Những chiêu hạ hỏa khác lạ của các cặp vợ chồng khi cãi nhau
Thấy vợ bắt đầu nóng mặt và cao giọng, anh Thành xuống bếp xách ngay túi rác đi đổ.
“Hai năm nay nhà tôi êm ấm hẳn nhờ chiêu này”, anh Thành, lập trình viên một công ty
Anh cho biết, hai vợ chồng anh đều nóng tính nên trước đây rất hay cãi nhau. Mỗi lần bất hòa, cả vợ và chồng đều gân cổ, văng vào mặt nhau đủ thứ lời chua cay. Sau một cuộc chiến khiến cả hai tổn thương nặng nề, cả tháng không nói với nhau câu nào, vợ chồng anh mới ngồi lại bàn nhau tìm cách để tình trạng này không xảy ra nữa.
“Từ đó, cứ khi nào thấy sắp có xung đột thì mình ra xách túi rác, vợ lấy ví giúi cho 50.000 đồng, thế là mình đi đổ rác xong thì ngồi trà đá nửa tiếng cho hạ hỏa rồi về. Khi ấy thường cả hai đều đã nguội hẳn và không còn muốn gây gổ nữa”, anh Thành chia sẻ.
Ảnh minh họa: Baylor.edu
Sau 10 năm chung sống, vợ chồng chị Nhi lại rút ra được chiêu giảm bớt thương tích khi tranh cãi là dùng tin nhắn hay nói chuyện qua điện thoại (bằng các ứng dụng cuộc gọi miễn phí).
“Lúc ấy mà đối mặt với nhau thì chỉ khiến lửa giận càng bốc nên tốt nhất là tách xa ra. Những bức xúc giữ trong lòng cũng không được nên cứ phải nói ra nhưng qua trung gian khác là chiếc điện thoại”, chị Nhi kể.
Theo lời chị, khi hai vợ chồng chuẩn bị lao vào cuộc chiến là anh xã sẽ chủ động rút êm về phòng khác. Sau đó, nếu chuyện nhỏ thì chị sẽ nhắn tin nói hết bực bội, còn chuyện to hơn hay bức xúc hơn thì cả hai gọi điện cho nhau, dù đang ở cùng một nhà.
Video đang HOT
“Có hôm hai đứa hai phòng nhắn tin qua lại cãi nhau hết cả đêm, gần sáng mình ngủ thiếp đi, thức dậy thấy ông xã đã nằm cạnh vòng tay ôm rồi”, chị nói.
Nhà anh Điệp (Ba Đình, Hà Nội) thì đặt ra một nguyên tắc là: Cãi nhau phải xưng anh – em để vợ chồng không vượt quá giới hạn hay dùng những từ ngữ làm tổn thương nhau.
Anh Điệp kể, vợ chồng anh bằng tuổi, trước học cùng lớp nên bình thường có thể gọi nhí nhố như ‘ê cu’, ‘mẹ mướp’, ‘cậu’, ‘tớ’, thậm chí trước đây có lần cãi nhau còn xưng ‘mày’, ‘tao’. Nhưng sau lần đó, cả hai đều cảm thấy những từ này khiến họ hầu như quên mất mình đang là vợ chồng, đánh mất hết cả sự tôn trọng dành cho nhau.
“Bây giờ thì cãi nhau kiểu gì cũng phải ‘anh’ – ‘em’ đường hoàng. Cứ nghe vợ ngọt nhạt ‘Em bảo này’ là biết sắp có chuyện và phải sẵn sàng tranh luận nhưng là trên cơ sở có thiện chí chứ không phải hai đứa tranh giành phần thắng”, anh Điệp kể.
Thấy mình luôn là người khổ sở sau những lần cãi nhau với chồng bởi ông xã vô tâm, có khi ngáy o o trong khi vợ còn thổn thức, chị Hòađã tìm ra cách để dập tắt trận tranh cãi trước khi nó nổ ra.
“Cứ khi nào thấy mâu thuẫn lên cao là mình im lặng và tìm cớ đi ra ngoài, có khi chỉ là xách xe máy đi lòng vòng, ăn kem một mình, ghé mấy cửa hàng quần áo hoặc chui vào rạp chiếu phim xem… Khi cơn cáu giận xẹp xuống thì mới về nhà. Lúc đó, chồng có khi vẫn còn cáu nhưng mình đã bình tĩnh rồi, biết cái gì nên nói cái gì không nên anh xã cũng chẳng có cớ gì gây gổ nữa”, chị Hòa kể.
Chị cho biết, cũng từ khi thay đổi theo chiều hướng này, anh xã có vẻ cũng hạn chế cãi nhau hơn. “Không biết do ảnh hưởng từ sự đằm tính của mình hay do chồng xót ruột vì vợ tiêu tốn kém sau mỗi lần cãi vã”, chị Hòa đùa vui.
Anh Bình, lái xe cho một công ty về du lịchthì chia sẻ, chiêu duy nhất anh dùng suốt 10 năm nay để xoa dịu vợ là “xông vào ôm”. “Cái này mình nói với cô ấy từ hồi yêu cơ và cứ thế thực hiện thôi. Vợ chồng chín bỏ làm mười, tức giận với nhau làm gì. Tất nhiên có mâu thuẫn thì vẫn phải tìm cách nói cho nhau hiểu và dung hòa nhưng cũng không cần cao lời, chỉ trích”, anh thổ lộ.
Theo anh, chính sự nhún này khiến người vợ càng nể trọng chồng hơn chứ không hề “nhờn mặt” như nhiều nam giới vẫn tưởng.
Theo chuyên gia tâm lý Hà Khanh, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng, khi mâu thuẫn với nhau, nếu vợ chồng tìm được cách để kiềm chế nóng giận, hạ bớt cái tôi, biết lắng nghe “nửa kia” nói… thì sẽ tránh gây sứt mẻ và giữ gìn sự tôn trọng dành cho nhau. Những khúc mắc xảy ra trong gia đình không nên né tránh nhưng cả hai chọn lúc thích hợp và dùng lời lẽ tế nhị để bày tỏ ý kiến của mình thì không những dễ tìm ra được cách giải quyết, lại còn khiến hôn nhân bền chặt hơn.
TheoPhununews
Đừng đay nghiến chồng, tha thứ là cách tốt nhất để giữ hạnh phúc
Khi người ta không còn trẻ người ta biết chấp nhận và một cách luôn thản nhiên người ta đón nhận những sóng gió cuộc đời.
Người ta hiểu rằng sau cơn mưa chưa chắc sẽ là cầu vồng là nắng ấm rạng rỡ, sau cơn mưa có thể sẽ là triền miên những cơn mưa nối tiếp thậm chí còn là mưa to bão tố. Việc của những người không còn trẻ không phải là than trách số phận hẩm hiu than tiết trời u ám mây mù mà việc của họ là cầm ô mà đi là chấp nhận và vượt qua. Nếu không có ô điều bắt buộc là họ sẽ phải chạy, chạy thật nhanh.
Khi người ta không còn trẻ, người ta thường mang trên mình lớp vỏ bọc như loài cá ký sinh để gói ghém cất sâu những mong manh yếu đuối. Nói đúng hơn không ai muốn lựa chọn nó cho mình nhưng người ta không thể lúc nào cũng sống là chính mình bởi những gì người ta vẫn gọi là xã hội là lòng người.
Cuộc sống vốn phức tạp giữa những đổi thay của trắng-đen sáng-tối hay nó thực ra vô cùng giản đơn nhưng lòng người trắc ẩn đa đoan làm nó trở nên vuông tròn góc cạnh.
Khi người ta không còn trẻ, người ta không còn nông nổi những dại khờ ngày hôm qua, người ta không còn dành nhiều thời gian cho những cuộc vui thâu đêm suốt sáng cùng bạn bè nữa. Thay vào đó người ta thường trầm mình trong cô đơn bình yên. Không phải người ta thích cô đơn và không phải cô đơn lúc nào cũng đáng sợ như người ta vẫn nghĩ. Chỉ bởi người ta chọn cô đơn để được lặng là chính mình.
Và những người khi không còn trẻ, họ sẽ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Họ bắt đầu để ý thấy sợi tóc bạc của cha ngày một nhiều lên, đôi mắt mẹ cũng chằng chịt những nếp nhăn vết nám. Sau bao tháng năm của tuổi trẻ giờ họ mới lặng mình nhìn ngắm, ngồi đếm những khắc khổ trên khuôn mặt mẹ cha và thấy nhoi nhói nơi lồng ngực. Hóa ra bao lâu nay họ đã mải mê những bộn bề phố xá mà quên rằng bên cạnh mình thôi vẫn còn cần lắm những quan tâm.
Khi người ta không còn trẻ, tình yêu với người ta đã không còn là tất cả. Người ta san sẻ một phần cho tình yêu, một phần cho công việc, một phần cho gia đình và một phần cho chính bản thân mình. Người ta đã hiểu rằng trao đi yêu thương không phải lúc nào cũng sẽ nhận về những yêu thương sẽ có thể lắm chứ chỉ là một mình ta đơn phương. Người ta cũng hiểu rằng không phải cứ đối đãi với người bằng chân tâm thì sẽ nhận lại được từ người những chân tình. Đem cho đi yêu thương, niềm tin, sự tôn trọng để nhận lại về những dối gian, ganh tị.
Vậy thôi từ nay những người không còn trẻ sẽ sống thật điềm nhiên và an yên. Họ chẳng dễ dàng dại khờ tin vào tất cả. Vẫn cứ trao đi yêu thương và lòng tin như những ngày nào nhưng ít thôi còn giữ lại cho bản thân vài ba phần để lỡ có hụt hẫng vì lòng người đổi trắng thay đen thì cũng không bàng hoàng mất cả niềm tin nơi cuộc sống và cũng để sẽ mỉm cười cho qua, thôi ta lỡ trao nhầm người rồi...
Khi người ta không còn trẻ người ta nhận ra thật khó khăn để nhìn thấu lòng người. Phải chăng là đúng cho câu trả lời: trên đời có hai thứ không thể nhìn trực tiếp? Là mặt trời và lòng người.
Khi người ta không còn trẻ người ta giật mình nhớ về quãng tuổi thơ nơi mà việc khó quyết định nhất là hôm nay bây giờ chơi gì thì ở cái tuổi này người ta thấy khó khăn nhất là quyết định làm gì, bước tiếp hay dừng lại? Nhớ hay quên? Buông bỏ hay giữ mãi?
Tuổi thơ, nơi mà người ta dành để mong ước được lớn lên thì khi lớn rồi người ta lại dành cả quãng đời trưởng thành để mong mình bé lại. Một cánh diều ngược gió thả mình trên trời cao, đôi tay nới dần sợi dây để nâng cao cánh diều mà tưởng như ta nâng được cả bầu trời vời vợi...
Khi người ta không còn trẻ người ta nhận ra tình yêu không phải chỉ là màu hồng. Tình yêu không phải chỉ cần hai người yêu nhau là đủ. Để nắm tay nhau đi hết cuộc đời mỗi tình yêu còn cần cả sự hy sinh và lắng nghe, hy sinh cái tôi của riêng mình và lắng nghe cái tôi của một người.
Người ta hiểu rằng tình yêu tuổi trẻ đã không đi đến đâu là do ta chưa từng biết lắng nghe, nghe để lắng để thấu và hiểu. Cái tôi tuổi trẻ của ai cũng thật lớn thật to và vì nó không ít người đã bỏ lỡ một mối tình thật đẹp.
Khi người ta không còn trẻ người ta biết chấp nhận và một cách luôn thản nhiên người ta đón nhận những sóng gió cuộc đời. Người ta hiểu rằng sau cơn mưa chưa chắc sẽ là cầu vồng là nắng ấm rạng rỡ, sau cơn mưa có thể sẽ là triền miên những cơn mưa nối tiếp thậm chí còn là mưa to bão tố. Việc của những người không còn trẻ không phải là than trách số phận hẩm hiu than tiết trời u ám mây mù mà việc của họ là cầm ô mà đi là chấp nhận và vượt qua. Nếu không có ô điều bắt buộc là họ sẽ phải chạy, chạy thật nhanh.
Theo ST/Phununews
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang yêu đúng cô gái của đời mình Nếu tình yêu của hai bạn xuất hiện khoảng 70% những điều sau đây thì xin chúc mừng! Bạn là chàng trai vô cùng may mắn khi đã tìm được cô bạn gái trong mơ của mình nhé. 1. Yêu bạn vì bạn là chính bạn Bạn có thể không có style ăn mặc như những ngôi sao Hàn Quốc, có thể mọi...