhưng học sinh vẫn biết đọc, viết".
Trao đổi về những ý kiến này, GS-TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - cho rằng, trong thực tế, qua những lần thẩm định, các "hạt sạn" trong sách "Tiếng Việt lớp 1-Công nghệ giáo dục" đã được hội đồng thẩm định chỉ ra và nhóm làm sách đã tiếp thu, có những chỉnh sửa.
"Sắp tới thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, cuốn sách của GS Hồ Ngọc Đại sẽ chỉ dùng một thời gian nữa thôi. Còn muốn đưa vào trường giảng dạy cũng sẽ phải chỉnh sửa để phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới và được hội đồng thẩm định thông qua"- GS Nguyễn Văn Hiệp khẳng định.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong.vn
Yêu cầu cân nhắc một chương trình, nhiều bộ SGK Đổi mới, thí điểm, thực nghiệm trong giáo dục và sách giáo khoa trở thành những vấn đề làm nóng phiên họp ngày 12.9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi bàn về luật Giáo dục sửa đổi. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo về dự án luật GD sửa đổi tại phiên họp - ẢNH: QUANG KHÁNH Không...